Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) đã tạo nền móng cho các nghiên cứu sau này, Ho và Saunders còn tiếp tục phát triển thêm về mô hình, theo đó, tỷ lệ thu nhập lãi thuần bao gồm chênh lệch lãi suất thuần và chênh lệch lại suất bù đắp cho chi phí lãi suất ngầm, chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc và rủi ro tín dụng.
Sau Ho và Saunders, McShane và Sharpe (1985) đã phát triển mô hình, theo đó rủi ro gắn liền với sự thay đổi ngắn hạn của lãi suất trên thị trường tiền tệ chứ không gắn với lãi suất huy động và cho vay. Allen (1988) xem xét đến tính đa dạng của các khoản vay và tiền gửi và cho thấy tỷ suất sinh lời lãi thuần túy có thể bị giảm do kết quả của sự đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Và theo nghiên cứu vào 1997 của Angbazo, bên cạnh các yếu tố như vị thế ngân hàng, rủi ro vỡ nợ, biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ, Angbazo còn xem xét ảnh hưởng của biến tương tác giữa rủi ro vỡ nợ và biến động lãi suất đến chênh lệch lãi suất thuần.
Nghiên cứu của Maudos và Guevara (2004) đã xem xét thêm yếu tố chi phí hoạt động. Và một nghiên cứu gần đây của Hawtrey và Liang (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần với các nước trong khối OECD trong giai đoạn từ 1987- 2001, tỷ lệ thu nhập lãi thuần chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sức mạnh thị trường, chi phí hoạt động, độ ngại rủi ro, biến động lãi suất, rủi ro tín dụng, giá trị những khoản vay, chi phí lãi suất ngầm và chất lượng quản lý.
Nghiên cứu của Garcia (2010), xác định các yếu tố quyết định chính của biên độ lãi suất ròng cho một nhóm phát triển và nước đang phát triển. Phương pháp GMM hồi quy dữ liệu bảng và cũng áp dụng chỉ số Lerner. Các kết quả được chia thành ba gồm toàn bộ mẫu, nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Kết quả chính cho rằng yếu tố quyết định chính của biên độ lãi suất ròng ở các nước phát triển bao gồm chi phí vận hành, an toàn vốn, rủi ro lãi suất, kích thước của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mức thuế. Trong khi đó, các yếu tố quyết định chính
của NIM ở các nước đang phát triển bao gồm an toàn vốn, rủi ro tín dụng, thanh toán lãi suất ngầm định, chi phí dự trữ, mức độ hiệu quả và mức độ của các loại thuế và trong đó chi phí hoạt động là biến quan trọng nhất.
Nassar (2014), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Honduras. Kết quả cho thấy chi phí hoạt động là những yếu tố quyết định quan trọng nhất, dự phòng cho vay khách hàng và khả năng thanh khoản có sự tác động cao đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay khách hàng/tiền gửi và lạm phát cũng có tác động tích cực. Ngược lại, độ tập trung của ngân hàng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tốc độ tăng trưởng kinh tế không có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Nghiên cứu Raharjo (2014) về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tại Indonesia trong giai đoạn 2008-2012, gồm các biến nội tại và bên ngoài ngân hàng thông qua hồi quy mô hình FEM. Kết quả cho thấy các yếu tố nội tại như tăng trưởng tài sản của ngân hàng, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh khoản có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, trong khi các yếu tố bên ngoài như sức mạnh thị trường, lạm phát và lãi suất thì chỉ có lạm phát là có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu ngoài nước
STT Yếu tố Tác động Nghiên cứu
1 Tăng trưởng tài sản -
Maudos và Guevara (2004); Demirguc- Kunt (2004); Liebeg và Schwaiger (2006); Raharjo (2014)
2 ROA + Raharjo (2014)
3 Chi phí hoạt động/thu
nhập hoạt động +
Schumacher (2000); Brock và Suarez (2000); Maudos và Guvera (2003); Lieberg và Schwaiger (2006); Raharjo
(2014).
4 Tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu (CAR) +
McShane và Sharpe (1985); Brock vàSuarez (2000); Raharjo (2014).
5 Tỷ lệ cho vay/tổng tài
sản +
Brock và Suarez (2006); Manurung và Anugrah (2013); Raharjo (2014).
6 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư
nợ +
Angbazo (1997); Raharjo (2014).
7 Tăng trưởng tín dụng + Claeys và Vennet (2008).
8 Dự phòng cho vay/dư
nợ cho vay -
Brock và Suarez (2000); Angbazo (1997); Kunt và Huizinga (1999).
9 Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi/thu nhập hoạt động -
Irini Kalluci (2010).
10 Chi phí lãi suất ngầm +
Maudos và Solis (2009); Saunders và Schumacher (2000); Maudos và Guevara (2004).
11 Lạm phát +
Brock và Suarez (2000); Bennaceur và Omran (2011); Raharjo (2014); Gelos (2009).
12 Tăng trưởng kinh tế
(GDP) -
Garcia (2010); Bernake và Gertler (1990); Gelos (2009).