Các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các biến nghiên cứu

3.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được chọn là biến NIM - tỷ lệ thu nhập lãi thuần, số liệu được lấy từ BCTC của các đối tượng nghiên cứu.

3.2.2. Các biến độc lập

Nhóm yếu tố vĩ mơ, tác giả đề xuất đưa vào mơ hình gồm 2 biến là GDP (tốc độ

tăng trưởng kinh tế), INF (lạm phát). Kỳ vọng tác động âm của GDP và tác động dương của lạm phát đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Nhóm yếu tố vi mơ, tác giả đưa ra các nhóm biến như sau:

- Tăng trưởng tín dụng của mỗi NHTM: hoạt động cho vay vẫn là hoạt động

chính của các ngân hàng, do đó, cần thiết đánh giá tác động hoạt động này đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

- Tỷ lệ dự phòng cho vay và ứng trước khách hàng/cho vay và ứng trước khách hàng: thể hiện chất lượng tín dụng của các ngân hàng, đây là một trong những thực trạng hiện hữu trong giai đoạn 2006-2015 khi các khoản nợ cần trích lập dự phịng tăng khá mạnh. Do đó, cần phải xem xét chất lượng tín dụng đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, với kỳ vọng về tác động dương đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên: theo Rose (1999) khi cạnh tranh trên thị

trường tín dụng gia tăng và các khoản vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngồi lãi. Những khoản phí này củng cố tổng nguồn thu, giúp tăng thu nhập rịng cho cổ đơng của ngân hàng. Do đó, cần đánh giá tác động của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và kỳ vọng tác động âm trong mối quan hệ này.

- Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động: yếu tố này thể hiện chất lượng

quản lý của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Angbazo (1997) và Maudos & Guevara (2004), khi tỷ lệ này tăng có nghĩa là một sự suy giảm chất lượng quản lý và sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Do đó, cần đánh giá yếu tố này để tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM cổ phần Việt Nam

trong 2006-2015.

- Cơ cấu nguồn vốn: mơ hình đề xuất đưa vào biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng

tài sản và tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng/tổng tài sản, nhằm xem xét việc sử dụng địn bẩy tài chính và đánh giá hoạt động cho vay đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần và kỳ vọng về tác động dương đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

- Khả năng thanh khoản: đề xuất vào mơ hình chỉ số khả năng thanh khoản và

chỉ số liên ngân hàng, kỳ vọng mức độ tác động ngược chiều đối với NIM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)