CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
4.1.1. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển khi tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tăng 77,8% đạt 21,3 tỷ USD, số thực tế giải ngân là 8 tỷ USD gần gấp 2 lần so với 2006. GDP trong năm 2007 đạt đến 8,46% cao nhất trong 10 năm từ 2006-2015. Đến 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí tài chính sẽ gia tăng gánh nặng trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nợ xấu tại các ngân hàng, bong bóng bất động sản bắt đầu giảm dần. Giai đoạn này, khủng hoảng tài chính thế giới đã bắt đầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam, GDP năm 2008 chỉ tăng 6,31%. Năm 2009, Chính phủ triển khai chính sách tiền tệ nới lỏng và các gói kích thích kinh tế nhằm kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng GDP chỉ tăng 5,32%.
Hình 4.1: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tốc độ tăng trưởng kinh tế 2006-2015
Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC tác giả tổng hợp
Từ 2010 đến 2012, sau khi kích thích kinh tế cùng hàng loạt các chính sách hỗ trợ thì nền kinh tế trong năm 2010 đã phục hồi và GDP đạt 6.78%. Tuy nhiên, trong năm 2011, một mặt kinh tế vẫn tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, mặt khác với chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 nhằm kiểm soát lạm phát đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP năm 2011 chỉ còn 5.89% và tiếp tục giảm trong năm 2012 chỉ còn 5.03%, mặc dù trong năm 2012, NHNN đã thực hiện 5 lần giảm trần huy động nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, nhưng với độ trễ về mặt chính sách thì năm 2012 chính sách này vẫn chưa thể hiện rõ nét. Kinh tế Việt Nam từ 2013 – 2015 bước vào giai đoạn phục hồi đáng kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới, GDP tăng trưởng trở lại đạt 5,42% và đến 2015 đạt 6,68%.
Như vậy, trong giai đoạn 2007-2012, trong khi tăng trưởng GDP có dấu hiệu giảm dần từ 8.46% cịn 5.03% thì NIM bình quân của hệ thống ngân hàng lại có xu hướng tăng từ 3.34% lên 3.84%. Và trong khi GDP năm 2012 – 2015 tăng từ 5.03% lên 6.68% thì NIM của các ngân hàng lại giảm từ 3.84% còn 3.20%.
0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
4.1.2. Lạm phát
Năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tăng mạnh, tạo áp lực làm tăng giá trị của nội tệ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, do đó, NHNN đã mua rịng ngoại tệ, theo dữ liệu IFS của IMF thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam 2007 đạt 23,48 tỷ USD tăng 10,1 tỷ USD so với 2006. Tổng cung tiền M2 tăng 46,12%, tăng trưởng tín dụng tăng 53,89% so với 2006 chính điều này, lạm phát năm 2007 lên mức 12,63%. Theo NHNN, lãi suất huy đông và cho vay của các TCTD trong năm 2007 có sự biến động chủ yếu ở lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng, nhìn chung về cuối năm độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động có sự mở rộng. Áp lực về lạm phát tăng cao, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua nghiệp vụ thị trường mở NHNN đã phát hành tín phiếu Kho bạc thu về 20.730 tỷ đồng. Công cụ lãi suất cũng được tận dụng, từ 01/02/2008 đến 11/06/2008 lãi suất cơ bản tăng từ 8,75% lên 14%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7,5% lên 15% và lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6% lên 13%. Ngày 16/02/2008 NHNN ban hành quy định về trần lãi suất huy động ở mức 12%/năm. Cùng với thay đổi của các mức lãi suất điều hành từ NHNN, và một lượng tiền VND rút khỏi hệ thống đã làm nhu cầu vốn của các NHTM tăng, cụ thể là các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND khá cao từ 17,5% - 18,5%/năm, đây là giai đoạn rất căng thẳng về huy động vốn của hệ thống ngân hàng. NHNN ban hành Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN quy định lãi suất huy động và cho vay không được vượt quá mức bằng 150% lãi suất cơ bản từ 16/05/2008, lãi suất cơ bản lúc này là 12%/năm. Từ giữa 07/2008 thì tình hình đã dịu bớt, tổng phương tiện thanh toán sau thời gian đi ngang đã gia tăng trở lại trong quý 3/2008. Cũng trong giai đoạn 11/06/2008 – 21/10/2008, lãi suất cho vay VND cũng tăng liên tục, có lúc lên đến 21%/năm. Lạm phát cao nhất ở mức 28,3% vào tháng 8 và giảm dần, và đến tháng 10/2008 thì dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt đã rõ nét, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản tạo cơ sở để các NHTM giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Như vậy trong giai đoạn 2006-2008, khi lạm phát tăng cao nhưng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân
hàng lại giảm, tỷ lệ thu nhập lãi thuần bình quân 21 ngân hàng thuộc đối tượng nghiên cứu giảm từ 3,90% năm 2006 cịn 2,97% năm 2008.
Hình 4.2: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và lạm phát 2006-2015
Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC tác giả tổng hợp
Sau khi thực hiện loạt các biện pháp thắt chặt trong năm 2008 thì lạm phát đã hạ nhiệt chỉ cịn 6,52%. NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2010 và 2012 và chính sách tiền tệ thắt chặt trong 2011. Sau năm 2009, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì CPI bắt đầu tăng trở lại từ quý 4/2009, tuy nhiên NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng đến tháng 11/2010, các mức lãi suất điều hành được giữ nguyên so với năm 2009. Tổng phương tiện thanh toán bắt đầu gia tăng từ quý 2/2010, tín dụng cũng tăng chậm trong những tháng đầu năm, chỉ bắt đầu tăng từ nữa cuối năm 2010.Ngày 14/04/2010, kiểm soát lãi suất lại được tháo bỏ khi NHNN cho phép các TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận theo Thông tư 12/2010/TT-NHNN, quy định về trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản hết hiệu lực. Sau khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2009 và 2010 thì lạm phát bắt đầu quay trở lại và đạt mức 11,75%. Trước áp lực lạm phát, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngay từ đầu năm NHNN đã chỉ đạo các
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
TCTD kiểm sốt tăng trưởng tín dụng dưới 20%, đồng thời tăng các mức lãi suất điều hành. Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 chỉ tăng12,07%, mức tăng thấp nhất trong 5 năm từ 2007 – 2011, tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 14,33%, với độ trễ chính sách thì lạm phát bắt đầu giảm từ 08/2011 nhưng vẫn đạt đến mức 18,58% và cuối năm. Trong xu hướng tăng của lạm phát 2009-2011, tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng trong xu hướng tăng từ 2009 với 3.43% lên 4.21% năm 2011. Và sau khi lạm phát giảm từ 2012 đến 2015, tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng cũng trong xu hướng giảm từ 3.84% năm 2012 chỉ còn 3.20% năm 2015.
4.1.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng
Giai đoạn từ 2006 – 2007 là giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng ớ mức cao, năm 2006 là 25,44% và năm 2007 là 53,89% và năm 2008 với áp lực lạm phát, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, lãi suất có giai đoạn lên đến 21%, do đó gây áp lực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời thị trường bất động sản với đặc trưng chủ yếu là sử dụng nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất cao cũng bắt đầu đi xuống kể từ sau 2007.
Hình 4.3: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tăng trưởng tín dụng 2006-2015
Nguồn: BCTC, tác giả tổng hợp 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) Tăng trưởng tín dụng
NHNN cơng bố giá trị nợ xấu chính thức của toàn hệ thống các TCTD vào cuối quý 3/2011 là 82,7 nghìn tỷ đồng, bằng 3,31% tổng dư nợ và cao hơn so với cuối năm 2010 (2,16%).Tuy nhiên, theo NHNN tỷ lệ nợ xấu thực tế vào cuối tháng 6/2011 là 6,62% tổng dư nợ. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm vay nợ, Fitch Ratings, đánh giá tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13% theo Chuẩn mức Kế toán Quốc tế (IAS). Trích lập dự phịng rủi ro (DPRR) tính đến 30/9/2011 bằng 47,85% giá trị nợ xấu chính thức (Nguyễn Xuân Thành, 2016).
Lần thắt chặt chính sách tiền tệ đáng kể nhất trong giai đoạn 2006 – 2015 là năm 2011, cũng như năm 2008, lãi suất cũng tăng liên tục từ cuối năm 2010 đến hết năm 2011, gây áp lực lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, thị trường bất động sản tiếp tục gánh chịu sức ép từ chi phí tài chính tăng mạnh chỉ trong vịng 3 năm.
Hình 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ dự phòng/cho vay 2006-2015
Nguồn: BCTC, tác giả tổng hợp
Tình trạng nợ xấu tại các TCTD, gây ra những rủi ro tiềm tàng và cũng là một trong những nguyên nhân chính để thành lập Công ty Quản lý Tài Sản Việt Nam (VAMC) được thành lập vào năm 2013. Ngành ngân hàng đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
cải thiện trong chất lượng tài sản.
4.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động
Trong giai đoạn 2006 – 2015, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động của các ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi 2006 tỷ lệ này chỉ có 36.74% thì đến 2015 là 55.62%. Đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2015 khi tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động tăng từ 42.81% lên 55.62% thì NIM bình quân của các ngân hàng giảm từ 4.21% cịn 3.20%.
Hình 4.5: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động 2006-2015
Nguồn: BCTC, tác giả tổng hợp