sau khi quy hoạch
2.4.3.1. Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được thu thập chắt lọc từ tài liệu gốc của xã, huyện và tỉnh.
- Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như: Dân cư (dân số, thành phần dân tộc); Cơ cấu xã hội (xã, thôn, nhóm hộ, hộ gia đình); Nghề nghiệp, việc làm các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị trường giá cả . . .) được tổng hợp theo mục đích của đề tài.
- Nhóm tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất rừng được tổng hợp với các chỉ tiêu về diện tích, trữ lượng rừng.
- Đối với diện tích được tổng hợp từ lô, khoảnh đến tiểu khu và phân theo trạng thái.
- Trữ lượng được tính toán thông qua các chỉ tiêu trữ lượng bình quân/ha của trạng thái.
2.4.3.3. Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề
- Thông tin được tổng hợp cho phân tích các hệ thống canh tác theo hệ thống bảng, bản đồ phân chia 3 loại rừng và phân cấp rừng phòng hộ, xây dựng bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1:10.000 được kết hợp giữa khảo sát hiện trường và tính toán nội nghiệp. Sau đó được chuyển hoạ lên bản đồ tại hiện trường.
- Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp.
2.4.3.4. Tổng hợp phân tích các cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường
- Tổng hợp các tài liệu thu thập được bằng phương pháp kế thừa số liệu và tổng hợp các bảng phỏng vấn hộ gia đình (phỏng vấn 30 hộ) để có được kết quả về cơ chế chính sách tại địa phương có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Phân tích thị trường: Thực hiện kết phương pháp phân tích thị trường có sự tham gia với phương pháp phân tích tổng hợp các yếu tố thị trường bao gồm các chỉ tiêu: Kinh tế - thị trường, sinh thái - môi trường, tổ chức - xã hội, khoa học - công nghệ.
- Đánh giá quản lý rừng bền vững theo “Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững”, bao gồm 10 tiêu chuẩn theo phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân và thực tế tại địa phương.
2.4.3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Ứng dụng phần mềm Excel 7.5 để tính các chỉ tiêu đường kính bình quân, chiều cao bình quân, thể tích cây, trữ lượng lâm phần và các chỉ tiêu liên quan khác.
2.4.3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
* Phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố chi phí và kế quả là độc lập tương đố và không chịu tác động của nhân tố thời gian, mục tiêu dầu tự và biến động của giá trị đồng tiền.
Công thức tính:
- Tổng lợi nhuận: P = TN - Cp (3.1)
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: PPC = .100
P C
P
(3.2)
- Hiệu quả đầu tư: PV = .100 V
P
dt
(3.3) Trong đó:
P là lợi nhuận trong một năm TN là tổng thu nhập trong 1 năm
CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 năm Vdt là tổng vốn đầu tư trong năm
Ngoài ra còn có thể dùng các công thức tính sau:
- Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Tổng số doanh thu - thuế
(3.4) Diện tích dùng vào SXKD
- Doanh thu trên một đồng vốn = Tổng số doanh thu - thuế
(3.5) Tổng số vốn SXKD
* Phương pháp động:
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel 7.0.
Các tiêu chuẩn:
- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
NPV = n 0 t t t t ) i 1 ( C B (3.6) Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)
Btlà giá trị thu nhập ở năm t (đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng) i là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi
n 0 t t t t ) i 1 ( C B = 0 thì i = IRR (3.7)
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.
BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
BCR = CPV BPV i C i B n t t t n t t t 1 1 ) 1 ( ) 1 ( (3.8)
Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) n là số đại lượng tham gia vào tính toán
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.
2.4.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm : - Hoạt động của Lâm trường tuân thủ theo pháp luật. - Những đóng góp về mặt xã hội của Lâm trường.
- Quyền lợi của người dân địa phương nhận được từ Lâm trường. - Quan hệ của Lâm trường đối với người dân địa phương.
2.4.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả về môi trường
Việc đánh giá hiệu quả môi trường mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá vai trò của rừng đối với chức năng giữ đất, giữ nước, chống xói mòn dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trúc rừng, độ che phủ của rừng trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 3:
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý
Lâm trường Yên Sơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang và cách thị xã Tuyên Quang 40 km về phía Đông Bắc. Lâm trường nằm trong phạm vi địa lý:
21o45’ đến 21o55’30” độ Vĩ Bắc 105o15’ đến 105o30’ độ Kinh Đông Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Tiến, Kiến Thiết huyện Yên Sơn - Phía Nam giáp huyện Sơn Dương.
- Phía Đông giáp huyện Định Hoá - Thái Nguyên. - Phía Tây giáp sông Lô.
Thuộc địa bàn khu vực ATK bao gồm các xã : Phú Thịnh, Công Đa, Thái Bình, Tiến Bộ, Đạo Viện, Trung Sơn, một phần xã Kiến Thiết, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh và Kim Quan.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồi núi cao bị nhiều suối, khe chia cắt phức tạp. Độ cao trung bình là 350 m, trong đó có đỉnh Pù Liềng cao 694 m. Đồi núi dốc, độ dốc trung bình là 30o, độ dốc lớn nhất là 45o.
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất thuộc khu vực nhiên cứu chủ yếu là đất Feralit phát triển trên nền đá mẹ sa phiến thạch và phiến thạch sét, đất thường có màu nâu và vàng nhạt, tầng đất mặt dày trung bình 70 – 80 cm. Nhìn chung độ màu mỡ của đất đai ở
mức độ trung bình, độ che phủ đạt 90,9%. Cá biệt có một số địa điểm trong khu vực đất bị xói mòn, nghèo kiệt.
3.1.4. Khí hậu
- Khí hậu của khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
- Khu vực thường có gió bão từ tháng 7 đến tháng 8, sương muối từ tháng 11 đến tháng 12.
- Nhiệt độ bình quân : 22 - 25oC, tối đa 39 - 400C. Nhiệt độ tháng thấp nhất : 12 - 140C.
- Lượng mưa tập trung vào tháng 7 - tháng 8, lượng mưa bình quân đạt 1.700 - 1.800 mm, lượng mưa bình quân tháng cao nhất: 230 mm. Lượng mưa bình quân tháng thấp nhất : 100 mm.
- Độ ẩm trung bình khoảng 80%.
3.1.5. Thuỷ văn
Trong khu vực có 2 hệ thống sông là : Sông Lô và sông Phó Đáy, cùng với hệ thống suối lớn nhỏ thường tạo ra các đợt lũ vào mùa mưa làm ách tắc giao thông, thiệt hại hoa màu, cây trồng. Hết mùa mưa một số dòng suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
3.1.6. Tài nguyên thực vật rừng
Trong diện tích đất Lâm trường quản lý, có rừng tự nhiên và rừng trồng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, tài nguyên thực vật rừng trong vùng quản lý rất đa dạng và phong phú. Trong đó, tầng tán chính trong rừng tự nhiên vẫn còn nhiều cây gỗ lớn như Táu, Sến, Đinh, Lim…, các loài thuộc họ tre, nứa; đối với tầng tán chính của rừng trồng chủ yếu là Mỡ, Bồ đề đã được khai thác
và Keo lai mới được đưa vào trồng nhiều trong những năm gần đây. Dưới tán rừng là tầng cây bụi và thảm tươi, gồm rất nhiều loài cây thuộc các họ như: Cà phê, Trúc đào, họ Sim mua, họ Thầu dầu… Ngoài ra, tham gia vào tầng tán rừng còn có các quần phiến dây leo, quần phiến cây phụ sinh, quần phiến cây kí sinh.
3.1.7. Tài nguyên động vật rừng
Tài nguyên động vật rừng trên địa bàn cũng phong phú với nhiều loài chim thú khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa phát hiện những loài quý hiếm trong sách đỏ của quốc gia và quốc tế.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Tình hình dân số, dân tộc của địa phương và lao động của Lâm trường
Đất đai Lâm Trường Yên Sơn quản lý thuộc địa bàn 9 xã nằm trong khu vực ATK với 26.672 nhân khẩu, 11.954 lao động, mật độ dân số phân bố không đều, phần lớn dân số tập trung sống ở ven đường quốc lộ 379 và quốc lộ 2C, còn một bộ phận dân số sống theo vùng xen kẽ những khe lạch nhỏ rải rác từ 5 đến 7 hộ thành một làng nhỏ.
Dân tộc: Gồm các dân tộc chủ yếu: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 25,3%, Tày chiếm 25%, các dân tộc khác chiếm 49,7%, hầu hết các dân tộc đã định cư lâu dài. Nhìn chung do địa hình đồi núi phức tạp và tập quán canh tác giản đơn, sản xuất nông nghiệp đơn thuần nên phần lớn các hộ dân trong địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua đã có một phần hỗ trợ của Nhà nước để khai hoang, các công trình thuỷ lợi, cứng hoá kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, từ đó dẫn đến đời sống tạm đủ ăn. Còn một bộ phận nhỏ như dân tộc H'Mông, dân tộc Nùng do trình độ dân trí thấp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn hạn chế nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, hàng năm còn thiếu ăn từ 1-2 tháng.
Lao động của Lâm trường: Tổng số lao động là 178 người (96 nam và 82 nữ). Trong đó số lao động trực tiếp là 146 người và 32 người là lao động gián tiếp. Trình độ học vấn của lao động trong lâm trường cũng phân bố tương đối phức tạp, trong đó trình độ tiểu học có 17 người, trình độ trung học cơ sở là 88 người và trình độ trung học phổ thông là 73 người. Về trình độ chuyên môn, bậc công nhân là 146 người, trình độ sơ cấp là 7 người, trung cấp là 15 người, trình độ đại học là 10 người, không có ai có trình độ trên đại học.
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội
- Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn Lâm trường quản lý có hệ thống đường khá phát triển gồm: Quốc lộ 379 và quốc lộ 2C đi từ thị xã Tuyên Quang qua Lâm trường đi sang huyện Sơn Dương. Ngoài ra, Lâm trường còn có hệ thống đường lâm nghiệp phân bố trên hầu hết các đội sản xuất.
Trụ sở chính của Lâm trường nằm ở xã Trung Sơn là một công trình nhà ba tầng khang trang gồm nhiều phòng ban chức năng riêng rất thuận tiện điều hoà công việc và trao đổi. Ở trụ sở chính của Lâm trường còn có một dãy nhà khách và hai dãy nhà tập thể mới được sửa chữa lại. Bên cạnh đó ở các đội sản xuất đều có nhà cho công nhân làm việc.
- Về y tế và chăm sóc sức khoẻ
Trong địa bàn Lâm trường quản lý có 1 bệnh viện đa khoa (bệnh viện An toàn khu) nằm cách trụ sở Lâm trường 1km đi về hướng thị xã Tuyên Quang. Bệnh viên có 15 bác sỹ, 52 y tá và y sỹ. Mặc dù số lượng và chất lượng trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu thốn gây ảnh hưởng đến công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng người dân trong khu vực, nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo từ cấp tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ y bác sỹ của bệnh viện, nên nhìn chung bệnh viện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám và chữa một số bệnh thông thường cho người dân địa phương.
Trong những năm gần đây, huyện Yên Sơn dưới sự chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang đã và đang nỗ lực xây dựng bưu điện và nhà văn hoá xã. Một số xã đã có nhà văn hoá cấp 4, có ti vi, đài để nghe tin tức và ngay tại trụ sở Lâm trường, huyện Yên Sơn đã xây dựng một trạm thu phát chuyển tiếp truyền hình góp phần đảm bảo cho người dân trong khu vực bắt được sóng từ đài truyền hình Trung ương. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để đồng bào, đặc biệt là các đồng bảo dân tộc thiểu số chưa phát triển có điều kiện nắm bắt, trao đổi thông tin, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương đề ra. Từ đó trình độ dân trí trong khu vực không ngừng nâng cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng như vậy nhưng ở một số bản ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện văn hoá còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng phần nào đến công tác tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá nói chung cũng như công tác bảo vệ rừng nói riêng.
- Về giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn Lâm trường quản lý có 15 trường học, trong đó bậc tiểu học là 9 trường, bậc trung học cơ sở là 3 trường, trung học là 1 trường và 2 trường mẫu giáo. Số học sinh đến trường chiếm tỷ lệ tương đối cao. Với đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình với công việc giảng dạy, đồng thời hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp tỉnh đội ngũ giáo viên này thường xuyên được cử đi học các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy. Với chính sách khuyến