Các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 47 - 57)

Các yếu tố kinh tế luôn được hỗ trợ và điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật, những chính sách, những chỉ thị, nghị quyết, nghị định của Nhà nước có liên quan đến phát triển lâm nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế còn bao gồm những định hướng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi, các chương trình phát triển lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trung du miền núi nói chung. Dưới đây là một số chính sách chính có liên quan đến xây dựng rừng theo tiêu chuẩn QLRBV.

4.1.1.1. Luật Đất đai (2003)

Qua điều tra đánh giá tại Lâm trường, chúng tôi nhận thấy lâm trường đã thực hiện theo luật Đất đai như sau:

- Theo điều 11của Luật Đất đai, Lâm trường đã thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất. Đồng thời trong quá trình thực hiện các phương án sử dụng đất Lâm trường luôn thực hiện đúng quyền và

nghĩa vụ của mình, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người dân xung quanh và môi trường sinh thái.

- Lâm trường đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người được giao đất lâm nghiệp theo điều 105, 107, 110, 112 của Bộ Luật Đất đai. Đồng thời căn cứ vào những quy định trong điều 31 để quyết định giao đất lâm nghiệp.

- Lâm trường đã xác định đất chủ yếu để sử du ̣ng vào sản xuất lâm nghiệp gồ m đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vê ̣ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiê ̣m về lâm nghiệp như theo điều 13 quy định Đất lâm nghiê ̣p của Bộ Luật Đất đai.

4.1.1.2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004)

Cũng giống như thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng được Lâm trường triển khai tốt:

- Lâm trường đã tiến hành phân chia và giao đất cho những đối tượng được giao đất lâm nghiệp lâu dài và quy đất lâm nghiệp để giao ổn định lâu dài cho các đối tượng (Điều 22,23,24,59).

- Theo điều 4, Lâm trường đã thực hiện phân chia rừng theo mục đích sử dụng chủ yếu thành 2 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Lâm trường đã đề ra những quy định buộc phải thực hiện đối với các chủ rừng khi tiếu hành sản xuất kinh doanh rừng tự nhiên, rừng trồng (Điều 55, 60).

- Lâm trường quy định việc khai thác các loại đặc sản rừng ở rừng sản xuất cũng như ở các loa ̣i rừng khác phải tuân theo quy đi ̣nh của Nhà nước về quản lý, bảo vê ̣, phát triển và sử du ̣ng đặc sản rừng (Điều 55).

- Lâm trường được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng (Điều 65,66,68).

4.1.1.3. Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ

- Lâm trường đã và đang thực hiện sắp xếp lại theo hướng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hạch toán theo cơ chế thị trường (Mục a khoản 2 Điều 3).

- Hiện nay, Lâm trường đang xây dựng đề án thực hiện sắp xếp đổi mới lâm trường theo khoản 1 Điều 4. Theo đó, Lâm trường Yên Sơn sẽ chuyển đổi thành Công ty lâm nghiệp Yên Sơn.

- Lâm trường đang thực hiện khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, trồng và khai thác rừng có hiệu quả theo điều 5 khoản 3.

- Lâm trường đang thực hiện sử dụng lao động theo Điều 10.

- Lâm trường đã và đang tiến hành áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và tham gia liên kết nghiên cứu với các đơn vị nghiên cứu (Điều 11).

4.1.1.4. Tiểu chuẩn quản lý rừng bền vững

Tuy chưa chính thức ký kết tham gia thực hiện 10 tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững nhưng Lâm trường cũng đã và đang thực hiện được một số tiêu chuẩn của quản lý rừng bền vững như:

- Tiêu chuẩn 1: Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành của Nhà nước và những Hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết đồng thời tuân theo những tiêu chuẩn và tiêu chí của FSC Việt Nam.

Thực hiện tại Lâm trường: Các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của Lâm trường luôn tuân thủ tất cả các luật pháp của Nhà nước, của địa phương và cả những yêu cầu của chính quyền; đóng góp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản thu khác; Những diện tích rừng quản lý đã được bảo vệ chống khai thác bất hợp pháp, lấn chiếm và hoạt động trái phép khác. Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ tại lâm trường còn nhiều hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao; chưa thực hiện được quản lý rừng theo các hệ thống công ước Quốc tế do chưa được tiếp cận, tập huấn.

- Tiêu chuẩn 2: Những quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất. Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thực hiện tại Lâm trường: Lâm trường Yên sơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ranh giới đã được đóng mốc. Trong quá trình

hoạt động Lâm trường giải quyết tốt những mâu thuẫn tranh chấp đất đai xảy ra với người dân địa phương.

- Tiêu chuẩn 3: (Quyền của người dân địa phương) Những quyền hợp pháp theo phong tục của người dân sở tại về quản lý sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng.

Thực hiện tại Lâm trường: Quản lý rừng tại Lâm trường không lấn chiếm, xâm lấn hoặc làm giảm tài nguyên rừng ở những nơi đất rừng được giao cho nhân dân sở tại; Đối với những diện tích đất lâm nghiệp của người dân chỉ khi họ hợp đồng hoặc uỷ quyền với Lâm trường thì mới tiến hành tổ chức các biện pháp kinh doanh.

- Tiêu chuẩn 4: (Mối quan hệ của cồng đồng và quyền của công dân) Những hoạt động kinh doanh rừng có tác động duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.

Thực hiện tại Lâm trường: Trong công tác quản lý rừng, Lâm trường luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế cho công nhân cũng như người dân địa phương tham gia theo các hợp đồng giao khoáng đất rừng; luôn chú trọng tới lâm nghiệp cộng đồng như: Tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân trong vùng… - Tiêu chuẩn 5: (Những lợi ích từ rừng) Những hoạt động quản lý rừng, kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.

Thực hiện tại Lâm trường: Sản xuất kinh doanh rừng trong giai đoạn vừa qua, Lâm trường luôn hướng tới mục tiêu quản lý rừng bền vững về kinh tế cũng như môi trường, xã hội. Nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nên trong một số hoạt động của Lâm trường như hoạt động khai thác, chế biến còn gây tổn hại đến nguồn sản phẩm khác của rừng và các yếu tố liên quan đến xã hội môi trường. - Tiêu chuẩn 6: (Tác động môi trường) Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất

đai, những hệ sinh thái, sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương duy trì các chức năng sinh thái vẹn toàn của rừng.

Thực hiện tại lâm trường: Mặc dù là Lâm trường sản xuất kinh doanh nhưng diện tích rừng tự nhiên ở lâm trường chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên trong quá trình quản lý rừng Lâm trường cũng đã chú trọng và thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, không gây tác động xấu ảnh hưởng tới môi trường và công đồng. Tuy nhiên, tại Lâm trường vẫn chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn các biện pháp làm giảm tác động đến môi trường và xã hội như các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, các biện pháp làm giảm tác hại do khai thác.

- Tiêu chuẩn 7: (Kế hoạch quản lý) Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.

Thực hiện tại Lâm trường: Đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn và trong từng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến Lâm trường vẫn chưa có những chuyên đề nghiên cứu và áp dụng cụ thể.

- Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá: Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường, xã hội của những hoạt động ấy.

Thực hiện tại Lâm trường: Mặc dù trong các phương án tổ chức kinh doanh của Lâm trường đều xác định thời điểm kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công tác kiểm tra đánh giá còn chưa được sát thực. Bên cạnh đó do hạn chế về mặt chuyên môn nên việc đánh giá tác động đến môi trường và xã hội chưa đầy đủ và chính xác.

- Tiêu chuẩn 9: (Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao) Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến

rừng có giá trị bảo tồn cao luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa.

Thực hiện tại Lâm trường: Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng do lâm trường quản lý đều không đạt được rừng có giá trị bảo tồn cao.

- Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên.

Thực hiện tại Lâm trường: Xác định được các loại cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa cũng như phù hợp với chức năng các loại rừng. Đối với rừng phòng hộ ưu tiên sử dụng cây bản địa như Giổi, Trám…; đối với rừng sản xuất ưu tiên chọn các loài cây sinh trưởng phát triển nhanh nhưng hạn chế tối đa tác động đến đất và môi trường như Keo, Bồ đề, Mỡ… Lâm trường cũng luôn chú trọng đến các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh. Các biện pháp thường dùng ưu tiên hạn chế thấp nhất việc sử dụng các hoá chất độc hại.

Trên đây mới đối chiếu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường với 10 tiêu chuẩn , chưa có điều kiện đối chiếu với các tiêu chí và chỉ số.

4.1.1.5. Thị trường lâm sản

Thị trường nói chung và thị trường nguyên liệu gỗ nói riêng hoạt động theo những quy luật khách quan và được điều chỉnh bởi quy luật cung cầu. Vì vậy muốn bán được sản phẩm và thu lãi cao thì người sản xuất phải có những nhận thức cơ bản về hàng hoá, thị trường hiện tại và những biến đổi của thị trường tương lai. Theo Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 thì nhu cầu về gỗ nhất là gỗ lớn trong công nghiệp và gỗ nhỏ cho sản xuất bột giấy là rất lớn cụ thể được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 4.1: Dự báo nhu cầu gỗ quốc gia từ nay đến năm 2020 (đơn vị: 1.000m3) 2005 2010 2015 2020 Gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng 5.373 8.030 10.266 11.993 Gỗ nhỏ sản xuất và nhân

tạo, dăm gỗ xuất khẩu 2.032 2.464 2.922 1.682

Nhu cầu gỗ nhỏ cho sản

xuất bột giấy 2.568 3.388 5.271 8.283

Gỗ trụ mỏ 90 120 160 200

Từ biểu trên cho thấy, nhu cầu về lâm sản của quốc gia trong những năm tới là rất lớn. Nhu cầu của các loại lâm sản đều tăng nhanh theo từng giai đoạn. Vì vậy, các tỉnh đều phải dự đoán được nhu cầu lâm sản cho tỉnh mình để từ đó đề ra các giải pháp nhằm cung ứng đủ cho nhu cầu đó.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy An Hoà – Tuyên Quang, 2003 thì nhu cầu lâm sản của tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới như sau [33]:

Biểu 4.2: Dự báo nhu cầu gỗ tỉnh Tuyên Quang (đơn vị 1.000 m3)

Loại lâm sản 2006 2007 2008 2009 2010 - 2020 Gỗ (m3) T.nứa (tấn) Gỗ (m3) T.nứa (tấn) Gỗ (m3) T.nứa (tấn) Gỗ (m3) T.nứa (tấn) Gỗ (m3) T.nứa (tấn) Ng.liệu giấy 295,5 117 394 156 492,5 195 492,5 195 492,5 195 Nhu cầu khác 15 5 15 5 15 5 15 5 15 5 Tổng 310,5 122 409 161 507,5 200 507,5 200 507,5 200

Kết quả biểu trên cho thấy nhu cầu lâm sản của tỉnh Tuyên Quang từ 2009 đến năm 2020 rất lớn. Nguyên nhân là do từ năm 2009 nhà máy giấy An Hoà được đưa vào hoạt động.

Theo số liệu điều tra năm 2006 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang [34], thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng ở tỉnh Tuyên Quang được thống kê ở phụ biểu 21.

Từ phụ biểu 21 cho thấy, giá bán gỗ trên thị trường ở các đơn vị thu mua sản phẩm khác nhau đưa ra giá mua sản phẩm cũng khác nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể là do ảnh hưởng phần nào của chi phí vận chuyển. Đối với gỗ nguyên liệu dùng để chế biến đồ gỗ, mỗi đơn vị thu mua sản phẩm gỗ đều đưa ra giá cả khác nhau đối với từng loại gỗ. Còn đối với gỗ nguyên liệu giấy, hầu như giá mua vào của mỗi đơn vị đều như nhau cho các loại gỗ chỉ trừ Công ty cổ phần lâm sản Tuyên Quang đưa ra giá mua vào khác nhau cho 3 loại gỗ Keo, Mỡ. Bồ đề khi mua gỗ ở Chiêm Hoá.

Mặc dù Tuyên Quang không phải là tỉnh có tỷ lệ rừng tự nhiên lớn, song thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trên toàn tỉnh diễn ra cũng rất sôi nổi, giá bán một nhóm gỗ nguyên liệu rừng tự nhiên được thống kê ở biểu sau:

Biểu 4.3: Đơn giá một số nhóm gỗ nguyên liệu rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: Đồng/m3

Tên nhóm gỗ Đơn vị tính

Đơn giá thanh toán trên hoá đơn có giá tài nguyên Gỗ xẻ

Có VAT Chưa VAT

Sến, táu mật m3 4.500.000 4.090.909 Giổi, Chò chỉ m3 5.800.000 5.272.727

Sang lẻ m3 4.500.000 4.090.909

Gỗ nhóm IV m3 3.000.000 2.727.273

Re, Gội, Vàng tâm m3 5.000.000 4.545.455

Gỗ nhóm V m3 2.400.000 2.181.818

Gỗ nhóm VI m3 2.400.000 2.181.818

Gỗ nhóm VII m3 2.600.000 2.363.636 Gỗ nhóm VIII m3 1.700.000 1.545.455

Đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh rừng việc định giá bán cho mỗi loại sản phẩm gỗ cũng có vai trò rất quan trọng. Từ kết quả điều tra tài nguyên của Lâm trường kết hợp với tham khảo giá thị trường lâm sản trong

khu vực Giám đốc lâm trường Yên Sơn đã đưa ra thông báo giá bán gỗ nguyên liệu giấy và gỗ chế biến của lâm trường như sau:

Biểu 4.4: Biểu giá bán sản phẩm gỗ chế biến của Lâm trường Yên Sơn

Gỗ Mỡ Gỗ Bồ đề Đường kính (cm) Giá bán (đ/m3) Đường kính (cm) Giá bán (đ/m3) 11 – 12 350.000 14 – 15,9 400.000 13 – 14 430.000 16 – 17,9 450.000 15 – 17,9 540.000 18 – 19,9 500.000 18 – 24,9 650.000 20 – 24,9 600.000 25 – 29,9 800.000 > 25 650.000 > 30 900.000

Biểu 4.5: Biểu giá bán sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy của lâm trường Yên Sơn

Gỗ nguyên liệu giấy Giá bán (đ/m3) Mỡ Bồ đề

Gỗ thẳng đường kính >14 cm 320.000 320.000

Gỗ cong queo 272.000 272.000

Mặc dù giá bán sản phẩm được đưa ra cho hai loại gỗ Mỡ và gỗ Bồ đề, nhưng trong những năm tới Lâm trường không còn gỗ Bồ đề để khai thác. Vì vậy, sản phẩm gỗ chủ yếu của lâm trường trong thời gian tới là gỗ Mỡ.

Qua đánh giá phân tích thị trường gỗ rừng Mỡ bằng phương pháp phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)