Qua số liệu điều tra ở Lâm trường và khảo sát ngoài thực địa, hiện trạng sử dụng đất đai theo chức năng của lâm trường như sau:
Biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
STT Hạng mục tích (ha) Diện Tỷ lệ
(%) Ghi chú
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.857,38 100,00
A Đất nông nghiệp 5.773,18 98,56
I Đất sản xuất nông nghiệp 1,90 0,03
II Đất lâm nghiệp 5.603,30 95,66 1 Rừng phòng hộ 626,20 10,69 1.1. Rừng tự nhiên 222,90 3,81 1.2 Rừng trồng 403,30 6,89 2 Rừng sản xuất 4.977,10 84,97 2.1. Rừng tự nhiên 2.936,74 50,14 1) IIIA1 936,50 15,99 2) IIIA2 726,50 12,40 3) IIA,B 842,60 14,39 4) Tre nứa 431,14 7,36 2.2 Rừng trồng 2.040,36 34,83 1) Bồ đề 61,50 1,05 2) Keo lai 872,77 14,90 3) Mỡ 1.106,09 18,88 III Đất khác 1,41 0,02
B Đất phi nông nghiệp 62,5 1,07
1 Đất trụ sở lâm trường 3,37 0,06 2 Đất có mục đích công cộng 6,42 0,11 3 Đất sông ngòi, suối, … 52,71 0,90
C Đất chưa sử dụng 188,27 3,21
1 Đất bằng chưa sử dụng 10,55 0,18 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6,85 0,12 3 Đât núi đá không có rừng cây 4,3 0,07 4. Đất rừng trồng sản xuất chưa sử dụng 166,57 2,84
Qua biểu 3.1 cho thấy hầu hết diện tích đất tự nhiên thuộc sự quản lý của lâm trường được sử dụng vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp với 5.733,18 ha chiếm tỷ lệ 98,56% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích này không phân bố đều giữa đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất lâm nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,90 ha so với 5.603,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp. Do vậy, sản xuất nông nghiệp hầu như không tham gia vào cơ cấu sản xuất kinh doanh của lâm trường mà sản xuất lâm nghiệp mới là cơ cấu sản xuất chính của lâm trường.
Cũng theo biểu 3.1 cho thấy, trong tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp không có đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ rất nhỏ chỉ chiếm 10,69%, còn lại chủ yếu là đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ 84,97% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất có rừng là 4.977,10 chiếm 96,76% tổng diện tích đất rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng tự nhiên 2.936,74 chiếm 59,01% chủ yếu là các trạng thái IIIA1, IIIA2, IIA, IIB và rừng tre nứa. Từ kết quả kế thừa số liệu của Lâm trường Yên Sơn kết hợp với kết quả khảo sát ngoài thực địa hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của lâm trường được thống kê theo biểu sau:
Biểu 3.2. Hiện trạng rừng tự nhiên
TT Trạng thái rừng S(ha) M (m 3) ha M/ ___ M 1 IIIA1 936,50 73 69.001 2 IIIA2 726,50 113 82.276 3 IIA, IIB 842,60 45 38.060
4 Tre nứa 431,14 5000 cây/ha 2155700 cây
(S là diện tích của các trạng thái rừng, M là trữ lượng lâm phần, ___M là trữ lượng rừng bình quân trên 1ha; M là tổng trữ lượng rừng)
Với kết quả tổng hợp ở biểu 3.2 cho thấy trữ lượng rừng tự nhiên hiện tại của lâm trường vẫn còn tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng
IIIa1, IIIa2, ước tính trữ lượng khoảng 151.277 m3. Trạng thái rừng IIA, IIB là rừng đang phục hồi trữ lượng còn nhỏ nhưng đã đạt được trữ lượng 45 m3/ha, loại rừng này vẫn đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển mạnh nên trữ lượng sẽ tăng trong những năm tới. Ngoài ra, trữ lượng rừng tự nhiên của lâm trường còn được chú ý tới là trạng thái rừng tre nứa có trữ lượng lớn với mật độ 5.000 cây/ha, trữ lượng rừng này cùng với trữ lượng rừng gỗ sẽ là những tiềm năng lớn góp phần vào sự thành công của quá trình sản xuất kinh doanh của lâm trường.
Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên ở trên, tính đến cuối năm 2006 lâm trường Yên Sơn có tổng diện tích rừng trồng là 2.040,36 ha chiếm 40.99% tổng diện tích rừng sản xuất. Đây là diện tích đáng kể không những góp phần vào việc nâng cao độ che phủ của rừng trong khu vực mà còn là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chính của Lâm trường trong những năm qua.
Cho đến nay có 3 loài cây trồng được Lâm trường sử dụng chủ yếu trong công tác trồng rừng là: Mỡ, Bồ đề, Keo lai. Trong đó, rừng trồng Mỡ chiếm diện tích lớn nhất 1.106,09 ha chiếm 54,21% tổng diện tích rừng trồng. Rừng trồng Keo lai cũng chiếm diện tích tương đối lớn bao gồm 872,77 ha, chiếm tỷ lệ 42,78% tổng diện rừng trồng. Còn lại diện tích rất nhỏ là rừng trồng Bồ đề chỉ có 61,5 ha. Đây là diện tích rừng được để lại với vai trò cảnh quan phòng hộ ven đường. Tuy nhiên, tất cả diện tích rừng Keo lai hiện nay của Lâm trường vẫn còn nhỏ trữ lượng không đáng kể. Nhưng theo điều tra tính toán, dự đoán sản lượng của lâm trường thì 2 năm nữa rừng Keo lai mới có thể khai thác, khi đó trữ dự tính là 124,482 m3/ha. Như vậy, có thể nói rằng Mỡ đang là đối tượng kinh doanh chính của lâm trường với ưu thế vượt trội về diện tích rừng trồng.
Qua tổng hợp và phân tích số liệu, chúng tôi thống kê hiện trạng rừng trồng Mỡ của Lâm trường như sau:
Biểu 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng trồng Mỡ
STT Cấp
tuổi Tuổi Năng trồng Diện tích
M (m3) M/ha M 1 I &II < 5 > 2001 0,00 0,000 2 III 5 - <7 2001 - 2002 219,03 74,700 16.361,541 3 IV 7 - <9 1999 - 2000 194,03 71,640 13.900,309 4 V 9 - <11 1997 - 1998 210,87 80,980 17.076,253 5 VI 11 - <13 1995 - 1996 195,47 99,938 19.534,920 6 VII 13 - <15 1993 - 1994 215,49 117,080 25.229,569 7 15 1975 - 1992 71,20 137,658 9.801,250 Tổng 1106,09 101.903,842
Biểu 3.3 cho thấy:
Từ năm 2003 trở lại đây lâm trường không còn trồng Mỡ nữa. Do vậy, rừng Mỡ hiện nay của lâm trường đều từ 5 tuổi trở lên. Trong đó, ngoài diện tích rừng Mỡ lớn hơn 15 tuổi có diện tích nhỏ là 71,02 ha, diện tích còn lại có phân bố đồng đều từ 194,03 ha đến 219,03 ha tương ứng với từ cấp tuổi III đến cấp tuổi VII.
Tổng trữ lượng rừng Mỡ của Lâm trường là tương đối lớn 101.903,842 m3. Trong đó, không kể rừng Mỡ tuổi lớn 15 khả năng tăng trưởng chậm nên trữ lượng tăng không đáng kể, còn các cấp tuổi khác rừng đang còn trong quá trình sinh trưởng phát triển mạnh nên trữ lượng rừng Mỡ sẽ còn tăng lên nhiều trong thời gian tới. Đặc biệt, hiện nay Lâm trường đanh tiến hành dự án thử nghiệm chuyển hoá rừng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn, trữ lượng rừng Mỡ sẽ càng tăng lên nhiều nữa.