Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 96)

4.2.3.1. Trồng rừng

Theo biểu quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng đất không có rừng được đưa vào trồng rừng nguyên liệu.

Đối tượng: Chủ yếu là đất rừng sau khai thác.

Cơ cấu cây trồng của lâm trường trong thời gian tới gồm 2 loại cây là Keo lai và Mỡ.

Diện tích: Diện tích trồng Keo là 955,12 ha, Mỡ là 365,52 ha. a. Kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng

* Keo lai

- Kỹ thuật trồng rừng + Xử lý thực bì

Trước khi tiến hành trồng rừng, thực bì cần được xử lý, tuỳ theo từng loại thực bì mà có các biện pháp xử lý khác nhau:

 Đối với thực bì thưa, thấp thì thì tiến hành pháp trắng, dọn sạch theo băng rộng 2 m, xếp thực bì theo đường đồng mức.

 Đối với thực bì rập rạp thì phát trắng toàn diện và đốt. Nơi được phép đốt phải làm đường ranh cản lửa rộng 5 - 8 m ngăn cách với xung quanh. Khi đốt phải chọn ngày nắng to, lặng gió và luôn chú ý đảm bảo an toàn. Hiện trường sau khi đốt được dọn sạch, những thực bì chưa cháy hết thì gom lại thành đống hay băng để đốt tiếp.

+ Xử lý đất

 Làm đất cục bộ theo phương pháp cuốc hố thủ công, kích thước 40x40x40 cm, cuốc hố theo đường đồng mức. Hố được quốc theo mật độ trồng rừng, việc quốc hố phải hoàn thành trước khi trồng rừng 30 ngày để tiêu diệt nấm bệnh.

 Lấp hố, bón lót: được tiến hành trước khi trồng 8 – 10 ngày khi bón xong thì sử dụng phân NPK (5/10/3): 300 g/hố. Dùng cuốc cào lớp đất mặt xung quanh xuống ½ thể tích hố sau đó đổ lượng phân xuống và trộn đều với đất trong hố. Sau đó cào đất xung quanh lấp đầy hố, vun lên thành hình mâm xôi.

+ Trồng rừng

 Tiêu chuẩn cây con: Cây Keo có tuổi xuất vườn từ 3,5 - 5 tháng, chiều cao từ 25 – 35 cm, D00: 0,2 – 0,3 cm. Hình thái cây xanh tốt, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối.

 Thời vụ trồng: Vụ xuân (tháng 3 – 5), vụ thu (8- 15/9) với mật độ 1.660 cây/ha.

 Kỹ thuật trồng: Chọn ngày râm mát, đất trong hố đủ ẩm thì đem cây đi trồng, dùng cuốc đào một lỗ ở giữa tâm hố, sâu hơn bầu cây từ 2 - 3 cm, dùng dao nhọn rạch vỏ bầu, sau đó đặt bầu cây giữa hố đã moi. Dùng đất nhỏ lấp ½ chiều cao bầu và từ từ kéo nhẹ vỏ bầu lên và tiếp tục vun đất vào, ấn chặt đất xung quanh bầu cây sau đó vun cao hình mâm xôi.

 Trồng dặm: Sau khi trồng chính từ 8 -10 ngày phải tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành trồng dặm.

- Chăm sóc rừng trồng: Chăm sóc rừng trồng Keo: 3 năm 7 lần + Năm thứ 1: Chăm sóc 3 lần

 Chăm sóc lần 1: (sau khi trồng 1 tháng đến 2 tháng) thực hiện các công việc:

 Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống lại cây bị đổ hoặc bị đất vùi.

 Dẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6 – 0,8 m.

 Chăm sóc lần 2: (Sau khi chăm sóc lần một 2 tháng) thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống cây bị đổ.

 Chăm sóc 3: (vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch), thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống cây bị đổ.

+ Năm thứ 2: Chăm sóc 3 lần

 Chăm sóc lần 1:

 Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn cây, chống cây bị đổ.

 Dẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6 – 0,8 m, kết hợp bón phân NPK (loại có tỷ lệ 5:10:3), dùng cuốc cào một rạch theo hình vành

khuyên dài 80 cm, rộng 10 cm, sâu 10 – 12 cm cách gốc cây 75 cm về phía trên dốc, rắc đều 200 gam NPK xuống rạch và lấp kín đất.

 Chăm sóc lần 2: (vào tháng 6 hoặc tháng 7) thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn, chống cây bị đổ.

 Chăm sóc 3: (vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch), thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn, chống cây bị đổ.

+ Năm thứ 3: Chăm sóc 1 lần vào tháng 3 - 4, thực hiện công việc sau: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, tỉa những cành ở phía dưới gốc cây đã giao tán, chống lại cây bị đổ, tỉa bớt 1 cành ở cây 2 thân.

* Mỡ

- Kỹ thuật trồng rừng + Xử lý thực bì

Trước khi tiến hành trồng rừng, thực bì cần được xử lý, tuỳ theo từng loại thực bì mà có các biện pháp xử lý khác nhau:

 Đối với thực bì thưa, thấp thì thì tiến hành pháp trắng, dọn sạch theo băng rộng 2 m, xếp thực bì theo đường đồng mức.

 Đối với thực bì rập rạp thì phát trắng toàn diện và đốt. Nơi được phép đốt phải làm đường ranh cản lửa rộng 5 - 8 m ngăn cách với xung quanh. Khi đốt phải chọn ngày nắng to, lặng gió và luôn chú ý đảm bảo an toàn. Hiện trường sau khi đốt được dọn sạch, những thực bì chưa cháy hết thì gom lại thành đống hay băng để đốt tiếp.

+ Xử lý đất

 Làm đất cục bộ theo phương pháp cuốc hố thủ công, kích thước 30x30x30 cm, cuốc hố theo đường đồng mức. Hố được quốc theo mật độ trồng rừng, việc quốc hố phải hoàn thành trước khi trồng rừng 30 ngày để tiêu diệt nấm bệnh.

 Lấp hố, bón lót: được tiến hành trước khi trồng 8 – 10 ngày khi bón xong thì sử dụng phân NPK (10/5/5): 300 g/hố. Dùng cuốc cào lớp đất mặt xung quanh xuống ½ thể tích hố sau đó đổ lượng phân xuống và trộn đều với đất trong hố. Sau đó, cào đất xung quanh lấp đầy hố, vun lên thành hình mâm xôi.

+ Trồng rừng

 Tiêu chuẩn cây con: Cây Mỡ có tuổi xuất vườn từ 4 - 6 tháng, chiều cao từ 25 – 50 cm, D00: 0,3 – 0,5 cm vào vụ xuân và chiều cao 60 – 100 cm, D00: 0,6 – 1 cm vào vụ thu. Hình thái cây xanh tốt, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối.

 Phương thức trồng thuần loài bằng cây con có bầu.

 Thời vụ trồng: Vụ xuân (tháng 3 – 5), vụ thu (8 - 15/9) với mật độ 2.500 cây/ha.

 Kỹ thuật trồng: Chọn ngày râm mát, đất trong hố đủ ẩm thì đem cây đi trồng, dùng cuốc đào một lỗ ở giữa tâm hố, sâu hơn bầu cây từ 2 - 3 cm, dùng dao nhọn rạch vỏ bầu, sau đó đặt bầu cây giữa hố đã moi. Dùng đất nhỏ lấp ½ chiều cao bầu và từ từ kéo nhẹ vỏ bầu lên và tiếp tục vun đất vào, ấn chặt đất xung quanh bầu cây sau đó vun cao hình mâm xôi.

 Trồng dặm: sau khi trồng chính từ 8 - 10 ngày phải tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành trồng dặm.

- Chăm sóc rừng trồng: Chăm sóc rừng trồng Mỡ: 4 năm 9 lần + Năm thứ 1: Chăm sóc 3 lần

 Chăm sóc lần 1: (sau khi trồng 1 tháng đến 1,5 tháng) thực hiện các công việc:

 Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống lại cây bị đổ hoặc bị đất vùi.

 Chăm sóc lần 2: (Sau khi chăm sóc lần một 2 tháng) thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống cây bị đổ.

 Chăm sóc 3: (vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch), thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, chống cây bị đổ.

+ Năm thứ 2: Chăm sóc 3 lần

 Chăm sóc lần 1:

 Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn cây, chống cây bị đổ.

 Dẫy cỏ, xới vun gốc đường kính rộng 0,6 – 0,8 m, kết hợp bón phân NPK (loại có tỷ lệ 5:10:3), dùng cuốc cào một rạch theo hình vành khuyên dài 80 cm, rộng 10 cm, sâu 10 – 12 cm cách gốc cây 75 cm về phía trên dốc, rắc đều 200 gam NPK xuống rạch và lấp kín đất.

 Chăm sóc lần 2: (Sau khi kết thúc chăm sóc lần một 2 tháng), thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn, chống cây bị đổ.

 Chăm sóc lần 3: (vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch), thực hiện các công việc: Phát sạch dây leo, cây bụi, cỏ dại, gỡ dây cuốn, chống cây bị đổ.

+ Năm thứ 3: chăm sóc 2 lần

 Chăm sóc lần 1 (vào tháng 3 – 4) thực hiện công việc: Phát dọn toàn bộ thực bì cạnh tranh cây trồng, gỡ dây cuốn.

 Chăm sóc lần 2 (vào tháng 8 đến tháng 9) thực hiện công việc: Phát dọn toàn bộ thực bì cạnh tranh cây trồng, gỡ dây cuốn.

+ Năm thứ 4: chăm sóc 1 lần (vào tháng 5 hoặc tháng 6) thực hiện công việc: Phát dọn toàn bộ thực bì cạnh tranh cây trồng, gỡ dây cuốn.

Căn cứ vào tiềm lực của lâm trường, đất đai tài nguyên hiện có, căn cứ vào nhiệm vụ của lâm trường trong 10 năm tới chúng tôi đề xuất kế hoạch thực hiện trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng mới như sau:

Biểu 4.9: Tiến độ trồng, chăm sóc bảo vệ rừng mới

ĐVT: ha

Năm

Trồng rừng Chăm sóc, bảo vệ rừng

Keo lai Mỡ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Keo lai Mỡ Keo lai Mỡ Keo lai Mỡ Keo lai Mỡ

2008 80 45 80 45 80 45 80 45 45 2009 86,57 45 86,57 45 86,57 45 86,57 45 45 2010 143 40 143 40 143 40 143 40 40 2011 106,10 40 106,10 40 106,10 40 106,10 40 40 2012 115,80 41,78 115,80 41,78 115,80 41,78 115,80 41,78 41,78 2013 210,37 2,12 210,37 2,12 210,37 2,12 210,37 2,12 2,12 2014 202,20 6,65 202,20 6,65 202,20 6,65 202,20 6,65 6,65 2015 80 12,35 80 12,35 80 12,35 80 12,35 12,35 2016 86,57 7,30 86,57 7,30 86,57 7,30 86,57 7,30 7,30 2017 143 6,07 143 6,07 143 6,07 143 6,07 6,07

Qua kế hoạch thực hiện kế hoạch trồng rừng ở trên nhận thấy diện tích trồng mỡ hàng năm nhỏ. Nguyên nhân là do hầu như diện tích rừng Mỡ hiện tại ở lâm trường đều được tiến hành chuyển hoá thành rừng cung cấp gỗ lớn, chỉ còn lại diện tích rất nhỏ chủ yếu là rừng thuộc cấp đất IV, V được quy hoạch thành rừng cung cấp gỗ nhỏ nên được tiến hành khai thác sớm hơn. Đối với những diện tích rừng này sau khi khai thác tiến hành trồng rừng lại ngay bằng chính loài cây đó.

Đối với kế hoạch trồng rừng Keo lai, trong những năm đầu diện tích trồng cũng nhỏ nguyên nhân là do trong những năm này Keo lai vẫn chưa đến tuổi khai thác, diện tích trồng Keo lai trong những năm này chủ yếu được quy hoạch từ đất chưa sử dụng.

Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế có liên quan, định mức chi phí có liên quan, định mức chi phí sản xuất kinh doanh, định mức lao động của lâm trường, giá cả thị trường của địa phương. Chúng tôi dự tính đầu từ cho trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng mới cho từng năm được tổng hợp ở biểu sau:

Biểu 4.10: Tổng hợp vốn trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng mới ĐVT: Triệu đồng Năm Keo lai Mỡ Tổng Diện tích (ha) Vốn đầu tư Nhân công (công) Diện tích (ha) Vốn đầu tư Nhân công (công) Nhân công (công) Tổng vốn đầu tư/năm Trồng rừng C/sóc, b/vệ N1 C/sóc, b/vệ N2 C/sóc, b/vệ N3 Tổng Trồng rừng C/sóc, b/vệ N1 C/sóc, b/vệ N2 C/sóc, b/vệ N3 C/sóc, b/vệ N4 Tổng 2008 80 442,3 310,0 355,3 116,9 1.224,5 24.392,0 45 256,9 235,6 285,9 129,7 43,7 951,8 1.8594,0 42.986,0 2.176,3 2009 86,57 478,6 335,4 384,5 126,5 1.325,0 26.395,2 45 256,9 235,6 285,9 129,7 43,7 951,8 1.8594,0 44.989,2 2.276,9 2010 143 790,6 554,0 635,1 209,0 2.188,7 43.600,7 40 228,3 209,5 254,2 115,3 38,8 846,1 1.6528,0 60.128,7 3.034,8 2011 106,10 586,6 411,1 471,2 155,1 1.623,9 32.349,9 40 228,3 209,5 254,2 115,3 38,8 846,1 1.6528,0 48.877,9 2.470,0 2012 115,80 640,2 448,7 514,3 169,2 1.772,4 35.307,4 41,78 238,5 218,8 265,5 120,4 40,6 883,7 1.7263,5 52.570,9 2.656,1 2013 210,37 1163,1 815,1 934,3 307,4 3.219,9 64.141,8 2,12 12,1 11,1 13,5 6,1 2,1 44,8 876,0 65.017,8 3.264,7 2014 202,20 1117,9 783,4 898,0 295,5 3.094,8 61.650,8 6,65 38,0 34,8 42,3 19,2 6,5 140,7 2.747,8 64.398,6 3.235,5 2015 80 442,3 310,0 355,3 116,9 1.224,5 24.392,0 12,35 70,5 64,7 78,5 35,6 12,0 261,2 5.103,0 29.495,0 1.485,7 2016 86,57 478,6 335,4 384,5 126,5 1.325,0 26.395,2 7,30 41,7 38,2 46,4 21,0 7,1 154,4 3.016,4 29.411,6 1.479,4

Qua biểu tổng hợp vốn, nhân công đầu tư để trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng mới cho thấy vốn đầu tư hàng năm là rất lớn. Nguồn vốn này có được chủ yếu do bán cây đứng và từ quỹ của Lâm trường. Nguồn lực lao động được huy động từ người dân địa phương.

4.2.3.2. Biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng

* Mục tiêu của nuôi dưỡng rừng: Chuyển hoá rừng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn

* Đối tượng: Rừng trồng Mỡ thuộc cấp đất I, II, III cung cấp gỗ nhỏ chuyển hoá thành rừng cung cấp gỗ lớn có diện tích là 938,35 ha.

* Kỹ thuật:

- Phương thức chuyển hoá: Phương thức chuyển hoá rừng được xác định là áp dụng các phương thức chặt nuôi dưỡng.

- Phương pháp chuyển hoá: Phương pháp chuyển hoá thực hiện theo phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới kết hợp với chặt chọn tỉ mỉ. Đối tượng là những cây mọc kém dưới tán rừng, cấp kính nhỏ, cây gần chết hoặc chết khô, trong quá trình tỉa thưa các cây rừng bị đào thải.

- Thời điểm bắt đầu chặt chuyển hoá: Thời điểm bắt đầu chặt chuyển hoá được xác định bằng chính tuổi hiện tại của các lâm phần này.

- Số lần chặt chuyển hoá: Số lần chặt chuyển hoá được xác định ở các cấp tuổi như sau:

 Cấp tuổi III: Số lần chặt là 3 lần

 Cấp tuổi IV: Số lần chặt là 3 lần

 Cấp tuổi V: Số lần chặt là 2 lần

 Cấp tuổi VI: Số lần chặt là 2 lần

 Cấp tuổi VII: Số lần chặt là 1 lần

- Chu kỳ chặt nuôi dưỡng: Ngoài cấp tuổi VII được xác định chặt trong 2 năm, còn các cấp tuổi khác chu kỳ chặt nuôi dưỡng được xác định là 4 năm.

- Xác định cường độ chặt nuôi dưỡng:

 Phương pháp 1: Tính theo tỷ lệ thể tích gỗ chiếm thể tích lâm phần của mỗi lần chặt: x100%

V v

PV  (4.9) với v là thể tích mỗi lấn chặt nuôi dưỡng; V là thể tích lâm phần, Pv là cường độ chặt nuôi dưỡng.

 Phương pháp 2: Tính theo tỷ lệ số cây trong mỗi lần chặt chiếm tổng số cây trong lâm phần: x100%

N n

PN  (4.10) với n là số cây chặt nuôi dưỡng, N là tổng số cây trong lâm phần, PN là cường độ chặt.

Kết quả tính toán cường độ chặt nuôi dưỡng theo 2 phương pháp được kế thừa từ kết quả đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ lâm nghiệp năm 2007 của Dương Quốc Hùng. Kết quả như sau:

Biểu 4.11: Cường độ chặt nuôi dưỡng thể hiện theo phương pháp 1

Cấp tuổi N (cây/ha) Mc1 (m3) Mc2 (m3) Mc3 (m3) M1 (m3) M2 (m3) M3 (m3) Pv1 (%) Pv2 (%) Pv3 (%) III 1908 20,26 33,21 35,26 54,44 105,49 139,70 37,60 30,96 25,02 IV 1370 18,76 33,40 27,24 52,88 67,94 70,14 26,20 32,87 27,97 V 1334 17,34 25,36 63,64 137,54 29,76 15,52 VI 1408 23,56 25,07 76,37 87,08 32,58 22,10 VII 1226 26,84 90,24 23,37 Trong đó: Mc1, Mc2, Mc3 là trữ lượng lần chặt 1, 2 và 3 (được tính bằng m3) M1, M2, M3 là trữ lượng còn lại sau khi chặt (được tính bằng m3)

Pv1 ,Pv2, Pv3 là cường độ chặt tính theo tỷ lệ gỗ chiếm thể tích lâm phần mỗi lần chặt (tính theo %).

Biểu 4.12: Cường độ chặt nuôi dưỡng thể hiện theo phương pháp 2

Cấp

tuổi (cây/ha) N C1/ha C2/ha C3/ha N2-1 N2-2 N2-3 Pn1

(%) Pn2 (%) Pn3 (%) III 1908 740 350 194 1168 818 624 38,86 29,70 23,78 IV 1370 362 356 200 1008 652 452 26,35 35,00 30,93 V 1334 410 210 924 714 30,71 22,2 VI 1408 498 232 910 678 35,81 24,8 VII 1226 542 684 55,96 Trong đó:

C1/ha, C2/ha, C3/ha là số cây chặt/ha lần thứ 1, 2 và 3 N2-1, N2-2, N2-3 số cây còn lại sau lần chặt thứ 1, 2 và 3

Pn1, Pn2, Pn3 là cường độ chặt nuôi dưỡng tính theo tỷ lệ số cây trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)