3.2.1. Tình hình dân số, dân tộc của địa phương và lao động của Lâm trường
Đất đai Lâm Trường Yên Sơn quản lý thuộc địa bàn 9 xã nằm trong khu vực ATK với 26.672 nhân khẩu, 11.954 lao động, mật độ dân số phân bố không đều, phần lớn dân số tập trung sống ở ven đường quốc lộ 379 và quốc lộ 2C, còn một bộ phận dân số sống theo vùng xen kẽ những khe lạch nhỏ rải rác từ 5 đến 7 hộ thành một làng nhỏ.
Dân tộc: Gồm các dân tộc chủ yếu: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 25,3%, Tày chiếm 25%, các dân tộc khác chiếm 49,7%, hầu hết các dân tộc đã định cư lâu dài. Nhìn chung do địa hình đồi núi phức tạp và tập quán canh tác giản đơn, sản xuất nông nghiệp đơn thuần nên phần lớn các hộ dân trong địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua đã có một phần hỗ trợ của Nhà nước để khai hoang, các công trình thuỷ lợi, cứng hoá kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, từ đó dẫn đến đời sống tạm đủ ăn. Còn một bộ phận nhỏ như dân tộc H'Mông, dân tộc Nùng do trình độ dân trí thấp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn hạn chế nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, hàng năm còn thiếu ăn từ 1-2 tháng.
Lao động của Lâm trường: Tổng số lao động là 178 người (96 nam và 82 nữ). Trong đó số lao động trực tiếp là 146 người và 32 người là lao động gián tiếp. Trình độ học vấn của lao động trong lâm trường cũng phân bố tương đối phức tạp, trong đó trình độ tiểu học có 17 người, trình độ trung học cơ sở là 88 người và trình độ trung học phổ thông là 73 người. Về trình độ chuyên môn, bậc công nhân là 146 người, trình độ sơ cấp là 7 người, trung cấp là 15 người, trình độ đại học là 10 người, không có ai có trình độ trên đại học.
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội
- Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn Lâm trường quản lý có hệ thống đường khá phát triển gồm: Quốc lộ 379 và quốc lộ 2C đi từ thị xã Tuyên Quang qua Lâm trường đi sang huyện Sơn Dương. Ngoài ra, Lâm trường còn có hệ thống đường lâm nghiệp phân bố trên hầu hết các đội sản xuất.
Trụ sở chính của Lâm trường nằm ở xã Trung Sơn là một công trình nhà ba tầng khang trang gồm nhiều phòng ban chức năng riêng rất thuận tiện điều hoà công việc và trao đổi. Ở trụ sở chính của Lâm trường còn có một dãy nhà khách và hai dãy nhà tập thể mới được sửa chữa lại. Bên cạnh đó ở các đội sản xuất đều có nhà cho công nhân làm việc.
- Về y tế và chăm sóc sức khoẻ
Trong địa bàn Lâm trường quản lý có 1 bệnh viện đa khoa (bệnh viện An toàn khu) nằm cách trụ sở Lâm trường 1km đi về hướng thị xã Tuyên Quang. Bệnh viên có 15 bác sỹ, 52 y tá và y sỹ. Mặc dù số lượng và chất lượng trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu thốn gây ảnh hưởng đến công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng người dân trong khu vực, nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo từ cấp tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ y bác sỹ của bệnh viện, nên nhìn chung bệnh viện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám và chữa một số bệnh thông thường cho người dân địa phương.
Trong những năm gần đây, huyện Yên Sơn dưới sự chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang đã và đang nỗ lực xây dựng bưu điện và nhà văn hoá xã. Một số xã đã có nhà văn hoá cấp 4, có ti vi, đài để nghe tin tức và ngay tại trụ sở Lâm trường, huyện Yên Sơn đã xây dựng một trạm thu phát chuyển tiếp truyền hình góp phần đảm bảo cho người dân trong khu vực bắt được sóng từ đài truyền hình Trung ương. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để đồng bào, đặc biệt là các đồng bảo dân tộc thiểu số chưa phát triển có điều kiện nắm bắt, trao đổi thông tin, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương đề ra. Từ đó trình độ dân trí trong khu vực không ngừng nâng cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng như vậy nhưng ở một số bản ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện văn hoá còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng phần nào đến công tác tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá nói chung cũng như công tác bảo vệ rừng nói riêng.
- Về giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn Lâm trường quản lý có 15 trường học, trong đó bậc tiểu học là 9 trường, bậc trung học cơ sở là 3 trường, trung học là 1 trường và 2 trường mẫu giáo. Số học sinh đến trường chiếm tỷ lệ tương đối cao. Với đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình với công việc giảng dạy, đồng thời hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp tỉnh đội ngũ giáo viên này thường xuyên được cử đi học các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy. Với chính sách khuyến khích sinh viên đang theo học tại các trường sư phạm trở về địa phương mình công tác đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
3.3. Sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của Lâm trường
Qua số liệu điều tra ở Lâm trường và khảo sát ngoài thực địa, hiện trạng sử dụng đất đai theo chức năng của lâm trường như sau:
Biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
STT Hạng mục tích (ha) Diện Tỷ lệ
(%) Ghi chú
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.857,38 100,00
A Đất nông nghiệp 5.773,18 98,56
I Đất sản xuất nông nghiệp 1,90 0,03
II Đất lâm nghiệp 5.603,30 95,66 1 Rừng phòng hộ 626,20 10,69 1.1. Rừng tự nhiên 222,90 3,81 1.2 Rừng trồng 403,30 6,89 2 Rừng sản xuất 4.977,10 84,97 2.1. Rừng tự nhiên 2.936,74 50,14 1) IIIA1 936,50 15,99 2) IIIA2 726,50 12,40 3) IIA,B 842,60 14,39 4) Tre nứa 431,14 7,36 2.2 Rừng trồng 2.040,36 34,83 1) Bồ đề 61,50 1,05 2) Keo lai 872,77 14,90 3) Mỡ 1.106,09 18,88 III Đất khác 1,41 0,02
B Đất phi nông nghiệp 62,5 1,07
1 Đất trụ sở lâm trường 3,37 0,06 2 Đất có mục đích công cộng 6,42 0,11 3 Đất sông ngòi, suối, … 52,71 0,90
C Đất chưa sử dụng 188,27 3,21
1 Đất bằng chưa sử dụng 10,55 0,18 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6,85 0,12 3 Đât núi đá không có rừng cây 4,3 0,07 4. Đất rừng trồng sản xuất chưa sử dụng 166,57 2,84
Qua biểu 3.1 cho thấy hầu hết diện tích đất tự nhiên thuộc sự quản lý của lâm trường được sử dụng vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp với 5.733,18 ha chiếm tỷ lệ 98,56% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích này không phân bố đều giữa đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất lâm nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,90 ha so với 5.603,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp. Do vậy, sản xuất nông nghiệp hầu như không tham gia vào cơ cấu sản xuất kinh doanh của lâm trường mà sản xuất lâm nghiệp mới là cơ cấu sản xuất chính của lâm trường.
Cũng theo biểu 3.1 cho thấy, trong tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp không có đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ rất nhỏ chỉ chiếm 10,69%, còn lại chủ yếu là đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ 84,97% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất có rừng là 4.977,10 chiếm 96,76% tổng diện tích đất rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng tự nhiên 2.936,74 chiếm 59,01% chủ yếu là các trạng thái IIIA1, IIIA2, IIA, IIB và rừng tre nứa. Từ kết quả kế thừa số liệu của Lâm trường Yên Sơn kết hợp với kết quả khảo sát ngoài thực địa hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của lâm trường được thống kê theo biểu sau:
Biểu 3.2. Hiện trạng rừng tự nhiên
TT Trạng thái rừng S(ha) M (m 3) ha M/ ___ M 1 IIIA1 936,50 73 69.001 2 IIIA2 726,50 113 82.276 3 IIA, IIB 842,60 45 38.060
4 Tre nứa 431,14 5000 cây/ha 2155700 cây
(S là diện tích của các trạng thái rừng, M là trữ lượng lâm phần, ___M là trữ lượng rừng bình quân trên 1ha; M là tổng trữ lượng rừng)
Với kết quả tổng hợp ở biểu 3.2 cho thấy trữ lượng rừng tự nhiên hiện tại của lâm trường vẫn còn tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng
IIIa1, IIIa2, ước tính trữ lượng khoảng 151.277 m3. Trạng thái rừng IIA, IIB là rừng đang phục hồi trữ lượng còn nhỏ nhưng đã đạt được trữ lượng 45 m3/ha, loại rừng này vẫn đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển mạnh nên trữ lượng sẽ tăng trong những năm tới. Ngoài ra, trữ lượng rừng tự nhiên của lâm trường còn được chú ý tới là trạng thái rừng tre nứa có trữ lượng lớn với mật độ 5.000 cây/ha, trữ lượng rừng này cùng với trữ lượng rừng gỗ sẽ là những tiềm năng lớn góp phần vào sự thành công của quá trình sản xuất kinh doanh của lâm trường.
Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên ở trên, tính đến cuối năm 2006 lâm trường Yên Sơn có tổng diện tích rừng trồng là 2.040,36 ha chiếm 40.99% tổng diện tích rừng sản xuất. Đây là diện tích đáng kể không những góp phần vào việc nâng cao độ che phủ của rừng trong khu vực mà còn là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chính của Lâm trường trong những năm qua.
Cho đến nay có 3 loài cây trồng được Lâm trường sử dụng chủ yếu trong công tác trồng rừng là: Mỡ, Bồ đề, Keo lai. Trong đó, rừng trồng Mỡ chiếm diện tích lớn nhất 1.106,09 ha chiếm 54,21% tổng diện tích rừng trồng. Rừng trồng Keo lai cũng chiếm diện tích tương đối lớn bao gồm 872,77 ha, chiếm tỷ lệ 42,78% tổng diện rừng trồng. Còn lại diện tích rất nhỏ là rừng trồng Bồ đề chỉ có 61,5 ha. Đây là diện tích rừng được để lại với vai trò cảnh quan phòng hộ ven đường. Tuy nhiên, tất cả diện tích rừng Keo lai hiện nay của Lâm trường vẫn còn nhỏ trữ lượng không đáng kể. Nhưng theo điều tra tính toán, dự đoán sản lượng của lâm trường thì 2 năm nữa rừng Keo lai mới có thể khai thác, khi đó trữ dự tính là 124,482 m3/ha. Như vậy, có thể nói rằng Mỡ đang là đối tượng kinh doanh chính của lâm trường với ưu thế vượt trội về diện tích rừng trồng.
Qua tổng hợp và phân tích số liệu, chúng tôi thống kê hiện trạng rừng trồng Mỡ của Lâm trường như sau:
Biểu 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng trồng Mỡ
STT Cấp
tuổi Tuổi Năng trồng Diện tích
M (m3) M/ha M 1 I &II < 5 > 2001 0,00 0,000 2 III 5 - <7 2001 - 2002 219,03 74,700 16.361,541 3 IV 7 - <9 1999 - 2000 194,03 71,640 13.900,309 4 V 9 - <11 1997 - 1998 210,87 80,980 17.076,253 5 VI 11 - <13 1995 - 1996 195,47 99,938 19.534,920 6 VII 13 - <15 1993 - 1994 215,49 117,080 25.229,569 7 15 1975 - 1992 71,20 137,658 9.801,250 Tổng 1106,09 101.903,842
Biểu 3.3 cho thấy:
Từ năm 2003 trở lại đây lâm trường không còn trồng Mỡ nữa. Do vậy, rừng Mỡ hiện nay của lâm trường đều từ 5 tuổi trở lên. Trong đó, ngoài diện tích rừng Mỡ lớn hơn 15 tuổi có diện tích nhỏ là 71,02 ha, diện tích còn lại có phân bố đồng đều từ 194,03 ha đến 219,03 ha tương ứng với từ cấp tuổi III đến cấp tuổi VII.
Tổng trữ lượng rừng Mỡ của Lâm trường là tương đối lớn 101.903,842 m3. Trong đó, không kể rừng Mỡ tuổi lớn 15 khả năng tăng trưởng chậm nên trữ lượng tăng không đáng kể, còn các cấp tuổi khác rừng đang còn trong quá trình sinh trưởng phát triển mạnh nên trữ lượng rừng Mỡ sẽ còn tăng lên nhiều trong thời gian tới. Đặc biệt, hiện nay Lâm trường đanh tiến hành dự án thử nghiệm chuyển hoá rừng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn, trữ lượng rừng Mỡ sẽ càng tăng lên nhiều nữa.
3.3.2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
3.3.2.1. Sự hình thành Lâm trường
Lâm trường Yên Sơn được thành lập vào tháng 03 năm 1974, đến nay tròn 32 năm. Trong 32 năm qua, Lâm trường không ngừng được xây dựng và phát triển, góp phần vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển tài
nguyên rừng. Tiền thân của Lâm trường là Lâm trường Tân Tiến sau đó được tách thành hai lâm trường là: Lâm trường Tuyên Bình và Lâm trường Yên Sơn. Từ năm 1974 cho đến năm 1992 Lâm trường thực hiện nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng nguyên liệu giấy phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Đồng thời khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ cho công tác xây dựng, sản xuất đồ mộc, gia dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ năm 1993 trở lại đây thực hiện cơ chế đổi mới nền kinh tế của Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập. Lâm trường Yên Sơn trở thành doanh nghiệp nhà nước thực hiện 4 nhiệm vụ chính sau:
1- Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. 2- Sản xuất kinh doanh rừng.
3- Làm dịch vụ sản xuất cây giống cung cấp giống cho toàn vùng (chủ yếu là giống cây lâm nghiệp).
4- Làm chủ các dự án đầu tư.
3.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của Lâm trường
Bộ máy quản lý và lực lượng lao động trực tiếp của Lâm trường có sự thay đổi theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện sản xuất và xã hội. Hiện nay Lâm trường Yên Sơn với 178 cán bộ, công nhân viên được bố trí sản xuất gồm:
- 7 đội sản xuất - 1 tổ vườn ươm - 1 tổ điều vận
- 1 cơ quan lâm trường bộ với đầy đủ các phòng chức năng:
Ban giám đốc: 01 người
Phòng kế toán: 05 người
Phòng tổ chức - hành chình: 05 người
Hình 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của lâm trường
3.3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Lâm trường Yên Sơn từ khi thành lập năm 1974 tới nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào sản xuất lâm nghiệp. Trước đây Lâm trường hoạt động theo hình thức bao cấp theo hình thức lâm nghiệp Nhà nước, nghĩa là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đều do sự chỉ đạo của kế hoạch Nhà nước từ trên xuống nên hoạt động kinh doanh của Lâm trường rất bị động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Lợi ích thu được từ rừng mới chỉ là những lợi ích về mục tiêu kinh tế, chưa quan tâm kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, chưa lấy người dân làm trung tâm để phát triển sản xuất. Chính vì vậy mà trong thời gian này đời sông công nhân viên của Lâm trường và đời sống của người dân trong khu vực sống phụ thuộc vào rừng còn thấp.
Hiện nay, Lâm trường Yên Sơn cùng với các lâm trường quốc doanh trong trong cả nước chuyển đổi cơ chế sản xuất kinh doanh theo nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh [9]. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch từ trên của Nhà nước bị động trước đây đã được thay thế bằng hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ của Lâm trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ với mục tiêu
Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức - hành chính