Hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 96 - 100)

* Hiệu quả tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của lâm trường Hàng năm các hoạt động kinh doanh rừng của Lâm trường như: Trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng được tiến hành đều đặn và mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả kinh tế sau 10 năm được tổng hợp ở biểu sau:

Biểu 4.25: Tổng hợp hiệu quả kinh tế sau 10 năm

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chi phí sản xuất Doanh thu Lợi nhuận

2008 3.801,19 4.265,89 464,70 2009 3.891,31 4.224,31 333,00 2010 6.143,56 8.554,61 2.411,05 2011 5.096,94 7.092,15 1.995,21 2012 5.604,42 8.145,88 2.541,46 2013 6.814,57 9.450,55 2.635,97 2014 6.748,65 9.391,83 2.643,18 2015 3.523,67 5.017,91 1.494,24 2016 3.369,09 4.452,60 1.083,52 2017 4.869,38 6.448,85 1.579,47 Tổng 49.862,78 67.044,58 17.181,80

Từ biểu 4.26 cho thấy lợi nhuận hàng năm thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường cao. Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế đã tính toán được ở trên chúng tôi tổng hợp thành biểu sau:

Biểu 4.26: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế

STT Diễn giải Tổng giá trị (Triệu đồng)

1 Doanh thu (Tn) 67.044,58

2 Chi phí (Cp) 49.862,78

3 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm (PTnCp) (16) 17.181,80 4 Lợi nhuận sản xuất hàng năm (

10 Cp Tn P  ) (17) 1.718,18 5 Tỷ suất lợi nhuận ( *100

Cp P

Pcp ) (18)

39,64% 6 Hiệu quả vốn đầu tư ( *100

Vdt P

Pv ) (19)

39,64%

Trên đây chúng tôi đã tính được lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh sau 10 năm là 1.718,80 triệu đồng với hiệu quả đầu tư vốn là 39,64%.

* Hiệu quả kinh tế cho từng loài cây trồng

Từ phụ biểu 12 và 13, các chỉ tiêu kinh tế cho 2 loài cây đang được gây trồng tại Lâm trường được tổng hợp ở biểu sau:

Biểu 4.27: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho từng loài cây

Loài cây NPV BCR IRR

Mỡ 19.545,478,34 4,00 5%

Keo 9.410,611,3 3,00 9%

Từ biểu trên cho thấy hiệu quả kinh tế thu được từ loài Mỡ cao hơn từ Keo lai. Tuy nhiên, chu kỳ kinh doanh của Mỡ quá dài gấp 2 lần chu kỳ kinh doanh loài Keo lai nên khả năng thu hồi vốn của Mỡ chậm, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của Lâm trường. Vì vậy, hiện nay Keo lai đang là loài cây được ưu tiên trồng nhiều tại Lâm trường do chu kỳ kinh doanh ngắn hơn.

* Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển hoá rừng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn

Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển hoá dưa trên cơ sở so sánh giá trị thương mại kinh doanh gỗ nhỏ với kinh doanh gỗ lớn. Theo đề tài tốt nghiệp thạc sỹ lâm nghiệp của Dương Quốc Hùng năm 2007, chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ là 15 năm và gỗ lớn là 25 năm.

Dự tính giá trị thương mại kinh doanh gỗ nhỏ và kinh doanh gỗ lớn được thống kê ở các phụ biểu 14, 15. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng giá trị thương mại kinh doanh gỗ lớn ở các cấp tuổi lớn hơn rất nhiều giá trị thương mại kinh doanh gỗ nhỏ với cùng cấp tuổi. Như vậy, việc Lâm trường tiến hành chuyển hoá rừng Mỡ cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn là bước đi đúng đắn đạt được hiệu quả kinh tế cao.

4.3.2.2. Hiệu quả xã hội

- Tạo đủ công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Lâm trường với mức lương cơ bản là 490.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra còn phụ

- Các hoạt động kinh doanh của Lâm trường đã thu hút được hàng ngàn lao động địa phương, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao trình độ dân trí, văn hoá cho người dân nói chung và cho các đồng bào dân tộc ít người nói riêng. Qua đó cũng nâng cao ý thức bảo vệ và quản lý rừng của người dân địa phương.

- Góp phần xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng cho huyện Yên Sơn. Như vậy, phương án quy hoạch kinh doanh rừng này sẽ góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Sơn.

- Qua việc xây dựng các phương án kinh doanh rừng bền vững giúp cho người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực. Mặt khác còn nâng cao trình độ quản lý chỉ đạo sản xuất cho lực lượng cán bộ trẻ thông qua các lớp tập huấn. Như vậy, số lượng cán bộ có trình độ được nâng lên về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông – lâm nghiệp nông thôn.

4.3.2.3. Hiệu quả môi trường

- Bảo vệ được diện tích rừng hiện có của Lâm trường, từng bước nâng cao chất lượng rừng bị suy kiệt do trước đây khai thác quá mức.

- Góp phần giảm nhẹ và hạn chế các hiểm hoạ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, hạn chế xói mòn, rửa trôi bề mặt.

- Đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng như rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ sinh thái, rừng phòng hộ vùng biên.

- Việc giữ được độ che phủ rừng lớn tại Lâm trường đã góp phần vào cải tạo môi trường sinh thái đang ngày càng bị ô nhiễm do sự phát triển của thời đại công nghiệp.

Trên đây là những hiệu quả to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường mà Lâm trường Yên Sơn đạt được từ phương án kinh doanh rừng theo hướng QLRBV. Từ những kết quả này Lâm trường đã được Sở NN&PTNT tỉnh

Tuyên Quang trao tặng bằng khen công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ổn định bền vững. Cũng từ những thành quả nói trên, các Lâm trường trong tỉnh Tuyên Quang nói riêng và ngoài tỉnh nói chung đều đang muốn học tập phương án kinh doanh rừng bền vững của Lâm trường Yên Sơn. Nhiều hội thảo đã diễn ra giữa những nhà quản lý các Lâm trường trên địa bàn Tỉnh để đề cập đến việc kinh doanh rừng đảm bảo ổn định bền vững và Lân trường Yên Sơn luôn được đưa ra là một minh chứng cụ thể để các Lâm trường học tập theo.

Từ những kết quả đạt được ở trên cũng cho thấy phương án kinh doanh rừng của Lâm trường luôn đảm bảo ổn định, thông suốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đây là yếu tố không chỉ những nhà làm kinh doanh chú ý đến mà ngay cả những người dân địa phương đang sở hữu rừng và đất rừng cũng rất quan tâm. Họ sẽ ủng hộ và phối hợp cùng với Lâm trường để cùng thực hiện phương án kinh doanh rừng theo hướng ổn định bền vững.

4.4. Các giải pháp thực hiện quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường yên sơn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang​ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)