3.2.1. Dân tộc - Dân cƣ
Đạ Huoai là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, đƣợc thành lập từ tháng 6/1986, dân số tính đến cuối năm 2015 là 36.073 ngƣời; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có gần 7400 ngƣời chiếm hơn 20 dân số, gồm 16 dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen. Đạ Huoai là nơi cƣ trú lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số Mạ, K’Ho (là dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên); đồng bào dân tộc Mạ có 4.137 ngƣời chiếm 53,78 ; dân tộc K’Ho có 2.202 ngƣời chiếm 28,62 ; dân tộc Mƣờng 727 ngƣời chiếm 9,45 ; dân tộc Nùng 257 ngƣời chiếm 3,34 ; các dân tộc Tày, Hoa, Chứt, Vân Kiều, Dao, Chơ ro, Sán Chay, Thái, Khơ me chiếm 6 .... các dân tộc thiểu số đƣợc phân bố sinh sống ở 8 xã, 2 thị trấn với 61 thôn, tổ dân phố.
Bảng 3.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2015 STT Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số TB (Ngƣời) Mật độ (Ngƣời/km2 ) Số thôn, tổ dân phố Số hộ 1 TT Ma Đa Guôi 25,44 9.791 385 12 2.506 2 TT Đạm Ri 41,00 4.670 114 8 1.158 3 Xã Đạmri 85,09 1.055 12 3 299 4 Xã Hà Lâm 44,00 3.610 82 4 870 5 Xã Phƣớc Lộc 79,59 2.780 35 6 659 6 Xã Đạ Oai 45,76 3.484 76 7 854 7 Xã Đạ Tồn 23,20 1.356 58 4 351 8 Xã Ma Đa Guôi 20,77 4.139 199 8 1.175 9 Xã Đạ Ploa 91,04 3.599 40 5 885 10 Xã Đoàn Kết 39,41 1.589 40 4 455 Tổng 495,30 36.073 69 61 9.212
(Nguồn: UBND huyện Đạ Huoai, 2015)
Từ kết quả thống kê dân số năm 2015 của Huyện ta thấy dân số phân bố không đồng đều giữa các xã và thị trấn, tập trung ở các thị trấn và một số xã giáp thị trấn nhƣ: TT Ma Đa Guôi, TT Đạm Ri và xã Ma Đa Guôi; các xã khác có mật độ dân số thấp điển hình là Xã Đạmri với mật độ 12 ngƣời/km2
. Trong giai đoạn gần đây thì dân số ở thành thị có xu hƣớng ổn định tuy nhiên ở vùng nông thôn lại xu hƣớng tăng lên do di dân là chủ yếu.
3.2.2. Lao động
Hiện nay, trong số 36.073 nhân khẩu, tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 24.895 ngƣời, chiếm 69,01 . Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 21.027 ngƣời, ngành nghề chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất là nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 57,53 ) tiếp theo là công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ lệ là 13,01 . Tỷ lệ lao động nữ làm trong các ngành kinh tế là 55,52 cao hơn so lao động nam. Số ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động đi học 4752 ngƣời. Học phổ thông 3901 ngƣời. Học chuyên môn nghiệp vụ 851 ngƣời, số ngƣời đang trong độ tuổi có khả năng lao động đang làm nội trợ 1954
ngƣời. Số ngƣời đang trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 3.868 ngƣời, trong thời gian tới cần có giải pháp giải quyết việc làm cho những lao động thất nghiệp này.
3.2.3. Cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng kinh tế
Từ năm 2010 đến nay, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực: Sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, giá trị và hiệu quả kinh tế; Nông nghiệp - nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại hình, các thành phần kinh tế; công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng; Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mô thị trƣờng tiếp tục đƣợc mở rộng. Nhìn chung: hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế về cơ bản đáp ứng theo yêu cầu và đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kinh tế huyện Đạ Huoai năm 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả thực
hiện
1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP),
trong đó: % 13,02
1.1 Ngành Nông lâm thuỷ sản % 13,5
1.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 10,9
1.3 Ngành dịch vụ % 17,5
2 Tổng giá trị sản xuất, trong đó: tỷ đồng
2.1 Ngành Nông lâm thuỷ sản tỷ đồng 704
2.2 Ngành công nghiệp – TTCN tỷ đồng 692,11
2.3 Ngành dịch vụ tỷ đồng 625
3 Cơ cấu kinh tế
3.1 Ngành Nông lâm thuỷ sản % 40,1
3.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 30,6
3.3 Ngành dịch vụ % 29,3
4 Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Triệu đồng/
ngƣời/năm 29
5 Thu ngân sách nhà nƣớc tỷ đồng 54,5
7 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 9,3
(Nguồn: UBND huyện Đạ Huoai, 2015)
Từ kết quả phát triển kinh tế của Huyện năm 2015 thể hiện trong bảng 3.2 và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Huyện ta thấy:
- Về cơ cấu kinh tế của huyện với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm chủ yếu (40,1 ), ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 30,6 , ngành dịch vụ chiếm 29,3 về cơ bản đã đạt kế hoạch đặt ra vào đầu năm.
- Tổng giá trị gia tăng (giá so sánh 1994) ƣớc đạt 464,3 tỷ đồng, bằng 101 kế hoạch, tăng 13 so với cùng kỳ, trong đó: ngành dịch vụ tăng mạnh nhất (17,5 ), tiếp đến là ngành nông, lâm, thủy sản tăng 13,5 và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng tăng 10,9%.
Các chỉ tiêu phát triển còn lại so sánh với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều đạt kế hoạch cho thấy UBND huyện đã có những biện pháp thích hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phƣơng trong năm 2015 để hoàn thành kế hoạch đặt ra và đã có kết quả tích cực.
3.2.4. Cơ sở hạ tầng chủ yếu
a) Giao thông
- Quốc lộ 20 là tuyến đƣờng trục chính quan trong, nối huyện Đạ Huoai với các trung tâm huyện lỵ, thị trấn khác trong và ngoài tỉnh. Đoạn chạy qua địa phận huyện dài 30 km, tiêu chuẩn cấp III miền núi.
- Hệ thống đƣờng huyện: Gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 43,3 km, trong đó có 26,1 km đƣờng nhựa còn lại 17,2 km là đƣờng đất. Đây là các trục giao thông chính nối trung tâm huyện đến các xã, do đó ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đi lại tƣơng đối tốt, chỉ còn lại tuyến quốc lộ 20 - Phƣớc Lộc là mặt đƣờng đất, sỏi đỏ đi lại khó khăn vào mùa mƣa, hiện nay đang đƣợc đầu tƣ xây dựng.
- Đƣờng xã: Tổng chiều dài 186 km, đa phần là đƣờng đất, cá biệt nhiều tuyến chƣa có nền đƣờng, chất lƣợng đƣờng xấu, giao thông gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mƣa lũ.
Trong thời gian tới cần thực hiện đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
b) Thuỷ lợi
Các công trình thuỷ lợi trên huyện Đạ Huoai gồm hồ Đạ Liong, hồ Thôn 4 và đập dâng Mađaguôi, trong đó mới có đập dâng Mađaguôi đƣợc đƣa vào khai thác với nhiệm vụ là cấp nƣớc tƣới cho 90 ha lúa, công trình này có tổng chiều dài kênh tƣới là 5,95km, bao gồm kênh chính N1, N2 ; kênh nội đồng (kênh cấp 2, kênh cấp 3), trong đó đã kiên cố hoá 3,6 km. Ngoài hệ thống thuỷ lợi nêu trên, trên địa bàn còn có một số công trình nhỏ (đập dâng, giếng đào, giếng khoan) do nhân dân tự xây dựng tƣới cho khoảng 1.600 ha cây trồng các loại.
Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chỉ đáp ứng đủ cho khoảng 25- 26 nhu cầu. Trong những năm tới việc đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi nhƣ hồ Đạ Liong, hồ Thôn 4, Đạ Kon Boss, Đạ Na, thuỷ lợi chân đ o Bảo Lộc... sẽ nâng diện tích tƣới toàn huyện lên khoảng 2900 – 3000 ha kết hợp cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân.
c) Điện
Hiện tại trên địa bàn có 1 trạm trung thế 35/22KV đặt tại thị trấn Mađaguôi cung cấp điện cho toàn huyện, tổng chiều dài đƣờng dây khoảng 124 km (đƣờng dây 35kV là 28,47km; 22kV là 70,73 km; 12,7kV là 24,8 km).
Tính đến cuối năm 2015, toàn huyện có trên 95 số hộ dùng điện, việc phủ lƣới điện trên khắp địa bàn huyện đã tạo điều kiện nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, nhiều hộ đã sử dụng điện để phục vụ sản xuất nhƣ bơm tƣới vƣờn, chế biến nông lâm sản,....
d) Nước sạch nông thôn
Sử dụng nƣớc sinh hoạt trên địa bàn huyện đƣợc cung cấp từ 2 nguồn chính là nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Nguồn nƣớc mặt đƣợc ngƣời dân sử dụng là lấy trực tiếp từ sông suối và hệ thống cấp nƣớc tự chảy. Nguồn nƣớc ngầm đƣợc ngƣời dân sử dụng thông qua giếng khoan và giếng đào. Hiện trên địa bàn huyện chỉ mới có 4 công trình cấp nƣớc tập trung là công trình nƣớc tự chảy tại xã Đoàn Kết, công trình tại thị trấn Đam Ri, thị trấn Mađaguôi và 2 công trình tại
xã Phƣớc Lộc còn lại chủ yếu sử dụng nƣớc giếng khoan và giếng đào để sinh hoạt.
e) Bưu chính - viễn thông
Mạng lƣới bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, đáp ứng tốt cho công tác quản lý và nhu cầu thông tin của nhân dân. Toàn huyện hiện có 2 tổng đài điện thoại 8 bƣu điện văn hoá xã, 100 số xã, thị trấn có điện thoại, số máy điện thoại (chƣa kể điện thoại di động) bình quân 14 máy/100 dân.
f) Hệ thống các cơ sở dịch vụ thương mại
Hệ thống hạ tầng thƣơng mại còn thiếu và chƣa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của địa phƣơng. Tính đến năm 2015, toàn huyện có 6 điểm chợ; trong đó có có 2 chợ đang hoạt động là chợ Mađaguoi và chợ Đạm Ri. Toàn bộ các chợ này là chợ loại 3 cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, hiện tại chợ thị trấn Mađaguôi đang đƣợc đầu tƣ xây dựng mới với quy mô là loại II diện tích 4 ha, vốn đầu tƣ khoảng 25 tỷ đồng.
Hệ thống các điểm kinh doanh xăng dầu và đổ xe dừng chân trên tuyến quốc lộ 20 đƣợc tƣ nhân đầu tƣ đã phát huy hiệu quả, đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế cả huyện.