Huoai
Để đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đạ Huoai, ngoài việc căn cứ các kết quả đã đƣợc tổng hợp trong các báo cáo của địa phƣơng còn căn cứ vào kết quả phỏng vấn các cơ quan quản lý rừng và các chủ rừng trong đó bao gồm:
Phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi bán cấu trúc: Ban QLRPH Nam Hoai, Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Đạ Huoai, Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và môi trƣờng.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi: 28 tổ nhận khoán mỗi tổ chọn 5 hộ gia đình ngẫu nhiên.
Xây dựng sơ đồ Venn xác định mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành khác thông qua việc phỏng vấn đại diện các ngành quản lý.
Để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả trên địa bàn huyện, cần phải có sự kết hợp với nhiều ban ngành khác nhau trên địa bàn huyện, vấn đề này đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:
Công nghiệp Quốc phòng
Văn hóa
Du lịch LÂM NGHIỆP
Tài nguyên & MT
Nông nghiệp
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ Venn -mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành khác trong huyện Đạ Huoai
Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng các ngành đều có mối quan hệ nhất định đối với ngành lâm nghiệp, tuy nhiên mức độ tác động và mối quan hệ có sự khác nhau.
Ngành Nông nghiệp, Tài nguyên & môi trƣờng, Quốc phòng và Công nghiệp có sự tác động và quan hệ khăng khít hơn các ngành khác. Điều đó cũng dễ hiểu bởi nguồn nƣớc tƣới cho nông nghiệp chủ yếu đƣợc lấy từ các sông lớn nhƣ Sông Đạ Huoai, Sông Đạ Mri, Sông Đạ Quay và Đạ M’re. Nguồn nƣớc này có đƣợc là nhờ sự điều tiết của rừng.
Mặt khác, vùng Trung tâm của huyện có nhiều cánh đồng rộng lớn xen kẽ đồi núi thấp, do vậy các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp có tác động qua lại lẫn nhau.
4.1.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất
Sau khi Luật Đất đai 2003 đƣợc ban hành và đi vào thực hiện, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai từng bƣớc có sự chuyển biến tích cực. Trong thời gian qua, Phòng TN&MT đã tham mƣu cho UBND huyện ban hành một số Quyết định, Chỉ thị hƣớng dẫn về công tác quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đến tận ngƣời dân đã góp phần tuyên truyền và giải quyết một số tồn tại, đƣa công tác quản lý đất đai dần đi vào nề nếp. UBND huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
Từ kết quả thống kê đất đai năm 2015 (phụ lục 02), tổng diện tích tự nhiên của huyện Đạ Huoai năm 2015 là 49.528,94 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm chủ yếu (98.89 ), còn lại là đất phi nông nghiệp và một phần rất nhỏ đất chƣa sử dụng.
Do địa đồi núi phức tạp nên đất nông nghiệp của địa phƣơng, chủ yếu sử dụng là đất lâm nghiệp và đất trồng cây lâu năm, hai loại đất này chiếm tới hơn 90 tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất lâm nghiệp, phần lớn đƣợc sử dụng để trồng rừng sản xuất (45.45 ) còn lại 18.13 sử dụng với mục đích là
rừng phòng hộ. Rừng trồng chủ yếu là keo và cao su, ngoài ra ngƣời dân địa phƣơng còn trồng một số loài khác nhƣ trầm hƣơng, dầu dái…
Qua phỏng vấn hộ và cán bộ nông nghiệp địa phƣơng cho thấy tuy đất lâm nghiệp chiếm phần lớn nhƣng lại cho nguồn thu nhập không cao, thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng là từ đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm lớn, có điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả, vì vậy đa số ngƣời dân ở đây trồng các loại cây lâu năm nhƣ: cà phê, tiêu, điều, sầu riêng…
Đất phi nông nghiệp ở địa phƣơng có tỷ lệ thấp do địa phƣơng có xu hƣớng phát triển theo hƣớng sản xuất nông lâm nghiệp, vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp chỉ là đất xây dựng các công trình cơ bản phục vụ đời sống nhƣ: đất ở, đất công cộng…Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phƣơng còn ít, nhỏ lẻ, tỷ lệ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ chiếm 0.88 trong tổng diện tích tự nhiên của Huyện.
Ngoài những diện tích đất đã đƣa vào sử dụng thì trên địa bàn huyện vẫn còn một phần nhỏ diện tích đất chƣa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi chƣa sử dụng, trong thời gian tới sẽ đƣa vào sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của địa phƣơng.