Tình hình giao khoán, cho thuê và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 45 - 49)

Theo Báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Đạ Huoai và Phòng TN&MT huyện Đạ Huoai, tính đến ngày 10 tháng 10 năm 2015, kết quả giao đất lâm nghiệp và cấp GCNQSDĐ cho đất lâm nghiệp đƣợc giao trên địa bàn toàn huyện nhƣ sau:

Tổng số dự án đầu tƣ 14 dự án đƣợc cấp sổ với tổng diện tích 3.814 ha, cơ bản diện tích đất lâm nghiệp của các ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp và UBND xã hầu hết đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bảng 4.1. Hiện trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp Đơn vị: Ha Tình trạng sử dụng Tổng xã BQL rừng PH Doanh nghiệp NN DN ngoài QD Hộ gia đình, nhân Đơn vị vũ trang UBND Các tổ chức khác Tổng 33483.1 17359.2 9736.4 5018.7 479.7 71.6 812.1 5.4 I. Đất đã giao quyền sử dụng 32671.0 17359.2 9736.4 5018.7 479.7 71.6 0.0 5.4 1. Không có tranh chấp 32671.0 17359.2 9736.4 5018.7 479.7 71.6 0.0 5.4 1.1 Rừng tự nhiên 23906.6 15218.7 5672.2 2984.5 5.6 25.7 0.0 0.0 1.2 Rừng trồng 4581.3 1536.5 1999.0 829.8 199.1 11.5 0.0 5.4 1.3 Đất chƣa có rừng 4183.1 604.0 2065.2 1204.4 275.0 34.4 0.0 0.0

II. Đất chƣa giao

quyền sử dụng 812.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 812.1 0.0 1. Không có tranh chấp 812.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 812.1 0.0 1.1 Rừng tự nhiên 668.9 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 668.9 0.0 1.2 Rừng trồng 91.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 91.0 0.0 1.3 Đất chƣa có rừng 52.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 52.2 0.0

(Nguồn: Báo cáo Kiểm kê rừng năm 2015)

Từ kết quả kiểm kê hiện trạng quản lý rừng và đất rừng năm 2015 ta thấy: phần lớn rừng và đất rừng đã đƣợc giao quyền sử dụng (97,6%) chỉ còn lại một phần rất nhỏ (2,4 ) chƣa giao quyền sử dụng và hiện tại đang do UBND các xã quản lý. Công tác quản lý rừng của địa phƣơng hiện nay đƣợc sự ủng hộ và kết hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Huyện cùng với các chính sách quản lý cụ thể, rõ ràng nên tình trạng tranh chấp việc sử dụng và quản lý

rừng không phát sinh, 100% diện tích rừng và đất rừng không có tranh chấp. Rừng và đất lâm nghiệp của Huyện hiện nay đã đƣợc giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phần lớn là giao cho ban quản lý rừng phòng hộ Nam Huoai (51,8%), tiếp theo là doanh nghiệp nhà nƣớc với diện tích giao chiếm 29,1%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 15%, còn lại giao cho các đơn vị vũ trang, hộ gia đình cá nhân và các tổ chức khác trên địa bàn Huyện. Doanh nghiệp đƣợc giao rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai ngoài ra còn 28 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc thuê đất để quản lý rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng. Hiện nay, Huyện đã giao khoán hơn 21.600ha rừng tự nhiên cho 28 tổ nhận khoán, trong đó phần lớn là các hộ dân tộc thiểu số (67%) nhận quản lý bảo vệ rừng. Trong việc giao khoán, các đơn vị chủ rừng đã ký hợp đồng và thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (DVMTR) cho các hộ nhận khoán. Hàng năm, các đơn vị chủ rừng chi trả gần 9 tỷ đồng (bình quân 11 triệu đồng/hộ/năm). Trong số diện tích hơn 21.600ha rừng giao khoán, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Huoai đã giao khoán 14.965ha cho 506 hộ; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai đã giao khoán 5.387ha cho 237 hộ; Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Mađaguôi đã giao khoán hơn 750ha cho 26 hộ...

Bảng 4.2. Đánh giá tình hình giao khoán, CT và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp STT

Nội dung

Ý kiến hộ gia đình, cá nhân Chấp nhận Tạm chấp nhận Không chấp nhận Ý kiến khác SL % SL % SL % SL % 1 Trình tự, thủ tục giao khoán, cho thuê, cấp GCNQSDĐ 56 40 41 29 27 19 16 11

2 Đối tƣợng đƣợc giao khoán,

cho thuê đất lâm nghiệp 82 59 55 39 1 1 2 1 3 Loại đất lâm nghiệp đƣợc giao

khoán, cho thuê 23 16 49 35 63 45 5 4

5 Thời hạn giao khoán, cho thuê 45 32 75 54 12 9 8 6

Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân

Kết quả điều tra phỏng vấn hộ đánh giá của ngƣời dân về công tác giao khoán, cho thuê và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho thấy:

Đánh giá của ngƣời dân về việc xác định đối tƣợng đƣợc giao khoán, cho thuê và quy định hạn mức diện tích giao khoán tƣơng đối tốt (trên 59% hộ gia đình, cá nhân chấp nhận), đa số ngƣời dân chấp nhận và hài lòng với quy định về đối tƣợng và hạn mức. Riêng nội dung loại đất lâm nghiệp đƣợc giao khoán, cho thuê lại có nhiều ý kiến không chấp nhận nhất (45 ) lý do ngƣời dân đƣa ra là những đất mà họ đƣợc giao khoán thƣờng là những đất không có rừng, độ dốc lớn, khó sản xuất hoặc nếu giao rừng thì đa số là rừng nghèo hoặc nghèo kiệt, một số hộ có ý kiến cho rằng họ cần thêm nhiều hỗ trợ về giống, phân bón cho những loại đất rừng này. Thời hạn và trình tự giao khoán cũng là một vấn đề mà nhiều hộ còn có ý kiến không chấp nhận do thời hạn giao khoán còn ngắn (tối đa là 50 năm), mỗi năm các nhóm hộ đều phải ký hợp đồng một lần, trình tự thủ tục phức tạp, việc giao khoán chỉ trên giấy tờ, chƣa giao khoán trên thực địa, nhiều hộ không nắm đƣợc ranh giới rõ ràng diện tích mình đƣợc giao khoán.

Tóm lại, chủ trƣơng xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đang đƣợc đẩy mạnh, đây là bƣớc chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để ngƣời dân bảo vệ đƣợc rừng, yên tâm quản lý, đầu tƣ phát triển rừng trên diện tích rừng đƣợc giao. Tuy nhiên ở nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và ngƣời dân chƣa đƣợc xác định cụ thể trên bản đồ và thực địa; hồ sơ giao đất giao rừng thiếu nhất quán, quản lý không chặt chẽ và không đồng bộ. Có những diện tích rừng và đất lâm nghiệp đƣợc giao hoặc khoán quản lý đã bị chuyển đổi mục đích khác nhƣng không xử lý hoặc làm ngơ. Diện tích rừng có chủ thực sự rất thấp, dẫn đến tình trạng rừng chƣa đƣợc bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc quản lý diện tích rừng lớn

kinh doanh có hiệu quả. Các diện tích rừng do UBND các cấp quản lý thì cơ bản vẫn trong tình trạng vô chủ hoặc không đƣợc bảo vệ, quản lý tốt. Nhiều diện tích giao cho các hộ gia đình, cá nhân chƣa phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế, ngƣời dân vẫn chƣa sống đƣợc bằng nghề rừng. Do đó, tài nguyên rừng không đƣợc quản lý bảo vệ có hiệu quả mà còn tiếp tục bị tàn phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 45 - 49)