Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 49 - 60)

Trong giai đoạn 2011-2015 huyện Đạ Huoai đã thực hiện rà soát và điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của Huyện, xác định lại cơ cấu đất lâm nghiệp, đất ngoài lâm nghiệp phù hợp với thực tế, tạo sự ổn định trong sự pháp triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, đồng thời làm cơ sở để xây dựng các biện pháp

quản lý rừng một cách chặt chẽ và bền vững. Tuy nhiên quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 chƣa đƣợc triển khai xác lập mà chỉ dựa vào quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch 3 loại rừng từ đó xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trong giai đoạn 2011- 2015 huyện đã hoàn thành thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011- 2015 và hiện nay Huyện đang thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai 5 năm 2016-2020. Thông qua dự án đầu tƣ của các chƣơng trình dự án nhƣ: REDD+; hoạt động sản xuất của các Công ty lâm nghiệp và của ngƣời dân địa phƣơng, ngành lâm nghiệp huyện Đạ Huoai trong giai đoạn 2011- 2015 đã đạt đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau: Bảng 4.3. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 STT Chỉ tiêu Đvt KH 2011- 2015 Hiện trạng 2015 Tỷ lệ đạt 1 Độ che phủ rừng % 61 60 98 2 Trồng rừng mới; trồng lại rừng sau khai thác; trồng rừng trong cải tạo rừng...

Ha 2000 1675 67

3 Khoanh nuôi tái sinh ha 2000 1141.6 57

4 Khai thác rừng

Gỗ rừng tự nhiên M3 15000 14733 98

Gỗ rừng trồng M3 22.000 20.131 92

Lồ ô – Mum Cây 300.000 270.400 90

5 Số vụ vi phạm giảm % 30% 22% 73

(Nguồn: UBND huyện Đạ Huoai, 2015)

Dựa vào kết quả tổng hợp so sánh giữa kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 và hiện trạng đến năm 2015 ta thấy: về cơ bản việc thực

hiện kế hoạch đã đạt kết quả tƣơng đối tốt, độ che phủ rừng đã đạt đƣợc 98% so với kế hoạch. Kết quả trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh so với kế hoạch đặt ra đạt trên 50 , tuy nhiên cơ cấu cây trồng rừng còn đơn điệu, chủ yếu là keo lai và cao su.

Bảng 4.4. Trữlƣợng các loại rừng theo phân loại rừng

Phân loại rừng Đơn vị tính Tổng trữ lƣợng

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 m3 2973204

1- Rừng tự nhiên 1110 m3 2885805

- Rừng thứ sinh 1112 m3 2885805

2.Rừng trồng 1120 m3 87399.2

- Rừng trồng mới trên đất chƣa từng có rừng 1121 m3 74795.1 - Trồng lại trên đất đã từng có rừng 1122 m3 12604.1

Trong đó: Rừng trồng cao su, đặc sản 1124 m3 24472.6

- Rừng trồng cao su 1125 m3 21093

- Rừng trồng cây đặc sản 1126 m3 3379.6

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3 2973204

1. Rừng trên núi đất 1210 m3 2973204

III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3 2885805

1. Rừng gỗ 1310 m3 2086033

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3 2086033

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây 380.553

- Nứa 1321 1000 cây 87.33

- Lồ ô 1324 1000 cây 293.223

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330 799772

- Gỗ là chính 1331 m3 757689.3

- Tre nứa là chính 1332 1000 cây 3261.248

V. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƢỢNG 1400 m3 2086033

1. Rừng giàu 1410 m3 173704.5

2. Rừng trung bình 1420 m3 1694192

3. Rừng nghèo 1430 m3 140542.7

5. Rừng phục hồi 1450 m3 77517.4

(Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng năm 2015)

Qua phỏng vấn cán bộ quản lý và các chủ rừng cho thấy suất đầu tƣ cho 1ha rừng trồng còn thấp (2500000đ/ha) do vậy ảnh hƣởng đến chất lƣợng rừng trồng, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống những năm gần đây đang đƣợc quan tâm và có tiến bộ song vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: chủng loại cây trồng chƣa phong phú, mới chỉ quan tâm đến cây gỗ mọc nhanh mà chƣa quan tâm đến cây bản địa. Từ kết quả kiểm kê rừng cho thấy, trữ lƣợng rừng hiện nay của Huyện là gần 3 triệu m3 gỗ, trong đó phần lớn là rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là rừng có trữ lƣợng trung bình (81%), rừng giàu và rừng nghèo có tỷ lệ xấp xỉ nhau, trung bình chiếm 7.5%, còn lại là rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt. Nhƣ vậy ta thấy, rừng ở Đạ Huoai hiện nay mới đạt đƣợc mức trung bình, cần tăng cƣờng thêm công tác phát triển rừng để trong tƣơng lai sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn cả về chất lƣợng rừng và số lƣợng rừng.

Công tác khai thác rừng đạt kết quả cao, đóng góp vào nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho chủ rừng đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Thực hiện theo quyết định số 2242 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về việc tăng cƣờng quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020, không khai thác rừng tự nhiên mà chỉ thực hiện khai thác rừng trồng. Các hoạt động khác nhƣ công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; công tác kiểm lâm địa bàn; công tác theo dõi diến biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; công tác Pháp chế thanh tra; công tác kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn các chủ rừng khai thác, sử dụng rừng; công tác quản lý chất lƣợng, xuất xứ nguồn giống... luôn đƣợc duy trì và đạt đƣợc kết quả tƣơng đối tốt. Đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã đƣợc UBND huyện đặt lên hàng đầu.

Diện tích rừng tự nhiên ở Đạ Huoai tiếp giáp với nhiều địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh nên khá phức tạp. Hiện nay, các khu vực đƣợc xác định là điểm “nóng”, gồm: các tiểu khu 576B, 560, 566 (xã Phƣớc Lộc - tiếp giáp với xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm); 570 (xã Đạ Tồn - tiếp giáp huyện Đạ Tẻh); 567, 568B, 580 (xã Đạ M’ri); khu vực Đạ Si (xã Đạ P’Loa) và Tiểu khu 604, đƣờng B2, Đá Bàn (xã Đoàn Kết) tiếp giáp với các huyện Tánh Linh, Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Toàn huyện triển khai thực hiện giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng đƣợc: 21.600 ha cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đội (chủ yếu là rừng tự nhiên). Hầu hết diện tích đất có rừng các Ban quản lý rừng và các Công ty lâm nghiệp theo quy định 1000 ha có một định biên bảo vệ thƣờng xuyên tuần tra canh giữ.

Thực hiện chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng một số biện pháp cấp bách để quản lý và phát triển rừng. Nhìn chung, thời gian qua (kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 12/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ) tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trong huyện đã giảm đáng kể.

Lực lƣợng bảo vệ rừng là các hộ nhận khoán đƣợc chia thành các tổ, đội dƣới sự chỉ đạo của lực lƣợng cán bộ quản lý rừng của các đơn vị chủ rừng kết hợp với hạt Kiểm lâm sở tại và chính quyền địa phƣơng đã thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra theo định kỳ và đột xuất để phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc lấn chiếm, xâm hại trái phép đến rừng và đất rừng nên tài nguyên rừng đƣợc giữ vững và phát triển tốt, chất lƣợng rừng ngày đƣợc nâng cao.

Tuy nhiên trên địa bàn vẫn xảy ra các vụ lấm chiếm rừng và đất lâm nghiệp, tính đến năm 2015 tổng diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép: 4.921,77 ha; trong đó: 2.305,94 ha trồng Điều, 328,13 ha diện tích sau giải tỏa là đất trống, 10,84 ha là đất trống có cây tái sinh, 104,83 ha đất trống khác (đá, đƣờng đi), 1.409,89 ha đã trồng rừng sau giải tỏa và 762,14 ha đất đang có cây nông nghiệp.

Bảng 4.5. Kết quả điều tra về tình hình xâm hại rừng ở Đạ Huoai

Rừng

Ý kiến hộ gia đình, cá nhân Bị xâm hại Khai thác gỗ Chặt phá rừng CMĐSD SL % SL % SL % SL % Rừng Ban QL 70 50 50 36 65 46 20 14 Rừng Doanh nghiệp NN 70 50 80 57 80 57 30 21 Rừng Doanh nghiệp ngoài

NN 30 21 40 29 50 36 70 50

Rừng Đơn vị vũ trang 70 50 90 64 40 29 50 36

Rừng HGĐ, CN 90 64 50 36 100 71 80 57

Rừng UBND 135 96 120 86 140 100 30 21

Tổng 505 60 460 55 570 68 280 33

(Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân)

Kết quả điều tra trên địa bàn huyện cho thấy: đối với mỗi loại đối tƣợng quản lý khác nhau sẽ có kết quả khác nhau, tuy nhiên 60 số hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng rừng giao cho các đối tƣợng quản lý đã bị xâm hại trong những năm gần đây (khai thác gỗ hoặc phá rừng làm rẫy). Tuy nhiên mức độ rừng bị phá, lấn chiếm ở các loại chủ quản lý rừng có sự khác biệt rõ ràng. Trong các chủ quản lý rừng trên thì rừng thuộc lực lƣợng vũ trang và ban quản lý rừng bị xâm hại với mức độ thấp nhất do các đối tƣợng quản lý rừng này đƣợc cấp kinh phí, trang bị, phƣơng tiện đầy đủ và thƣờng xuyên tuần tra kiểm tra rừng. Đối với những diện tích rừng chƣa đƣợc giao hiện do UBND xã quản lý theo các hộ đánh giá trên 90 hộ cho rằng đã bị xâm hại (vừa bị khai thác gỗ trái phép vừa bị phát rừng xâm lấn đất rừng). Đối với hộ gia đình cá nhân, theo các hộ đánh giá thì trên 60 hộ cho rằng rừng giao cho họ cũng bị xâm hại, trong đó chủ yếu là chặt phá rừng và chuyển mục đích sử dụng trái phép. Nguyên nhân do các hộ gia đình đƣợc giao rừng chủ yếu là những hộ ngh o và cận ngh o (chiếm 57%

các hộ đƣợc điều tra), rừng đƣợc giao cho các hộ phần lớn là rừng ngh o, hầu nhƣ không có gì để hƣởng lợi từ rừng; trong khi đó họ không đƣợc hƣởng một trợ cấp hay hỗ trợ kỹ thuật nào do vậy không có biện pháp tác động để nâng cao chất lƣợng rừng. Quá trình nghiên cứu cho thấy hầu hết rừng đƣợc giao cho các nhóm hộ quản lý ở địa phƣơng thƣờng có ranh giới giao giữa các nhóm không rõ ràng, không có mốc giới ranh giới, do đó thậm chí thành viên nhóm hộ không nắm đƣợc khu vực đã giao.

Tổ chức bộ máy đã hình thành Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở xã, huyện và chủ rừng với 5 Ban chỉ huy phòng chống cháy gồm 220 thành viên và 27 tổ đội PCCCR cơ sở gồm 250 ngƣời đã đi vào hoạt động tốt, nhất là ở một số xã trọng điểm; sự phối hợp giữa các lực lƣợng công an, quân sự, Kiểm lâm ở cấp huyện tƣơng đối chặt chẽ, có hiệu quả.

Vận động ký cam kết PCCCR, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn huyện đƣợc 6.109 cam kết. Hàng năm các đơn vị chủ rừng xây dựng phƣơng án PCCCR trên toàn lâm phần trình duyệt trƣớc khi triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả tối ƣu trong công tác PCCCR. Do đƣợc quán triệt ngay từ đầu mùa khô nên 100 đơn vị đều xây dựng phƣơng án PCCCR, thành lập Ban chỉ huy PCCCR tại đơn vị.

Qua điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý thì công tác tuyên truyền và xây dựng bảng biểu tuyên truyền bảo vệ rừng và đất rừng đã đƣợc quan tâm và từ năm 2011 trở lại đây vấn đề này đã đƣợc tăng cƣờng thực hiện hơn. Tuy nhiên khi đi phỏng vấn các chủ rừng thì số ngƣời hiểu biết về vai trò của rừng, các quy định của pháp luật đối với công tác bảo vệ rừng, trách nhiệm bảo vệ rừng và đất rừng chỉ chiếm tỷ lệ 81 . Từ đó cho thấy công tác tuyên truyền vận động chƣa thực sự hiệu quả, còn một số hạn chế nhất định: hình thức tuyên truyền còn ngh o nàn, đơn điệu; số hội nghị và số lƣợt ngƣời tham dự còn ít, tập trung chủ yếu vào nhóm đối tƣợng nhƣ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp cấp cơ sở, các đại diện chủ nhận khoán rừng trong khi các đối tƣợng là các hộ nhận khoán rừng,

cộng đồng dân cƣ sống trong rừng, ven rừng lại là nhóm đối tƣợng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

4.1.4.2. Phát triển rừng

Từ năm 2011 đến 2015 với các nguồn vốn khác nhau toàn huyện đã trồng 1.675 ha rừng các loại, với tỷ lệ thành rừng đạt bình quân 80 . Trong đó nguồn vốn chủ yếu là từ chƣơng trình 5 triệu ha (CT 661) do trung ƣơng hỗ trợ; Mặc dù diện tích đất chƣa có rừng còn tƣơng đối nhiều tuy nhiên để đầu tƣ trồng rừng trên diện tích này rất khó khăn, nguyên nhân đa phần diện tích này là đất rừng có kiểu hiện trạng IA, IC, IB việc đầu tƣ xử lý thực bì phát quang trƣớc khi trồng rất tốn kém chi phí, hơn nữa diện tích này vẫn còn xen lẫn rừng tự nhiên nhỏ lẻ, manh mún không tập trung nên rất khó tác động.

Ngoài ra từ khi có chủ trƣơng cải tạo rừng ngh o thì nhu cầu trồng cao su trên diện tích rừng ngh o đang bắt đầu phát triển, tính đến thời điểm này thì diện tích rừng cao su đã trồng trên địa bàn toàn huyện là khoảng hơn 2000 ha, đã có gần 800 ha thành rừng.

Khoanh nuôi: Tổng diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ hàng năm trên địa bàn huyện Đạ Huoai là 23.441,23 ha.

Cải tạo rừng: Tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép đƣợc cải tạo giai đoạn 2011 - 2015 là 717,96 ha; trong đó diện tích rừng đã cải tạo đến hết năm 2014 là 597,48 ha và dự kiến khai thác năm 2015 là 120 ha.

Làm giàu rừng: Tính đến nay trên địa bàn huyện Đạ Huoai có Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Madagui đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt phƣơng án làm giàu rừng với diện tích 123,12 ha, loài cây trồng là sao, dầu, giá tị...

Bảng 4.6. Kết quả điều tra sự tham gia của ngƣời dân trong phát triển rừng

STT

Nội dung

Tổng số

phiếu Có tham gia Không tham gia

SL % SL % 1 Tập huấn kỹ thuật trồng, khai thác rừng 140 96 69 44 31 2 Hỗ trợ giống cây trồng 140 125 89 15 11 3 Hỗ trợ phân bón 140 140 100 0 0 4 Áp dụng kỹ thuật lâm sinh 140 42 30 98 70

(Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân)

Từ kết quả phỏng vấn hộ đƣợc nhận giao khoán rừng và các cán bộ quản lý ta thấy, địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, khai thác, cải tạo và bảo vệ rừng cho ngƣời dân, tỉ lệ các hộ tham gia tƣơng đối cao (69%), những hộ không tham gia nguyên nhân phần lớn do thời gian tổ chức tập huấn trùng với thời gian lao động của hộ, một phần do không biết thông tin về lớp tập huấn. Ngoài công tác tập huấn, địa phƣơng cũng có hỗ trợ cây trồng và phân bón cho các hộ có nhận khoán đất chƣa có rừng, hoặc những diện tích rừng nghèo cần cải tạo. Theo kết quả phỏng vấn cán bộ phòng nông nghiệp cho thấy, có nhiều trƣờng hợp ngƣời dân nhận giống và phân bón nhƣng không sử dụng trồng rừng mà đem bán hoặc sử dụng vào việc khác để thu lợi. So sánh số lƣợng hộ đi tập huấn kỹ thuật trồng, khai thác rừng và số hộ có áp dụng kỹ thuật lâm sinh khi trồng rừng, khai thác ta thấy, số hộ áp dụng chỉ chiếm 44% trên tổng số hộ đi tập huấn, nguyên nhân do các hộ không đủ thời gian và kinh phí để thực hiện, đa số hộ chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc bảo vệ rừng.

4.1.4.3. Khai thác, chế biến lâm sản

Từ năm 2004, thực hiện chủ trƣơng không khai thác chính từ rừng tự nhiên nên nguồn gỗ từ khai thác chính không có, chủ yếu là khai thác tận dụng

thuộc các công trình chuyển dịch đất, các dự án cải tạo rừng ngh o kiệt...Ngoài ra, các đơn vị chủ rừng còn khai thác lâm sản ngoài gỗ nhƣ tre, le, lồ ô... Đối với rừng trồng, đa phần diện tích khai thác là những diện tích rừng nguyên liệu giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 49 - 60)