Quan điểm, mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và những dự báo cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 62)

4.2.1. Quan điểm, mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng

4.2.1.1. Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng

Căn cứ vào Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cụ thể đối với vùng Tây Nguyên.

Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012-2020. Ta có:

+ Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện coi trọng cả 4 khâu: trồng, bảo vệ, làm giàu rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Phải giữ đối với rừng đặc dụng, phòng hộ nhƣng đối với rừng sản xuất cần phải cải tạo, làm giàu rừng để phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp.

+ Phát triển lâm nghiệp phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa và ăn khớp với quá trình chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không gây cản trở mà phải hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

+ Phát triển lâm nghiệp phải gắn với chủ trƣơng xã hội hóa việc bảo vệ phát triển rừng; giải quyết hài hòa các mối liên hệ giữa phát triển và bảo vệ sinh thái, môi trƣờng; giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa lợi ích Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân sống liền rừng;

+ Nâng cao hiệu quả của ngành lâm nghiệp, làm cho ngành lâm nghiệp không những đủ khả năng tự trang trải cho các hoạt động của ngành mà còn đóng góp ngày càng tăng cho nền kinh tế.

+ Phát triển lâm nghiệp góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những ngƣời làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và

+ Phát triển lâm nghiệp phải lấy rừng giữ rừng, lấy rừng phát triển rừng, lấy rừng cải thiện đời sống ngƣời dân và phải gắn với các chƣơng trình, dự án của Trung ƣơng, địa phƣơng và các tổ chức quốc tế đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh;

+ Tập trung làm chuyển biến cơ bản, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng rừng, phải làm rõ vai trò của chủ rừng, xác định chủ rừng đích thực.

4.2.1.2. Mục tiêu tổng quát

Bảng 4.9: Mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện giai đoạn 2015 -2020

Hạng mục Năm 2015 2020 A. Về môi trƣờng + Độ che phủ rừng ( ) 60 63,58 + D.Tích rừng phòng hộ (ha) 8.982 8.982 + D.Tích rừng s. Xuất (ha) 22.512 22.512 B. Về kinh tế + Trữ lƣợng gỗ (m3 ) 2.973.204,2 3.200.000 + Sản lƣợng nhựa Cao su (tấn) 3.500 + Thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng (tỷ đồng/năm) 5 15 C. Về xã hội

Giải quyết việc làm (ngƣời) 850 1500

- Bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Đến năm 2020, phải sử dụng và trồng hết diện tích đất chƣa có rừng có khả năng trồng rừng. Đến năm 2025 giữ vững đƣợc diện tích rừng.

- Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở tổ chức,

quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trƣờng.

- Sử dụng và trồng hết diện tích đất chƣa có rừng có khả năng trồng rừng, cải tạo đối với diện tích rừng sản xuất tự nhiên ngh o kiệt để thay thế bằng các loài cây trồng rừng khác, các loài cây đa mục tiêu có giá trị kinh tế và hiệu quả phòng hộ môi trƣờng cao, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng năm 2015 từ 60% đến năm 2020 đạt trên 63,58% so với diện tích tự nhiên toàn huyện, đến năm 2025 tiếp tục giữ vững đƣợc độ che phủ của rừng và nâng cao đƣợc vai trò của rừng tới phát triển kinh tế, xã hội.

- Đƣa dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng là nguồn thu cơ bản của ngành lâm nghiệp; nâng tỷ trọng lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông nghiệp và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phƣơng.

4.2.1.3. Định hƣớng bảo vệ và phát triển rừng

- Xây dựng và ổn định các loại rừng trên địa bàn

Phân định rõ ranh giới rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn kể cả trên bản đồ và trên thực địa, so sánh, đối chiếu để đi đến thống nhất về loại rừng, diện tích, tiến hành cắm mốc giới nhằm tạo ra cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ xung yếu (8.982ha). Rừng phòng hộ phát triển nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái, ổn định về môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và khí hậu, phòng chống thiên tai.

Đối với rừng sản xuất: Rừng sản xuất phát triển theo hƣớng tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô vừa và lớn nhằm đảm bảo nguyên liệu cho chế biến, tăng hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở tăng năng suất, chất lƣợng rừng. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tƣ vào phát triển rừng; khuyến khích các hình thức thuê rừng, liên doanh, liên kết.

+ Phân cấp quản lý Nhà nƣớc về rừng: Việc phân cấp quản lý rừng đƣợc thực hiện theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tƣớng chính phủ về việc thực hiện quản lý Nhà nƣớc của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Xã hội hóa nghề rừng.

Thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên quan điểm: Nghề rừng đang dần trở thành một nghề chính đối với các hộ gia đình vùng đồi núi của huyện. Lực lƣợng sản xuất lâm nghiệp không còn thuần túy là lực lƣợng quốc doanh mà toàn dân tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

Tiếp tục làm tốt công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp với trồng mới, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ mới trong phát triển rừng, tiến tới quản lý sử dụng rừng bền vững.

Tiến hành giao đất giao rừng cho tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình có nhu cầu và có khả năng quản lý sử dụng tốt tài nguyên rừng, có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể để phát triển rừng, làm giàu rừng, tránh tình trạng rừng, đất rừng sau giao khoán không phát huy đƣợc hết hiệu quả và tiềm năng vốn có của nó dẫn đến lãng phí tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Khai thác tổng hợp để đem lại giá trị cao nhất về kinh tế trên cơ sở không làm ảnh hƣởng đến chức năng phòng hộ và tính đa dạng sinh học của rừng. Chú trọng công tác trồng rừng cao su, các nguồn thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp.

Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giống cây lâm nghiệp, du nhập và trồng khảo nghiệm các loài giống mới, chất lƣợng cao cho cả rừng phòng hộ và sản xuất dƣới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & PTNT. Làm mới và nâng cấp, sửa chữa đƣa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống vƣờn ƣơm đặc biệt là các vƣờn ƣơm giống cao su theo tiêu chuẩn mới.

Hiện đại hóa công nghiệp chế biến lâm sản, kỹ thuật khai khác gỗ, khai thác nhựa cao su, củng cố, mở rộng và nâng cấp một số cơ sở chế biến lâm sản trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn. Cụ thể nhƣ đầu tƣ trang thiết bị, máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến để có thể sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tối đa lâm sản, tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Hạn chế tối đa việc bán hoặc xuất khẩu sản phẩm dƣới dạng thô.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin vào việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR và phòng trừ sâu bệnh hại.

4.2.2. Những dự báo cơ bản giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn đến năm 2025 của huyện Đạ Huoai của huyện Đạ Huoai

4.2.2.1. Dự báo về dân số

Căn cứ vào số liệu của Phòng Thống kê huyện Đạ Huoai qua các năm, dân số hiện tại của huyện là 36.073 ngƣời, với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,48 /năm; Căn cứ vào khả năng thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Dự kiến dân số của huyện Đạ Huoai sẽ có khoảng 38.575 ngƣời vào năm 2020 và 41.047 ngƣời năm 2025. Với tốc độ tăng bình quân từ 2015-2020 là: 1,35 và từ 2020-2025 là: 1,25%.

Bảng 4.10: Hiện trạng và dự báo phát triển dân số-lao động

HẠNG MỤC ĐƠN VỊ 2010 2015 2020 2025 Tốc độ tăng bình quân (%) 2010 - 2015 2015 - 2020 2020 - 2025 1. Dân số trung bình Ngƣời 34.049 36.073 38.575 41.047 1,48 1,35 1,25

Tỷ lệ tăng dân số chung % 1,52 1,44 1,3 1,2 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,21 1,16 1,11 1,05 Tỷ lệ tăngcơ học % 0,31 0,28 0,19 0,15

2. Số ngƣời trong độ

Tỷ lệ so với dân số % 65,11 69,01 69,83 68,4 3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội Ngƣời 17.766 21.027 22.837 23.874 1,62 2,50 2,21 Tỷ lệ so với số ngƣời trong độ tuổi LĐ % 80,14 84,47 84,78 86,73

(Nguồn quy hoạch Phát triển kinh tế xã hội huyện Đạ Huoai)

4.2.2.2. Dự báo sự phụ thuộc vào rừng đối với ngƣời nghèo

Đạ Huoai là huyện có diện tích rừng tƣơng đối lớn, hầu hết là rừng tự nhiên. Trƣớc đây ngƣời dân gần rừng sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ khai thác gỗ, củi, lâm sản phụ để kiếm sống. Những năm gần đây, nền kinh tế từng bƣớc phát triển, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc về đầu tƣ cho sản xuất lâm nghiệp nhiều hơn, công tác giao đất, khoán rừng rừng đƣợc chú trọng, tạo điều kiện cho ngƣời dân sống gần rừng có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, đời sống không ngừng cải thiện và nâng cao. Việc tuyên truyền vận động về công tác bảo vệ phát triển rừng đƣợc thực hiện tốt hơn. Do vậy, sự phụ thuộc vào rừng của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời ngh o sống gần rừng đã giảm đi đáng kể.

Trong những năm tới, Đảng, Nhà nƣớc ta tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tƣ về lâm nghiệp hơn nữa. Về phía địa phƣơng, ngoài dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chƣơng trình 134, 135, chƣơng trình Nghị quyết 04 của tỉnh Ủy...đƣợc sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, huyện Đạ Huoai đang tiếp tục nhận đƣợc sự đầu tƣ hỗ trợ về phát triển lâm nghiệp từ nhiều nguồn kinh phí, với các hạng mục nhƣ: dự án trồng cao su các huyện miền núi, đề án cải tạo rừng và phát triển cao su trên diện tích đất rừng sản xuất, dự án Jica2 về đầu tƣ và khôi phục rừng phòng hộ...Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều hoạt động lâm nghiệp khác tham gia dƣới các hình thức khác nhau nhƣ phát triển trồng rừng sản xuất, mô hình kinh tế trang trại, các hoạt động chế biến lâm sản, du lịch sinh thái... sẽ góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Có thể nói rằng, trong những năm tới, bằng những hoạt động sản xuất kinh doanh thiết thực trên địa bàn, sự phụ thuộc của ngƣời ngh o vào rừng sẽ đƣợc giảm đi đáng kể, nếu nhƣ trƣớc đây họ chủ yếu sống đƣợc nhờ rừng thì giờ đây họ có thể làm giàu từ rừng.

4.2.2.3. Dự báo về nhu cầu phát triển tài nguyên rừng

Đạ Huoai là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp tƣơng đối lớn, tuy nhiên về trữ lƣợng và chất lƣợng rừng tƣơng đối thấp, diện tích rừng giàu không còn nhiều chỉ tập trung ở Đạ Ploa, Đạ M’ri, Phƣớc Lộc, … chủ yếu là rừng trung bình, rừng ngh o kiệt và rừng phục hồi. Do vậy, vấn đề phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ môi trƣờng sinh thái là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi cải tạo rừng ngh o thuộc đối tƣợng rừng sản xuất cũng phải đƣợc phát huy.

Trong thời gian tới, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có kết hợp với việc trồng mới, trồng bổ sung đối với những diện tích chƣa bảo đảm mật độ cũng nhƣ khả năng phòng hộ theo yêu cầu. Tiến hành trồng mới rừng phòng hộ môi trƣờng loài cây bản địa theo kế hoạch hàng năm trên diện tích đất trống hiện còn. Trồng lại rừng sau khai thác đối với những diện tích rừng trồng đã đến tuổi thành thục.

Cùng với phát triển rừng sản xuất thông qua đề án cải tạo rừng ngh o kiệt tiến hành trồng rừng cao su trên những diện tích rừng ngh o kiệt và trồng cây phân tán, phấn đấu đƣa độ che phủ rừng của toàn huyện đạt 63,58 năm 2020.

4.3. Xây dựng phƣơng án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai Huoai

4.3.1. Quy hoạch sử dụng đất huyện Đạ Huoai

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013; Căn cứ vào quyết định phân bổ các loại đất của Tỉnh và quy hoạch sử dụng đất của Huyện; Căn cứ vào kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xu hƣớng chuyển dịch các loại đất trong giai đoạn 2010 – 2015 thực hiện xây dựng bản quy hoạch sử dụng đất bao

gồm: diện tích cơ cấu các loại đất, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho các mục đích khác.

Bảng 4.11 : Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện ĐạHuaoi đến năm 2020 Số TT Hạng mục Hiện trạng năm 2015 Quy hoạch đến 2020 (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên (1+2+3) 49.528.94 100 49.528.94 100 1 Đất nông nghiệp NNP 47.491,42 95,89 46.581,48 94.05 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.923,91 32,15 15.012.48 30.31 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 948,33 1,91 1.703.48 3.44 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 299,17 0,60 400,07 0.81

1.1.1.2 Đất cỏdùng vào chăn nuôi COC 9,08 0,02 10 0.02

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 640,08 1,29 1.293.41 2.61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 14.975,58 30,24 13.309.00 26.87

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 31.494,00 63,59 31.494.00 63.59

1.2.1 Rừng sản xuất RSX 22.512,00 45,45 22.512.00 45.45

1.2.2 Rừng phòng hộ RPH 8.982,00 18,13 8.982.00 18.13

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 63,38 0,13 70 0.14

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 10,13 0,02 5 0.01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.936,45 3,91 2.947,46 5.95

2.1 Đất ở OCT 244,17 0,49 322,6 0.65

2.1.1 Đất ởđô thị ODT 84,38 0,17 113,47 0.23

2.1.2 Đất ở nông thôn ONT 159,79 0,32 209,13 0.42

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.102,25 2,23 2.012.95 4.06

2.2.1 Đất trụ sởcơ quan, công

trình sự nghiệp TSC 21,78 0,04 24,75 0.05

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQP 113,00 0,23 143,68 0.29

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 435,64 0,88 549,83 1.11

2.2.5 Đất có mục đích công

cộng CCC 531,83 1,07 1.294,69 2.61

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TON 4,75 0,01 4.75 0.01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 48,65 0,10 70,53 0.14

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc

chuyên dùng SON 536,63 1,08 536.63 1.08

3 Đất chƣa sử dụng CSD 101,07 0,20 0 0

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 46,95 0,09 0 0.00 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 53,87 0,11 0 0.00

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,25 - 0 0

Về cơ bản, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 sẽ thuận theo xu hƣớng phát triển chung của Tỉnh, giảm tỷ lệ đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp tăng tập trung với đất có mục đích công cộng để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn này Huyện thực hiện tập trung đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng của địa phƣơng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, chợ, nhà văn hóa... Tuy nhiên, đất lâm nghiệp tiếp tục giữ vững diện tích, tuy nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 62)