Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 75 - 94)

Căn cứ vào Chiến lƣợc Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cụ thể đối với vùng Tây Nguyên; Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đạ Huoai giai đoạn 2011- 2020; Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của huyện Đạ Huoai; Căn cứ vào quy hoạch các loại rừng nêu trên, hiện trạng rừng thực tế và các dự báo trong giai đoạn 2015 - 2020 làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của huyện giai đoạn 2015- 2020.

Bảng 4.17: Quy hoạch phát triển tài nguyên rừng huyện Đạ Huoai giai đoạn 2015-2020

Hạng mục ĐVT Tổng

cộng

B.quân/ năm

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Ngoài Lâm nghiệp

Cộng BQ/năm Cộng BQ/năm Cộng BQ/năm

1. Bảo vệ ha 31494 6298,8 8982 1796,4 22512 4502,4

2. Giao khoán QLBVR ha 31494 6298,8 8982 1796,4 22512 4502,4

II. Phát triển rừng

1. Trồng rừng, chăm sóc rừng trồng ha 2064,2 412,84 319,5 63,9 1741,9 348,38 2,8 2,8

- Trồng rừng trên đất trống ha 1443,4 288,68 319,5 63,9 1123,9 224,78

- Trên diện tích khai thác rừng trồng ha 618 123,6 618 123,6

- Trên diện tích CT RTN ngh o kiệt ha 2,8 2,8 2,8 2,8

- Trồng cây phân tán cây 10000 2000

2. Nuôi dƣỡng rừng 4856,1 971,22 321,4 64,28 4534,7 906,94

- Rừng trồng ha 4856,1 971,22 321,4 64,28 4534,7 906,94

III. Khai thác rừng

1. Gỗ ha 6801,1 1360,2 6801,1 1360,22

- Khai thác trắng rừng trồng ha 617,5 123,6 618 123,6

- Tỉa thƣa nuôi dƣỡng rừng trồng ha 4856,1 971,22 4856,1 971,22

2. Lâm sản phụ

- Lồ ô mum nứa tuyển Cây 250000 50000 150000 30000 100000 20000

4.3.3.1. Quy hoạch bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ rừng là hệ thống các biện pháp sử dụng tài nguyên hợp lý, dự báo, phòng chống các ảnh hƣởng bất lợi tác động đến tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái. Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phƣơng, công tác bảo vệ rừng ở huyện Đạ Huoai cần thực hiện theo các nội dung sau:

- Mục tiêu:

Giảm đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng bất lợi của con ngƣời tác động đến tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái nhƣ khai thác trái phép gỗ và các lâm sản khác, xâm canh làm rẫy...

Bảo vệ và tăng cƣờng tính đa dạng sinh học, ngăn chặn triệt để các tác động có hại đến những loài động vật, thực vật rừng quý hiếm đã đƣợc xác định.

- Đối tƣợng:

Bảo vệ toàn bộ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có; rừng trồng mới; rừng khoanh nuôi phục hồi, rừng trồng sau khai thác, và diện tích cải tạo rừng tự nhiên ngh o kiệt thành rừng. Trong đó:

Rừng phòng hộ: Toàn bộ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có; rừng khoanh nuôi, rừng trồng mới.

Rừng sản xuất: Toàn bộ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có; rừng trồng mới; rừng khoanh nuôi phục hồi, rừng trồng sau khai thác, và diện tích cải tạo rừng tự nhiên ngh o kiệt thành rừng.

- Giải pháp chung:

Tổ chức lực lƣợng bảo vệ rừng đến đơn vị xã, trong đó lực lƣợng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng là nòng cốt. Các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ cần kết hợp với lực lƣợng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng nhằm tăng cƣờng công tác tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó phối hợp với các lực lƣợng vũ trang đóng quân trên địa bàn gồm các đơn vị quân đội, bộ đội biên phòng, công an..

Nghiêm cấm chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trồng cây lâu năm, cây ngắn hạn trong vùng quy hoạch lâm nghiệp trái phép.

Tiếp tục hoàn thành việc cắm mốc ranh giới ngoài thực địa các loại rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện làm cơ sở lập các phƣơng án cụ thể về quản lý bảo vệ rừng.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các phƣơng tiện nhƣ vô tuyến truyền hình, báo chí, truyền thanh. Tập trung tuyên truyền ở khu vực trọng điểm.

Có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh, rõ ràng, xứng đáng đối với những ngƣời làm tốt và những ngƣời không hoàn thành công tác và vi phạm điều lệ quản lý bảo vệ rừng.

- Giải pháp cụ thể:

Tiếp tục thực hiện việc giao khoán đất theo NĐ135 cho các đối tƣợng là dân cƣ địa phƣơng, đồng bào dân tộc, CBCNV của các đơn vị quản lý rừng để trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày. Ƣu tiên bố trí cho các đối tƣợng này ở các khu vực không có rừng hoặc đất rừng đạt tiêu chí cải tạo nhƣng chi phí thấp, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của đối tƣợng nhận khoán.

Tiếp tục thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng bằng các chƣơng trình nhƣ: Vốn ngân sách tỉnh, vốn dịch vụ môi trƣờng rừng...

- Khối lƣợng thực hiện:

Tổng diện tích bảo vệ rừng là 31.494 ha. Diện tích đƣa vào quản lý bảo vệ chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có. Đối với diện tích đƣợc quy hoạch trồng mới thì trong giai đoạn trồng rừng đã có hạng mục bảo vệ, chăm sóc.

- Vốn đầu tƣ: Tổng đầu tƣ cho chƣơng trình giao khoán bảo vệ rừng là 67.843.200 đồng/5 năm.

4.3.3.2. Quy hoạch phát triển rừng

a) Quy hoạch trồng rừng mới

- Đối tƣợng:

Phấn đấu đến năm 2020 trồng mới toàn bộ trên đối tƣợng đất chƣa có rừng có khả năng trồng rừng (trạng thái Ia, Ib), đất quy hoạch 3 loại rừng đang

có cây nông nghiệp và đất khác trong lâm nghiệp.

Theo hiện trạng ở trên toàn huyện Đạ Huoai có 1443,4 ha diện tích đất chƣa có rừng thuộc các trạng thái: Trạng thái đất trống trảng cỏ (Ia), trạng thái đất trống trảng cây bụi (Ib) và đất có cây nông nghiệp, đất khác trong lâm nghiệp trong đó: Rừng phòng hộ 319,5 ha, rừng sản xuất 1123,9 ha.

- Diện tích:

Nhƣ vậy, căn cứ đối tƣợng trồng rừng mới ở trên và thực trạng phân bố các trạng thái rừng, cho thấy hiện nay toàn bộ diện tích 582,1 ha đất trống (Ia, Ib) có khả năng trồng mới vì diện tích này phân bố tƣơng đối tập trung thuộc các đơn vị chủ rừng thuộc đối tƣợng rừng phòng hộ. Diện tích đất có cây nông nghiệp và các đất khác trong lâm nghiệp cần thực hiện thu hồi để trồng rừng là 861,3 ha.

Bảng 4.18. Quy hoạch diện tích rừng trồng mới huyện Đạ Huoai (Giai đoạn 2015-2020)

Đơn vị: ha

STT Tổng Phân theo loại rừng

Phòng hộ Sản xuất 1 Đạ Oai 122 122 2 Đạ Ploa 260 125 135 3 Đạ Tồn 165 165 4 Đạ M’ri 91.5 91.5 91.5 5 Đoàn Kết 301 301 6 Hà Lâm 106 106 7 Madaguoi 42.4 42.4 8 Phƣớc Lộc 188.5 188.5 9 Thị trấn Đạ M’ri 103 103 10 Thị trấn Madaguoi 64 64 Tổng diện tích 1443.4 319.5 1123.9

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, yêu cầu sản xuất lâm nghiệp, thực tế sản xuất lâm nghiệp của huyện Đạ Huoai trong những vừa năm qua và đặc tính sinh thái loài cây trồng, khi chọn loài cây trồng rừng phải chọn các loài cây phù hợp với yêu cầu sinh thái từng vùng, phù hợp với mục tiêu sử dụng rừng và mục tiêu chế biến gỗ.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với điều kiện lập địa của cây keo lai nên khi chọn loài cây trồng rừng ƣu tiên chọn keo lai. Tuy nhiên để đa dạng loài cây trồng và nâng cao hiệu quả sinh thái ngoài keo lai lựa chọn trồng thêm các loài cây nhƣ cao su, sao đen, điều, dầu rái…

b) Quy hoạch trồng rừng sau khai thác rừng trồng

- Đối tƣợng: Trồng lại rừng trên những đối tƣợng là rừng trồng có trữ lƣợng có

chu kỳ khai thác nằm trong giai đoạn quy hoạch.

- Diện tích: Tổng diện tích trồng sau khai thác là 617.5 ha.

Bảng 4.19. Quy hoạch diện tích rừng trồng sau khai thác huyện Đạ Huoai (Giai đoạn 2015-2020)

Đơn vị: ha

STT Tổng Phân theo loại rừng

Phòng hộ Sản xuất 1 Đạ Oai 62.4 62.4 2 Đạ Ploa 60.5 60.5 3 Đạ Tồn 57.1 57.1 4 Đạ M’ri 17.3 17.3 5 Đoàn Kết 49 49 6 Hà Lâm 129.3 129.3 7 Madaguoi 49.4 49.4 8 Phƣớc Lộc 142 142 9 Thị trấn Đạ M’ri 20 20 10 Thị trấn Madaguoi 30.5 10.5 Tổng diện tích 617.5

- Giải pháp:

Đây là những khu rừng chủ yếu là rừng trồng keo lai thuần loài, năng suất của loài này khá tốt nên sau khi khai thác cần tiến hành trồng lại keo lai tại khu vực trên.

Trong quá trình khai thác và trồng rừng cần áp dụng những biện pháp bảo vệ đất, nhƣ giữ lại các vật liệu sau khai thác để chống xói mòn đất.

- Vốn đầu tƣ: Tổng đầu tƣ trồng rừng sau khai thác thời kỳ 2015- 2020 là 9.263

triệu đồng/5 năm. Bình quân đầu tƣ cho 1ha là 15.000.000đ đồng.

c) Quy hoạch trồng rừng sau cải tạo

- Mục đích:Trồng lại rừng mới trên những đối tƣợng là rừng tự nhiên

ngh o kiệt thuộc rừng sản xuất đƣợc phép cải tạo (bao gồm rừng ngh o kiệt thuộc các trạng thái rừng ngh o, rừng hỗn giao gỗ-tre nứa, rừng phục hồi có chất lƣợng thấp, rừng tre, le, lồ ô).

Rừng tự nhiên thuộc đối tƣợng rừng sản xuất, đƣợc xem xét để đƣợc phép cải tạo là rừng tự nhiên thoái hoá hoặc phát triển kém, không có hoặc ít có khả năng phục hồi và phát triển, nếu áp dụng các biện pháp lâm sinh nhƣ: Nuôi dƣỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh sẽ đạt hiệu quả thấp.

Tùy theo điều kiện tự nhiên và đặc tính cây trồng mà áp dụng một trong hai phƣơng thức sau:

- Cải tạo cục bộ: Là trồng lại rừng theo băng hoặc đám.

- Cải tạo toàn diện: Là thay toàn bộ lâm phần hiện tại bằng cách trồng lại rừng mới cây có mục đích, trên toàn bộ diện tích lô.

- Đối tƣợng: Là toàn bộ diện tích rừng ngh o sau khi đƣợc phép cải tạo và khai

thác tận dụng lâm sản.

- Diện tích quy hoạch: Căn cứ vào trạng thái rừng và đánh giá sơ bộ về trữ lƣợng

dƣới tiêu chuẩn cho phép cải tạo, cũng nhƣ chất lƣợng rừng của các trạng thái rừng nêu trên, thì diện tích quy hoạch cải tạo rừng ngh o kiệt toàn huyện là: 2.8 ha. Toàn bộ diện tích rừng ngh o kiệt hiện nay thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình cá nhân và là đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới

Huyện sẽ định hƣớng khuyến khích các hộ gia đình thực hiện cải tạo rừng ngh o kiệt thành trồng rừng kinh tế nhằm mục đích bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc, nâng cao độ che phủ của rừng.

- Giải pháp:

Thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 58/2008/TT-BNN ngày 09/09/2008 của Bộ NN&PTNT V/v Hƣớng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.

Thực hiện Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 14/2/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành về quy định về loài cây mục đích, áp dụng tiêu chí về trữ lƣợng hoặc mật độ cây để cải tạo rừng ngh o kiệt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện Văn bản số 2590/SNN-LN ngày 23/11/2006 của Sở Nông nghiệp & PTNT V/v hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án xử lý rừng ngh o kiệt để trồng rừng có năng xuất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế.

Thực hiện Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v Ban hành quy trình thiết kế trồng rừng.

Loài cây tập trung trồng rừng sau cải tạo chủ yếu là cao su, và một số loài cây lâm nghiệp có giá trị nhƣ keo lai, xoan chịu hạn …

e) Quy hoạch trồng cây phân tán

- Đối tƣợng trồng

Trồng cây xung quanh vƣờn nhà, trƣờng học, công sở, bệnh viện, các khu di tích lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan du lịch; dải phân cách trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, ven các trục đƣờng giao thông, xung quanh các hồ đập thủy lợi, thủy điện…

Khuyến khích trồng cây phân tán trong nhân dân, đây là phƣơng thức đầu tƣ vốn ít, sử dụng đất có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn không những đáp ứng nhu cầu gia dụng, nguyên liệu chế biến lâm đặc sản mà còn tác dụng cải thiện môi trƣờng, sinh thái cho canh tác nông nghiệp, cho sức khoẻ cộng đồng.

Phục hồi phong trào trồng cây phân tán ở các địa bàn trong huyện, đa dạng hoá các loại hình trồng cây nhƣ: trồng trên đất trống xung quanh nhà, vƣờn, ven bờ

kênh mƣơng, trồng cây ở nghĩa trang liệt sĩ, công viên, trƣờng học, bệnh viện, ven đƣờng giao thông trong thị trấn, các khu dân cƣ, chùa, nhà thờ, khu công nghiệp, trồng xen cây rừng trên bờ vùng, bờ thửa, trên các vƣờn cây công nghiệp (cà phê,ca cao, ch ) đảm bảo tỷ lệ 10-15 độ che phủ.

- Khối lƣợng trồng: Phấn đấu đến năm 2020 sẽ thực hiện trồng đạt 10 ngàn cây lâm nghiệp các loại.

- Giải pháp kỹ thuật

Chọn loài cây trồng và tạo giống có đủ tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và sinh thái của từng địa phƣơng, từng vùng để cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt. Nhóm cây trồng phân tán rất phong phú, đa dạng nhiều công dụng nhƣ: Keo lai, Dó trầm, Cao su, Xoan ta, Sƣa, Muồng đen, Xà cừ, Thông 3 lá, Dầu rái, Ngân hoa, Sao, Bạch đàn, Long não, Móng bò, Bằng lăng, Sò đo cam, Muồng đen, Bời lời đỏ, Mít, Xoài,…

Việc trồng cây, trồng rừng phải phù hợp quy họach, bảo đảm ổn định lâu dài và theo đúng quy định kỹ thuật. Cây trồng phải phù hợp điều kiện lập địa, phát huy tính năng phòng hộ và tƣơng thích với các công trình giao thông, đƣờng điện, ống dẫn nƣớc, công trình kiến trúc và các công trình khác.

Tiêu chuẩn cây giống khi xuất vƣờn: cây con mang trồng tối thiểu phải bảo đảm tiêu chuẩn cây con xuất vƣờn mang trồng rừng. Do điều kiện trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở từng địa điểm cụ thể, tiêu chuẩn cây con mang trồng có thể đòi hỏi cao hơn tiêu chuẩn cây xuất vƣờn trồng rừng so với điều kiện thông thƣờng. Ngoài ra, cây con phải đƣợc sản xuất từ nguồn giống đƣợc công nhận theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng.

Dự báo trong thời gian tới có nhiều công trình xây dựng cơ bản xây dựng và yêu cầu phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tận dụng lâm sản. Đây là một trong những tác động gây mất rừng và giảm thiểu sinh khối rừng do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để bù đắp diện tích rừng bị mất cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng này cần yêu cầu chủ đầu tƣ sử dụng đất phải tích cực trồng cây xanh theo chƣơng trình trồng cây phân tán của tỉnh.Tăng cƣờng tiến độ thực

hiện kế hoạch trồng cây xanh phân tán phục hồi cảnh quan trên các công trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác. Đồng thời tiền đền bù giá trị tài nguyên rừng các công trình tận dụng lâm sản chuyển đổi mục đích, Ngân sách địa phƣơng sẽ cân đối để trồng bù lại diện tích rừng trồng trên diện tích đất trống khác nằm trong quy hoạch lâm nghiệp

- Vốn đầu tƣ: Tổng đầu tƣ trồng cây phân tán thời kỳ 2015 – 2020 là 150 triệu

đồng.

- Hình thức đầu tƣ: Tỉnh hỗ trợ đầu tƣ cây giống, còn lại huyện, xã vận động nhân dân tự tạo thêm cây giống và tổ chức việc trồng, chăm sóc bảo vệ và hƣởng lợi.

g) Quy hoạch nuôi dưỡng rừng trồng

- Mục đích:

Rừng đƣa vào nuôi dƣỡng ở tuổi sau khi rừng khép tán đến 2/3 thời gian của chu kỳ kinh doanh, rừng có sự cạnh tranh về không gian dinh dƣỡng cần loại trừ cây có phẩm chất xấu, cây sâu bệnh, cây bị ch n ép, điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý cho rừng phát triển nhanh, đạt năng suất và giá trị cao. Rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tận dụng đƣợc sản phẩm trung gian tƣơng xứng với đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 75 - 94)