3.3.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, đánh giá phân hạng đất huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng của trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất, đƣợc tiến hành trong năm 2002 và dự án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010, cho thấy toàn huyện có 6 nhóm đất với 10 loại đất nhƣ sau:
Bảng 3.3: Phân hạng đất của huyện Đạ Huoai
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 49.529 100
I Đất phù sa 1.148 2,32
1 Phù sa không đƣợc bồi hàng năm P 57 0,12
2 Phù sa đƣợc bồi hàng năm Pb 237 0,48 3 Phù sa ngòi suối Py 616 1,24 4 Phù sa loang lổ đỏ vàng Pf 238 0,48 II Đất dốc tụ 65 0,13 5 Đất dốc tụ thung lũng D 65 0,13 III Đất xám 325 0,66 6 Đất xám trên phù sa cổ X 325 0,66 IV Đất nâu vàng 1.038 2,10 7 Nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.038 2,10 V Đất đỏ vàng 45.845 92,56 8 8. Đất đỏ vàng trên phiến sét Fs 24.026 48,51 9 9. Đất vàng đỏ trên đá Granit Fa 20.411 41,21 10 10. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1.408 2,84 VI Sông suối, hồ đập 1.108 2,24
(Nguồn : UBND huyện Đạ Huoai)
Dựa vào bảng phân hạng đất ta thấy trên địa bàn huyện nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích chủ yếu, tiếp theo là nhóm đất phù sa, nhóm đất nâu vàng, nhóm đất sông suối, hồ đập, các nhóm đất còn lại chiếm diện tích nhỏ. Cụ thể :
Nhóm đất đỏ vàng (F) chiếm chủ yếu với 92,56% DTTN toàn huyện. Nhóm đất có 3 đơn vị chính là đất đỏ vàng trên phiến sét; đất vàng đỏ trên đá Granit và vàng nhạt trên đá cát. Đất có phản ứng chua (pHKCL=4,12-4,61), hàm lƣợng mùn thấp, đạm và lân tổng số từ thấp đến trung bình (N%: 0,06-0,2% ;P2O5: 0,08-0,1%). Hầu hết diện tích đều thuộc lâm phần. Trong đó:
- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): Diện tích 24.026 ha, chiếm 48,51% DTTN toàn huyện, phân bố khắp các xã trong huyện. Loại đất này có tầng tích nhôm rõ nét nhất và chiếm đa số trong diện tích toàn huyện, có kết cấu tơi, xốp, khả năng giữ nƣớc và hấp thu chất dinh dƣỡng tốt hơn. Hiện đang đƣợc ngƣời dân sử dụng vào trồng các loại cây dài ngày nhƣ cà phê, điều, sầu riêng và nhiều loại cây khác.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): Diện tích 20.411 ha, chiếm 41,21% DTTN và có mặt ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đất này có nguồn gốc hình thành từ đá Granit, phân bố chủ yếu trên địa hình dốc, tầng đất mỏng, độ phì nhiêu kém, hầu hết diện tích nằm trong lâm phần.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 1.408 ha, chiếm tỷ lệ 2,84% DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã Đạ Ploa, Đạ Mri và thị trấn Mađaguôi, đất có độ phì nhiêu khá hơn, một số diện tích đang đƣợc sử dụng vào trồng các loại cây dài ngày nhƣ điều, cà phê…
Ngoài ra, còn các nhóm đất khác nhƣ : Nhóm đất phù sa (P) thích hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ hoa màu (bắp, rau,…), cây ăn quả, mía, dâu,… nhóm đất này gồm 4 đơn vị phân loại là đất phù sa không đƣợc bồi, phù sa đƣợc bồi, phù sa ngòi suối và phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; Nhóm đất dốc tụ (D) có thành phần cơ giới nặng từ thịt đến sét, có thể sử dụng cho trồng lúa nƣớc, nhƣng cần chú ý các biện pháp rửa chua mới cho năng suất cao; Nhóm đất xám (X) đƣợc ngƣời dân sử dụng vào trồng lúa, rau, đậu đỗ;
Nhóm đất nâu vàng (F) đang đƣợc ngƣời dân sử dụng vào trồng các loại cây dài ngày nhƣ cà phê, điều, dâu tằm và nhiều loại cây khác.
Nhìn chung, so với các huyện khác trong tỉnh Lâm Đồng và ở Đông Nam Bộ, tài nguyên đất của Đạ Huoai có nhiều hạn chế nhƣ: Độ dốc lớn, tầng đất không dày và độ phì không cao, cùng với cƣờng độ mƣa lớn dễ làm đất bị xói mòn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, cần đặc biệt coi trọng biện pháp cải tạo, bảo vệ và tăng dần tỷ lệ diện tích đất cây lâu năm.
3.3.2. Tài nguyên nƣớc
a) Nguồn nước mặt
Do ảnh hƣởng của địa hình và nằm ở vị trí đầu nguồn, nêm sông suối trên địa bàn huyện thƣờng có lƣu vực nhỏ, ngắn và dốc, có mô đun dòng chảy lớn và thƣờng nghèo kiệt vào mùa khô.
Sông Đạ Huoai là sông chính chảy trên địa bàn huyện, tổng diện tích lƣu vực là 925 km2, chiều dài sông là 53,4 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 20,3 km, là hợp
lƣu của ba nhánh chính: Sông Đạ Mri, Đạ Quay và Đạ M’rê. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt, tuy nhiên khả năng khai thác có nhiều hạn chế do độ chênh cao giữa cao trình tƣới và lòng sông là rất lớn.
Ngoài sông Đạ Huoai và các hợp lƣu, thì trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ phân bố rải rác nhƣ suối Đạ Liong (Thị trấn Mađaguôi), Đạ Kên, Đạ Đunm (xã Đạ Mri), Đạ Gùi, Đạ Narr (xã Đạ Oai), Đạ Tràng (xã Đạ Tồn). Các suối này thƣờng ngắn, dốc, thoát nƣớc nhanh, nên thƣờng gây lũ vào mùa mƣa và kiệt nƣớc vào mùa khô.
Sông suối trên địa bàn huyện có tổng lƣu lƣợng dòng chảy năm lớn, nhƣng phân phối không đồng đều giữa mùa mƣa và mùa khô, trong đó: Mùa khô dòng chảy nhỏ, mực nƣớc và cao trình đồng ruộng chênh lệch lớn, nên ít có khả năng khai thác nếu không có các công trình thủy lợi; mùa mƣa dòng chảy lớn, nhất là thời kỳ mƣa lũ, đã gây ra tình trạng ngập nƣớc ở các khu vực đất thấp.
b)Nguồn nước ngầm
Nƣớc ngầm tầng mặt (giếng đào): Nƣớc ngầm tầng mặt và nƣớc sát mặt (ngầm bán áp, độ sâu <20m) thƣờng có độ cứng khá cao (>50mg CaCO3/lit), mực nƣớc thay đổi theo vùng và theo mùa: Vùng thấp ven sông Đạ Huoai có mực nƣớc ngầm của các giếng đào từ 2-6m, vùng đồi núi có mực nƣớc ngầm từ 15-20m. Vào mùa mƣa, mực nƣớc cách mặt đất từ 1-2m, nhƣng về mùa khô mực nƣớc hạ xuống cách mặt đất 5-6m ở những khu vực bào mòn tích tụ và 7-12m ở những khu vực tích tụ xâm thực gần thềm sông Đạ Huoai.
Nƣớc ngầm tầng sâu (giếng khoan với độ sâu >20m): Ở độ sâu >20m, nƣớc ngầm có độ cứng và độ kiềm khá cao (độ cứng toàn phần 1.950 mg CaCO3/lit, độ kiềm toàn phần 1.325 mg CaCO3/lit, môi trƣờng axít 0,8 mg oxy/lit). Nhƣ vậy, nếu khai thác nƣớc ngầm cung cấp nƣớc sạch cho các khu dân cƣ tập trung nhƣ thị trấn và các khu công nghiệp thì đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý. Bên cạnh hệ thống nƣớc ngầm nói trên, địa bàn còn có một số mỏ nƣớc khoáng có trữ lƣợng khá lớn có thể khai thác để sản xuất nƣớc khoáng và phục vụ du lịch.
3.3.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng Đạ Huoai khá phong phú về chủng loại (rừng lá rộng thƣờng xanh, tre nứa, hỗn giao lá rộng - tre nứa…) và tập đoàn cây rừng. Kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015, toàn huyện còn 31.494,00 ha rừng, chiếm 63,96% diện tích đất tự nhiên (Phụ lục 01).
Từ kết quả kiểm kê rừng năm 2015 cho thấy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Huyện là 33483,1 ha, trong đó: phân loại theo quy hoạch 3 loại rừng thì rừng sản xuất chiếm chủ yếu với tỷ lệ 67% tiếp đến là rừng phòng hộ đầu nguồn chiếm 27% phần còn lại là rừng và đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch. Theo nguồn gốc của rừng ta thấy rừng trên địa bàn Huyện chủ yếu là rừng tự nhiên (chiếm 84%), rừng tự nhiên của địa phƣơng hiện nay 100% là rừng thứ sinh; rừng trồng của địa phƣơng chiếm 16 trong đó phần lớn (95%) là rừng trồng mới trên đất chƣa từng có rừng với loài cây chủ yếu là cao su và cây đặc sản nhƣ: sầu riêng, cà phê....; một phần rất nhỏ (5%) còn lại là rừng trồng lại trên đất đã từng có rừng. Toàn bộ diện tích rừng hiện nay đều là rừng trên núi đất, không có rừng trên núi đá, rừng trên đất ngập nƣớc và rừng trên cát. Nếu phân loại rừng tự nhiên theo loài cây thì trên địa bàn Huyện hiện nay rừng gỗ mà cụ thể là rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh hoặc nửa rụng lá chiếm chủ yếu với 59,5%, còn lại 40,3% là rừng hỗn giao gỗ và tre nứa trong đó diện tích rừng gỗ là chính chiếm chủ yếu, diện tích còn lại là rừng tre nứa với hai loài cây chính là lồ ô và nứa.
Phân loại theo trữ lƣợng rừng tự nhiên hiện nay của địa phƣơng ta thấy phần lớn rừng hiện nay là rừng có trữ lƣợng trung bình (75%), tiếp theo là rừng nghèo (12,3%), rừng phục hồi với diện tích chiếm 7,8% còn lại là rừng giàu và một phần rất nhỏ là rừng nghèo kiệt. Từ kết quả phân loại rừng gỗ tự nhiên theo trữ lƣợng ta thấy rừng gỗ tự nhiên của Huyện có trữ lƣợng trung bình, diện tích rừng nghèo kiệt hiện nay còn lại rất ít trong tƣơng lai sẽ đƣa vào quy hoạch phục hồi cải tạo rừng.
Diện tích đất chƣa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp hiện nay đang chiếm một tỷ lệ tƣơng đối thấp (12,7% trên tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp) trong đó chủ yếu là đất có rừng trồng chƣa thành rừng đang đƣợc chăm sóc và bảo vệ, trong tƣơng lai sẽ góp phần nâng cao diện tích rừng của địa phƣơng; tuy nhiên còn tồn tại một phần diện tích tƣơng đối lớn là đất trống không có cây gỗ tái sinh và đất có cây nông nghiệp cần có biện pháp để đƣa vào sử dụng đúng mục đích nhằm nâng cao diện tích và độ che phủ của rừng.
Hiện nay huyện còn 2,8 ha rừng nghèo kiệt cần chuyển sang trồng rừng kinh tế nhằm mục đích bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc, nâng cao độ che phủ của rừng.
Về hệ thống thảm thực vật của Đạ Huoai rất phong phú và đa dạng với các loại thực vật của khu vực đồi núi. Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây tre, nứa, cây lấy gỗ (keo, bạch đàn, cây đặc sản), cây công nghiệp ch , ca cao, cao su, măng cụt, mít nghệ, sầu riêng Đona, ….Ngoài ra còn có hệ thống thực vật nhƣ các lùm, bụi cây chịu hạn nhƣ sim, mua, cỏ tranh…Động vật rừng chủ yếu là những loại thú nhỏ (cheo, chồn, nhím…), chim … Tuy tình trạng săn bắt thú rừng diễn ra không thƣờng xuyên nhƣng cũng gây ảnh hƣởng đáng kể đến số lƣợng động vật hoang dã và chim, thú.
3.3.4. Tài nguyên khoáng sản
Đạ Huoai không giàu về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đá Granit, sét và cao lanh. Trong đó:
- Đá Granit: Phân bố chủ yếu ở các xã Đạ Tồn, Đạ Oai, Đoàn Kết; trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 2 triệu m3. Qua phân tích các đặc tính kỹ thuật cho thấy: đá ở đây loại Granit sáng màu (gramodiorit) với độ nguyên khối thấp, nếu sản xuất đá ốp lát chỉ tạo ra đƣợc tấm dƣới 0,6m2; riêng điểm tại đ o Chuối có độ nguyên khối cao hơn (12 - 13m3), có thể sản xuất những tấm kích thƣớc 1 - 2m2
.
- Sét: Mỏ sét với trữ lƣợng đáng kể phân bố tập trung ở thị trấn Mađaguôi, thị trấn Đạ Mri, xã Đạ Mri… sét có màu xanh mịn, dẻo, đạt chất lƣợng sản xuất gạch ngói.
- Cao lanh: Phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Mri, xã Đạ Oai trữ lƣợng chƣa xác định.
- Cát sỏi xây dựng: Nằm rải rác ven sông Đạ Huoai, nhƣng chất lƣợng không cao và không đồng đều, trữ lƣợng cũng không lớn, hiện tại đƣợc ngƣời dân khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng và cấp phối đƣờng.
3.3.5. Cảnh quan thiên nhiên
Tuy không có nhiều điểm du lịch nổi tiếng nhƣ thành phố Đà Lạt nhƣng Đạ Huoai vẫn có nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ Suối Tiên, Đ o Chuối, thác 9 tầng, suối Lạnh, rừng Mađaguôi…. Cùng với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, là khu vực chuyển tiếp giữa 2 đới khí hậu khác nhau, bên cạnh đó lại nằm ở đoạn giữa trên con đƣờng nối liền giữa thành phố Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh ngay ở ngã ba nối quốc lộ 20 với vùng Đạ Tẻh, Cát Tiên bằng đƣờng 721 và tuyến cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây (tương lai), nên Đạ Huoai rất có lợi thế cho việc hình thành những trạm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách sau hành trình vƣợt đ o và cảm nhận những thay đổi của khí hậu cũng nhƣ thƣởng thức các đặc sản mà ít vùng đất nào có đƣợc nhƣ: sầu riêng, mít tố nữ, quýt mật…
Ngoài ra còn có các điểm du lịch sinh thái, vƣờn cây ăn quả, thăm căn cứ cách mạng, cũng nhƣ du khảo và tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc tại chỗ Chill, Chu Ru, K’ho… Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, mang lại kinh tế cho ngƣời dân tại chỗ. Vì vậy phát triển du lịch là một trong những ngành cần đƣợc quan tâm.