Tiến độ thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 94)

bảo tồn đa dạng sinh học vào các chƣơng trình, kế hoạch của các đơn vị quản lý bảo vệ rừng trên địa phƣơng. Trong công tác kế hoạch, một số hoạt động cần đƣợc ƣu tiên là:

- Bảo vệ và duy trì nguồn nƣớc tại sông, suối phục vụ cho trồng rừng, quản lý bảo vệ và sinh hoạt, sản xuất nông lâm nghiệp của ngƣời dân.

- Bảo vệ đa dạng sinh học hiện hữu trong địa bàn huyện, ngăn chặn các hành vi xâm hại làm tổn thƣơng đến các loài đang sinh sống trong khu vực.

- Rà soát lại toàn bộ hiện trạng rừng, xác định các loài cây, con cần bảo vệ, vị trí ngoài thực địa và trên bản đồ.

- Hạn chế sự tác động tiêu cực của con ngƣời và gia súc vào rừng bằng biện pháp giao khoán cho ngƣời dân sở tại.

4.3.5. Tiến độ thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai Huoai

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đạ Huoai giai đoạn 2015- 2020 sẽ đƣợc chi tiết hóa tiến độ thực hiện theo từng năm, phấn đấu đến năm

2020 đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra trƣớc đó. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đƣợc xây dựng và thể hiện chi tiết tại Phụ lục 04.

Bảng 4.22: Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Chỉ tiêu ĐVT

Tổng

số Giai đoạn 2016 - 2020 Ghi

chú 5 năm 2016 2017 2018 2019 2020 1. Bảo vệ và PTR - Bảo vệ rừng ha 31494 30103 30392 30.699 30952 31494 - Khoanh nuôi TS rừng ha 100 20 20 20 20 20 - Trồng rừng ha 2064.2 412.8 412.8 412.8 412.8 412.8 + Trồng mới 1443.4 288.7 288.7 288.7 288.7 288.7 + Trồng rừng sau khai thác 618 123.6 123.6 123.6 123.6 123.6 + Trồng rừng trong cải tạo 2.8 2.8 - Nuôi dƣỡngrừng ha 4856.1 971.2 971.2 971.2 971.2 971.2 - Trồng cây phân tán Cây 10000 2000 2000 2000 2000 2000

2. Khai thác rừng

- KT gỗ rừng trồng ha 6801.1 1360.2 1360.2 1360.2 1360.2 1360.2 - KT lồ ô, mum cây 250000 50000 50000 50000 50000 50000

+ Nhựa cao su Tấn 3500 500 600 700 800 900

- Làm đƣờng lâm

nghiệp Km 108 48 15 15 15 15

- Làm chòi canh lửa Cái 150 30 30 30 30 30

- Làm đƣờng ranh cản lửa Km 340 50 60 70 80 80 I. Rừng phòng hộ - Bảo vệ rừng ha 8.644 8.722 8.813 8.861 8.982 - Khoanh nuôi TS rừng ha - Trồng rừng ha 319.5 63.9 63.9 63.9 63.9 63.9 - Nuôi dƣỡngrừng ha 321.4 64.28 64.28 64.28 64.28 64.28

- Khai thác lồ ô, mum Cây 150000 30000 30000 30000 30000 30000

- Bảo vệ rừng ha 21.459 21.718 21.987 22.194 22.512 - Khoanh nuôi TS rừng ha 100 20 20 20 20 20 - Trồng rừng ha 1639 322 365 295 312 345 + Trồng mới ha 1123.9 224.8 224.8 224.8 224.8 224.8 + Trồng rừng sau khai thác ha 618 123.6 123.6 123.6 123.6 123.6 + Trồng rừng trong cải tạo ha 2.8 2.8 - Nuôi dƣỡngrừng ha 4534.7 906.9 906.9 906.9 906.9 906.9 - Khai thác rừng ha + Khai thác rừng trồng ha 6801.1 1360.2 1360.2 1360.2 1360.2 1360.2 + Khai thác lồ ô, mum cây 100000 20000 20000 20000 20000 20000 + Nhựa cao su Tấn 3500 500 600 700 800 900 - Làm đƣờng lâm nghiệp Km 108 48 15 15 15 15

- Làm chòi canh lửa Cái 150 30 30 30 30 30

- Làm đƣờng ranh cản

lửa Km 340 50 60 70 80 80

4.3.6. Tổ chức thực hiện và đề xuất một số giải pháp thực hiện

4.3.6.1. Phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành liên quan và bộ máy tổ chức chỉ đạo để thực hiện quy hoạch

UBND huyện Đạ Huoai các ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp đƣợc giao, nhận khoán, thuê đất lâm nghiệp phải thực hiện theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã xác định, triển khai nhanh mục tiêu thành các kế hoạch hoạt động cụ thể hằng năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện Đạ Huoai thống nhất tổ chức thực hiện, đƣa các nội dung quy hoạch vào kế hoạch thực hiện hàng năm; chỉ đạo hạt Kiểm lâm là nòng cốt trong việc tổ chức, thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm.

Các chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến lâm sản, các doanh nghiệp thuê đất và các đơn vị lâm nghiệp liên quan khác đóng trên địa bàn huyện Đạ Huoai có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật đất đai và Luật bảo vệ phát triển rừng, tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, chế biến lâm sản, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

4.3.6.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể, cũng nhƣ khả năng về nguồn tài chính; hàng năm cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp, xây dựng phƣơng án, lập kế hoạch hoạt động theo các mục tiêu và nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã xác định; xây dựng các dự án ƣu tiên cụ thể trên cơ sở điều kiện thực tiễn của từng đơn vị, từng địa phƣơng.

Xây dựng chƣơng trình hành động và các chƣơng trình phát triển theo từng giai đoạn của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020. Phối hợp với các ngành, các phòng ban liên quan, hàng năm tổ chức giám sát, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện các nội dung chƣơng trình, dự án lâm nghiệp, theo từng mục tiêu kế hoạch đã đề ra, để có sự phối hợp, điều chỉnh, bổ sung hợp lý, hoàn thiện.

Tổ chức thực hiện đầu tƣ phát triển theo quy hoạch. Việc giám sát theo năm, theo 1/2 chu kỳ, hoặc theo từng công đoạn. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung, điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

4.3.6.3. Giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch

- Giám sát là việc làm thƣờng xuyên để điều chỉnh quy hoạch do các chủ rừng tự tổ chức thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp, cần tổ chức giám sát các nội dung hoạt động theo các chƣơng trình, dự án đã xác định ƣu tiên, theo từng giai đoạn, xác định kết quả và những vƣớng mắc, hạn chế, đƣa ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh hợp lý.

+ Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, nêu những tồn tại, nguyên nhân, hƣớng cần khắc phục. Những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn theo hƣớng nào, diễn biến tích cực hay tiêu cực.

+ Đánh giá tình hình huy động nguồn lực tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng nhƣ sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ.

+ Đánh giá những nhân tố tác động trực tiếp, ảnh hƣởng đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân.

+ Đánh giá những đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế, xã hội và an ninh môi trƣờng sinh thái trên địa bàn huyện, đến công tác xoá đói, giảm nghèo trong những năm qua...

- Các phƣơng pháp sử dụng để thu thập và phân tích thông tin.

+ Kiểm tra ngẫu nhiên theo tỷ lệ điểm đối với từng mục tiêu thực hiện kế hoạch hàng năm.

+ Định kỳ đánh giá theo năm, 1/2 chu kỳ, hoặc theo từng công đoạn, chọn phƣơng pháp đánh giá toàn diện, kiểm tra thực địa, kết hợp phân tích số liệu thống kê (so sánh, loại trừ), phù hợp với khả năng cung cấp tài chính. Sau đánh giá rút ra kết luận để điều chỉnh các nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp huyện Đạ Huoai trong thời gian tới.

4.3.6.4.Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trƣờng, an ninh quốc phòng của rừng.

- Tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân; vận động các hộ gia đình sản xuất trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ƣớc bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đa mục đích.

- Phối hợp cùng các ngành chức năng của huyện UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nhất là ngƣời dân sống và sản xuất ven rừng, gần rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn về các chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý động vật hoang dã và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc tham gia phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã và chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

4.3.6.5. Về quản lý, quy hoạch đất lâm nghiệp

- Tham mƣu, đề xuất xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp thống nhất, đủ mạnh từ huyện đến xã;

- Hoàn thành, triển khai thực hiện các công việc còn lại về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Thông tƣ số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hƣớng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trên cơ sở đó:

+ Công khai các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng để các địa phƣơng đơn vị, ngƣời dân hiểu và thực hiện quy hoạch.

+ Xây dựng các dự án đầu tƣ, phát triển các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng hàng năm.

+ Xác định và cắm mốc tại những nơi có địa hình phức tạp theo ranh giới quy hoạch 3 loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát, tham mƣu phê duyệt quy hoạch các dự án trồng rừng, trồng cây đặc sản và các dự án có sử dụng đất lâm nghiệp khác của các tổ chức triển khai trên địa bàn huyện.

- Xây dựng, tham mƣu phê duyệt quy hoạch các dự án phát triển rừng mới.

4.3.6.6. Về bảovệ rừng

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phƣơng châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Củng cố và xây dựng lực lƣợng bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở và chủ rừng để quản lý bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất.

- Phối hợp giữa các lực lƣợng Công an, Quân đội, Kiểm lâm, chủ rừng và chính quyền địa phƣơng tuyên truyền và thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Phối hợp với các địa phƣơng vùng giáp ranh thực hiện các quy chế phối hợp bảo vệ rừng.

4.3.6.7. Về giao rừng, cho thuê rừng

- Xây dựng phƣơng án giao rừng, cho thuê rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn, hộ gia đình, cá nhân trong đó xác định ƣu tiên đối với ngƣời đồng bào dân tộc tại địa phƣơng có đủ năng lực, điều kiện; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tƣ số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 để gắn quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời dân với công tác quản lý bảo vệ rừng, tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống cho ngƣời dân nhất là ngƣời dân sống gần rừng, gắn bó với nghề rừng góp phần giảm ngh o nhanh và bền vững, giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.

- Phát triển lâm nghiệp xã hội toàn diện từ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng mới, làm giàu rừng; khai thác, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ có giá trị cao, mở rộng du lịch sinh thái; xây dựng chích sách khuyến khích trồng cây phân tán lấy gỗ có giá trị kinh tế để tận dụng đƣợc diện tích đất nhỏ lẻ; tăng dần độ che phủ rừng.

- Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, đầu tƣ trồng rừng theo hƣớng thâm canh, năng suất cao; đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ rừng trồng nhằm giảm thiểu khai thác rừng tự nhiên, giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu.

4.3.6.8. Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh trên đất dốc và đất có địa hình phức tạp nhằm chống sạt lở;

- Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng chuyển giao các loại giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và kế thừa phát huy kinh nghiệm truyền thống để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giá trị đầu ra sản phẩm và chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng rừng.

- Sử dụng trang thiết bị khai thác, chế biến, công nghệ tiên tiến phù hợp, gắn nghiên cứu với sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị, giảm ô nhiễm môi trƣờng.

- Củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ở cơ sở đặc biệt ở những xã có diện tích rừng lớn, các địa bàn xa khu dân cƣ. Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp, các mô hình trồng rừng thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác quy hoạch và xây dựng các dự án lâm nghiệp, quản lý rừng và đất lâm nghiệp, dự báo, đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Về công tác quản lý giống cây lâm nghiệp:

+ Xây dựng, quản lý và phát triển các vƣờn giống cây tại địa bàn; liên kết với các trung tâm giống cây trồng trong và ngoài tỉnh để sản xuất các loại giống có năng suất, chất lƣợng cao;

+ Tham mƣu ban hành các văn bản về quản lý chất lƣợng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn;

+ Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động sử dụng giống tốt, đảm bảo chất lƣợng;

+ Tiếp tục hƣớng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo chất lƣợng nguồn giống khi đƣa vào sử dụng.

+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chuỗi hành trình giống, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

4.3.6.9. Giải pháp tài chính

- Huy động tổng hợp các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng theo hƣớng tăng dần nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ rừng và giảm dần vốn ngân sách Nhà nƣớc trong cơ cấu vốn đầu tƣ.

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ƣơng, tỉnh cho các dự án đầu tƣ lâm nghiệp.

- Tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện đạ huoai tỉnh lâm đồng giai đoạn 2015 2020 tầm nhìn đến năm 2025​ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)