Giải pháp về hạn chế rủi ro và kiểm soát tíndụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4 Giải pháp về hạn chế rủi ro và kiểm soát tíndụng

Song song với việc phát triển tín dụng doanh nghiệp xây lắp, Chi nhánh cũng phải luôn có giải pháp hạn chế rủi ro và kiểm soát tín dụng. Công tác hạn chế rủi ro và kiểm soát tín dụng phải bắt đầu từ khâu thẩm định đến các bƣớc cuối cùng nhƣ kiểm tra sau, thu nợ khoản vay trong quy trình cấp tín dụng.

Chi nhánh cần liên tục hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp xây lắp.

* Về thu thập thông tin: Cán bộ quản lý khách hàng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả. Xem xét thông tin từ phỏng vấn ngƣời vay, từ sổ sách ngân hàng để đƣợc thấy quan hệ vay trả của khách hàng. Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, Cán bộ quản lý khách hàng

cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp, nơi diễn ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (công trình thi công).

* Về phân tích và đánh giá khách hàng:

- Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.

- Phân tích đánh giá khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nhƣ năng lực, hành vi, pháp lý, uy tín…

- Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cán bộ quan hệ khách hàng phải đƣa ra đƣợc đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn.

Chi nhánh cần tăng cƣờng kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp xây lắp. Đối với doanh nghiệp xây lắp, kiểm soát doanh thu từ hoạt động kinh doanh về tài khoản tại ngân hàng là rất quan trọng, đánh giá dòng tiền thanh toán từ hoạt động xây lắp mà ngân hàng đã cấp tín dụng trƣớc đó.

Chi nhánh mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng cách nghiêm túc thực hiện tốt và khách quan các nội dung: Thực hiện kỹ khâu kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, các bộ phận cho vay cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo quy định; Kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo hàng năm đối với tài sản thế chấp là bất động sản và 6 tháng một lần đối với tài sản thế chấp là phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, xe máy chuyên dùng: định kỳ thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo của từng khoản vay cũng nhƣ tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nợ vay.

Chi nhánh cũng cần đánh giá thƣờng xuyên thông qua kiểm tra doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý đánh giá tình hình cân đối tài chính của doanh nghiệp xây lắp: Giá trị thực hiện cuối tháng, cuối quý; Giá trị nghiệm thu; Giá trị đã thanh toán, giá trị

chƣa thanh toán; Chi phí dở dang và khả năng thanh toán trong kỳ tới để đảm bảo trả nợ đến hạn.

Mặc khác, trong nhiều trƣờng hợp trong hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp xây lắp, chi nhánh cần tăng cƣờng công tác phối hợp với các chủ đầu tƣ làm ăn với doanh nghiệp xây lắp đang quan hệ tín dụng tại Ngân hàng. Điều này cũng góp phần hạn chế rủi ro trong việc cấp tín dụng vì công tác phối hợp này tạo điều kiện cho Ngân hàng nắm bắt thông tin của hoạt động thanh toán, sản xuất kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp xây lắp một cách hiệu quả và chính xác. Việc này không chỉ dừng lại ở khâu hạn chế và kiểm soát rủi ro tín dụng mà giúp Ngân hàng xác định kịp thời nhu cầu vay vốn phát sinh từ doanh nghiệp xây lắp để phát triển cấp tín dụng, đồng thời tạo mối quan hệ hợp tác tiềm năng phát triển tín dụng với các chủ đầu tƣ, cũng có thể khách hàng tiềm năng, đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)