7. Kết cấu của luận văn
3.2.5 Giải pháp hỗ trợ
Một là, Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động dồi dào sẽ là đòn bẩy tăng trƣởng tín dụng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng nói chung, trong đó có tín dụng doanh nghiệp xây lắp. Điều này thể hiện ở chỗ chi nhánh cần có những biện pháp nhằm thu hút lƣợng vốn ngắn, trung và dài hạn tạo cơ sở, điều kiện cho việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp. Thực tế việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc khá nhiều với thời gian tiến độ của hoạt động xây lắp theo hợp đồng thi công, do vậy thời gian cấp tín dụng cũng đa dạng theo quy định, các chu kỳ dòng vốn thanh toán của các đơn vị xây lắp. Do vậy trong công tác huy động vốn, Chi nhánh phải tích cực quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên về vai trò của nguồn vốn huy động đối với quá trình mở rộng phát triển hoạt động tín dụng. Chi nhánh nên có kế hoạch đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động đƣợc trên tổng dƣ nợ cho vay một cách thƣờng xuyên để có thể quản trị và phát triển 2 kênh giữa cho vay và huy động một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Để đẩy mạnh công tác huy
động vốn, Chi nhánh cần không ngừng sáng tạo đƣa ra những chƣơng trình huy động vốn với lãi suất huy động cạnh tranh, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tƣợng khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh phải luôn luôn xác định mục tiêu phát triển tín dụng đồng thời phải gắn cơ cấu cân đối với phát triển nguồn vốn huy động.
Hai là, Chi nhánh cần tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp xây lắp trong đó: (i) Đẩy mạnh triển khai các gói, chƣơng trình tín dụng ngắn hạn, tiếp tục triển khai các gói sản phẩm tín dụng đặc thù nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các khách hàng tốt; (ii) Tập trung các giải pháp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh tốt, có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng. Với những hoạt động cấp tín dụng có sự gắn kết với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau, là một trong những cơ hội để khơi tăng số lƣợng các doanh nghiệp đến ngân hàng giao dịch, đồng thời thể hiện sự đồng hành liên tục của Ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp.
Ba là, tại Chi nhánh hiện tại đã và đang xây dựng khá nhiều chƣơng trình, chính sách cơ chế động lực cho các cán bộ trong việc tăng trƣởng khách hàng, huy động vốn và tín dụng nói chung. Do vậy, công tác hình thành và nâng cao các cơ chế động lực tài chính cho cán bộ phát triển tín dụng doanh nghiệp xây lắp cần phải đƣợc coi trọng. Cơ chế động lực thực hiện thông qua các tổng hợp, đánh giá tăng trƣởng khách hàng doanh nghiệp xây lắp hàng tháng, hàng quý của từng cán bộ QLKH, sau đó Chi nhánh có hình thức khen thƣởng khuyến khích cho các cán bộ, thúc đẩy các cán bộ QLKH trong công tác tìm kiếm, phát triển khách hàng doanh nghiệp xây lắp mới cũng nhƣ năng động, có tinh thần và trách nhiệm đối với nhiệm vụ công tác tại đơn vị.
Bốn là yếu tố con ngƣời tại đơn vị. Chi nhánh cần không ngừng nâng cao, trau dồi trình độ của đội ngũ cán bộ QLKH có hiểu biết về quy định, đặc thù ngành nghề
xây lắp cũng nhƣ không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong hoạt động nghiệp vụ. Chi nhánh cần tổ chức nhiều buổi học nghiệp vụ, thảo luận theo chuyên đề về quy định cấp tín dụng xây lắp, những thay đổi về các quy định pháp luật liên quan đến ngành xây dựng để cán bộ QLKH nói riêng, cán bộ trong toàn Chi nhánh ý thức về mức đóng góp của khách hàng doanh nghiệp trong kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh hàng năm, đồng thời nắm bắt, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm phát triển hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp xây lắp một cách thƣờng xuyên và hiệu quả.