2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch nhánh Nhơn Trạch
Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức
Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch được thành lập ngày 16/10/1996 theo quyết định số 422/QĐ-NHNo-02 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Là ngân hàng loại 3 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai. Là ngân hàng đầu tiên của huyện từ khi huyện được tách ra từ huyện Long Thành năm 1994, với số nhân viên ban đầu là 22, hiện tại đã phát triển lên 42 nhân viên.
Ngoài trụ sở chính tọa lạc ngay trung tâm huyện: Đường Tôn Đức Thắng, Ấp Xóm Hố, Xã Phú Hội, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, ngân hàng còn có 2 PGD trực thuộc: phòng giao dịch Phước Thiền và phòng giao dịch Đại Phước.
Chức năng của Agribank Nhơn Trạch – Đồng Nai là kinh doanh tiền tệ, ngoại tệ, tín dụng, thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà nước. Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch là một pháp nhân, có con dấu riêng, có bản cân đối tài khoản, hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động theo điều lệ và quy chế của Agribank.
Sau 17 năm hình thành và phát triển, Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch đã và đang là ngân hàng uy tín, chất lượng và gần gũi nhất đối với người dân trên địa bàn, hoạt động theo điều lệ và quy chế của Agribank.
Cùng với ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch đã và đang giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển các thành phần kinh tế huyện Nhơn Trạch.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch
Nguồn: Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
➢ Ban Giám đốc
Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị. Là người đại diện cho chi nhánh trong mọi giao dịch với ngân hàng cấp trên cũng như các quan hệ đối ngoại. Có thể nói, Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc: Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng đốc (theo uỷ quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện theo sự phân công Giám đốc, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.
Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch huy động vốn và cho vay theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, trình lên Ban giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, hướng dẫn đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn.
Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án khả thi để đầu tư, thực hiện báo cáo sơ kết tháng, quý, năm, thực hiện báo cáo chuyên đề đối với NHNN tỉnh và NHNo&PTNT tỉnh.
− Phòng kế toán - ngân quỹ:
Bộ phận Kế toán: Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác.
Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp Ngân sách Nhà nước và quyết toán các khoản tiền lương đối với cán bộ ngân hàng. Trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong quá trình công tác.
− Bộ phận ngân quỹ
Trực tiếp thu, chi hay giải ngân khi có phát sinh giao dịch trong ngày, kiểm tra lượng tiền mặt trong kho hàng ngày. Cuối mỗi ngày Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch năm 2017
Chỉ tiêu Cao học Đại học Trung cấp Tổng số
Số lượng người 4 37 1 42
Tỷ lệ (%) 9,52 88,09 2,39 100.0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch
Qua bảng 2.1 cho thấy chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp đại học cao cho thấy tinh thần cầu tiến, trau dồi kiến thức cho công việc cao là nền tảng vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển ngân hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch (cấp 2) thuộc Nam Đồng Nai
Chỉ tiêu Dưới 40 tuổi Từ 40 đến 55, 60 tuổi Tổng số
Số lượng người 48 23 71
Tỷ lệ (%) 67.6 32.4 100.0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch
Nguồn nhân lực của chi nhánh đa số là cán bộ trẻ, dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (67.6%). Ưu điểm của nguồn nhân lực trẻ đó là trình độ cao, khả năng học hỏi và ứng dụng, tinh thần cầu tiến cao, tuy nhiên hạn chế đó là kinh nghiệm làm việc thực tế không thể bằng những cán bộ có độ tuổi từ 40 đến 55, 60 tuổi.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo phòng ban chức năng tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch
Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng
Cán bộ quản lý 3 7.1%
CB trưởng, phó phòng NV - GĐ, PGĐ PGD 12 28.6%
Cán bộ tín dụng và Marketing 9 21.4%
Cán bộ kế toán và ngân quỹ 15 35.7%
Cán bộ phòng tổng hợp 2 4.8%
Cán bộ hậu kiểm 1 2.4%
Tổng cộng 42 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank - chi nhánh Nhơn Trạch
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ tiền gửi: Huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nhận tiền gửi bằng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn.
Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế; Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế; Cho vay cầm cố đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực; Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác…
Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế; Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước...
Phục vụ giải ngân các dự án, thu, chi hộ đơn vị; Chi trả lương qua tài khoản; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: thư tín dụng (L/C), nhờ thu, chuyển tiền; Mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu; Thực hiện thanh toán, chuyển tiền biên giới; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế; Thực hiện thu đổi ngoại tệ; Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi, thu tiền tận nơi theo yêu cầu của khách hàng; Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức; Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế Visa, Master card; Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch giai đoạn 2014 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng vốn huy động 1,711 2,013 2,644 2,772 Dư nợ VNĐ 646 760 961 1214 Tỷ lệ nợ xấu 0.85% 0.82% 0.79% 0.62%
Doanh thu hoạt động dịch vụ 3.04 3.8 4.4 5.7
Lợi nhuận khoán tài chính 40.32 48 43.4 68.2
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch
Qua bảng 2.8 ta thấy, tổng huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2017 không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 17,9%. Tính đến 31/12/2017 nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.772 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi dân cư tương đối cao và ổn định chiếm tỷ trọng 93,6%/tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định và rất có lợi thế cho chi nhánh. Nguồn vốn huy động dân cư tăng chủ yếu do các nguyên nhân: Chi nhánh thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị và quảng bá thương hiệu, phân công các bộ từ giám đốc, trưởng phó phòng đến nhân viên chăm sóc những kháhc hàng có số dư lớn, khách hàng truyền thống; Một số dự án đền bù giải toả trên địa bàn đang triển khai thực hiện và tình hình bất động sản ở khu vực Long Thành và Nhơn Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn tại chi nhánh
Về dư nợ cho vay của chi nhánh cũng liên tục tăng trong giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,47%, dư nợ đến cuối năm 2017 đạt 1.214 tỷ đồng. Trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 42%. Cơ cấu dư nợ của chi nhánh là phù hợp với kế hoạch được giao và được duy trì ổn định qua các năm.
Về nợ xấu: Nợ xấu đến 31/12/2017 là 7.4 tỷ đồng chiếm 0,62%/tổng dư nợ, giảm 21,5% so với năm 2016. Tỷ lê nợ xấu tại chi nhánh giảm liên tục qua các năm, chứng tỏ chi nhánh kiểm soát được chất lượng tín dụng và luôn hoàn thành tốt kế hoạch về nợ xấu do hội sở giao.
Hoạt động dịch vụ của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2017 cũng đạt kết quả rất ấn tượng, kết quả hoạt động dịch vụ không ngừng tăng trưởng qua các năm, chất lượng dịch vụ ngày càng được củng cố, sản phẩm đa dạng, tạo được niềm tin cho khách
hàng. Các sản phẩm dịch vụ của Agribank ngày càng được khách hàng tin tưởng sử dụng, góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của Agribank trên thị trường nói chung và địa bàn Nhơn Trạch nói riêng.
Về lợi nhuận khoán tài chính: Chi nhánh luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua 4 năm, lợi nhuận đạt được của chi nhánh tương đối cao và tăng trưởng liên tục qua các năm, ngoại trừ năm 2016. Cụ thể, lợi nhuận năm 2014 đạt 40.32 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 68.2 tỷ đồng tăng 69% so với năm 2014 và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 22,2%. Nguyên nhân do chi nhánh hoạt động có hiệu quả, kiểm soát được chi phí thực hiện kết quả là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí do đó lợi nhuận qua các năm đều tăng.
Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai; có tổng diện tích là 410,8368 km² và tổng dân số của huyện là 163.372 người.
Vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Long Thành, các Quận 2 và Quận 9 TP. Hồ Chí Minh, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện gồm có 12 xã: Hiệp Phước, Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An.
Huyện Nhơn Trạch được phát triển và quy hoạch là thành phố công nghiệp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong đó các khu công nghiệp đã được phê duyệt là 3.500 ha. Năm 2017, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực GDP ngành nông lâm thuỷ sản bình quân giảm 3,1% năm, ngược lại GDP ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân 24,1% hàng năm, khu vực dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm 18,4%
Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào TP Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển
công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Là một trong những Huyện có sức thu hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Nhơn Trạch có 6 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 4, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6. Ngoài ra, còn có 1 khu công nghiệp do tỉnh phê duyệt là Khu công nghiệp Ông Kèo và 1 khu công nghiệp của địa phương khoảng 100ha ở xã Phú Thạnh - Vĩnh Thanh.
Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch đến cuối năm 2017 hiện có 5.353 khách hàng vay vốn. Trong đó: số lượng khách hàng hộ sản xuất, cá nhân 5.271 và khách hàng doanh nghiệp và tổ chức khác là 82 khách hàng; Khách hàng tiền gửi 14.496 khách hàng và Khách hàng sử dụng dịch vụ 3.712 khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để chi nhánh có định hướng và dự báo phát triển kinh doanh, sản phẩm dịch vụ cho những năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch
Giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank
Xác định đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, Agribank đã có nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh toán đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng lớn, Agribank hiện có trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Nhiều sản phẩm dịch vụ của Agribank thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ, e-banking… tạo nên thế mạnh riêng có của Agribank về sản phẩm dịch vụ. Trên cơ sở hoàn thành dự án E- Banking, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ hướng tới việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đa kênh, khách hàng ngoài việc giao dịch tại quầy có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng như thanh toán trong nước và quốc tế, thanh toán hoá đơn, giao dịch về thẻ, giao dịch gửi tiền, dịch vụ liên quan đến cấp tín dụng trên internet banking, mobile banking, ATM. Trong đó, nhóm dịch vụ e-