NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀY CÓ THỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃ

Một phần của tài liệu Bí quyết học đâu nhớ đó (Trang 48 - 57)

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG PHÂN BIỆT

NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀY CÓ THỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃ

Những trận bóng tại các trường đại học có vẻ không phải là một nơi phù hợp để tìm kiếm một hình mẫu học tập, nhưng cuộc đối thoại của chúng tôi với huấn luyện viên Vince Dooley về chế độ luyện tập tại trường Đại học Gieorgia lại mang đến một tình huống thú vị.

Dooley là một nhân vật đầy quyền lực trong giới này. Trên vai trò huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá Bulldogs từ năm 1964 đến 1988, ông đã tích lũy được một bề dày thành tích đáng kinh ngạc với 201 trận thắng, chỉ có 77 trận thua và 10 trận hòa, sáu lần đoạt danh hiệu của liên đoàn thể thao và một lần đoạt cúp quốc gia. Ông tiếp tục làm việc như giám đốc Trung tâm Huấn luyện Vận động viên của trường đại học, nơi ông xây dựng một trong số những chương trình huấn luyện ấn tượng nhất cả nước.

Chúng tôi phỏng vấn huấn luyện viên Dooley về cách các cầu thủ cố gắng đạt tới trình độ thành thạo mọi kỹ thuật phức tạp của môn bóng đá. Ý tưởng của ông về huấn luyện và đào tạo xoay quanh một chu kỳ hằng tuần kéo dài từ trận đấu được tổ chức vào thứ Bảy này cho đến trận đấu diễn ra vào thứ Bảy kế tiếp. Có rất nhiều điều cần nắm vững trong khoảng thời gian tương đối ngắn này: nghiên cứu lối chơi của đối thủ qua các bài học trên lớp, thảo luận về các chiến lược tấn công và phòng thủ nhằm đánh bại họ, áp dụng kết quả của các buổi thảo luận vào quá trình luyện tập trên sân, phân tích các chiến lược biến chúng thành thao tác di chuyển của từng cá nhân và thử nghiệm, liên kết các đội hình thành một chỉnh thể thống nhất và tiếp tục lặp lại các bước di chuyển đó cho đến khi chúng trở nên thuần thục, nhuần nhuyễn.

Song song với tất cả quá trình đó, các cầu thủ phải luôn duy trì các kỹ năng cơ bản ở phong độ đỉnh cao: phong tỏa, cản phá, đón bóng, đưa bóng vào, di chuyển bóng. Dooley tin rằng, thứ nhất bạn phải duy trì luyện tập liên tục các kỹ thuật nền tảng, vĩnh viễn, để giữ chúng luôn sắc

sảo, nếu không bạn sẽ kiệt sức; nhưng điều thứ hai bạn cần biến đổi quá trình tập luyện vì lặp lại quá nhiều sẽ khiến mọi thứ trở nên nhàm chán. Các huấn luyện viên của từng vị trí làm việc riêng với từng cầu thủ của họ về các kỹ năng cụ thể và sau đó là về cách họ chơi ở vị trí đó trong quá trình tập của cả đội.

Có điều gì khác? Ở đây họ đang tập luyện cho một trận đấu bóng. Vấn đề nằm ở chỗ mỗi cầu thủ phải nắm vững chiến thuật thi đấu của mình. Họ có những trận đấu đặc biệt với sự triển khai của cả đội, điều làm nên thắng thua khác biệt trong trận đấu chính thức. Theo lời kể của Dooley, những trận đấu đặc biệt này đóng vai trò tương tự như hình mẫu của quá trình học tập bị gián đoạn: họ chỉ luyện tập vào các ngày thứ Năm, do đó luôn có một tuần nghỉ giữa các kỳ luyện tập, và các trận đấu thì diễn ra không theo trình tự cố định.

Với từng ấy điều được thực hiện, chẳng có gì ngạc nhiên khi bí quyết quan trọng làm nên thành công của đội bóng là một thời khóa biểu chi tiết hằng tuần và hằng tháng, trong đó có sự lồng ghép giữa các yếu tố cá nhân với sự tập luyện của cả đội. Mỗi ngày tập luyện bắt đầu bằng việc tập trung hoàn toàn vào các kỹ năng cơ bản của các cầu thủ ở từng vị trí. Tiếp đó, các cầu thủ tập theo từng nhóm nhỏ, tiến hành thao diễn lối chơi trong đó có sự kết hợp của vài vị trí. Các phần này dần được kết hợp và thực hành bởi cả đội. Họ cùng lúc làm chậm hoặc đẩy nhanh tốc độ trận đấu, rèn luyện cả về tư duy lẫn thể chất của cầu thủ. Trước giữa tuần, cả đội sẽ đấu những trận chính thức với phong độ cao nhất.

“Bạn đang nắm bắt nhanh và bạn phải phản ứng nhanh,” Dooley nói. “Nhưng khi gần tới trận đấu chính thức, bạn lại giảm tốc. Đây là lúc tiến hành một dạng diễn tập không có sự tiếp xúc thể chất. Về cơ bản mọi trận đấu đều bắt đầu theo cùng một cách, nhưng rồi đối phương sẽ tạo nên những thay đổi. Vì vậy bạn phải có khả năng thích ứng với những thay đổi đó. Bạn bắt đầu hành động và nói: ‘Nếu họ phản ứng như thế, thì đây là điều bạn sẽ làm.’ Bạn điều chỉnh để thích nghi. Nếu bạn thực hiện điều đó đủ nhiều trong những tình huống khác nhau, thì dù trên sân có xảy ra bất kỳ tình huống nào bạn đều có thể ứng phó tốt.”

Một cầu thủ làm chủ chiến thuật thi đấu của mình như thế nào? Anh ta trở về và hình dung lại các trận đấu trong đầu. Có thể anh ta sẽ xem xét chúng từ đầu đến cuối. Cường độ rèn luyện thể chất không thể quá căng thẳng, nếu không bạn sẽ kiệt sức, Dooley nói: “do vậy nếu như bạn phải tiến hành bước này hay chuyển hướng sang bước khác cho một trận đấu, bạn có thể diễn tập nó trong đầu, chỉ cần nghiêng người như thể bạn đang thực sự làm điều đó. Và rồi, nếu xảy ra điều gì đó cần điều chỉnh, bạn vẫn có thể thực hiện nó trong đầu. Bạn mô phỏng những điều có thể xảy ra bằng cách đọc chiến thuật, thao diễn trong đầu, có thể tiến hành một hai bước trong số đó. Bởi thế, hình thức diễn tập này được bổ sung vào quá trình đào tạo trong lớp học và trên sân cỏ.”

Họ tổ chức các cuộc họp cuối cùng giữa những tiền vệ vào sáng thứ Bảy, xem xét kế hoạch trận đấu và thử hình dung trong đầu diễn biến từ đầu đến cuối. Các huấn luyện viên có thể lên mọi phương án phản công họ muốn về một trận đấu có tính giả thuyết, nhưng khi tiến hành trận đấu, quyền định đoạt lại nằm trong tay các tiền vệ.

Huấn luyện viên Dooley sử dụng mọi phương pháp luyện tập để dẫn dắt đội bóng của mình: sự hồi tưởng, đa dạng hóa nội dung luyện tập, tư duy và phân tích kỹ lưỡng. Các tiền vệ dày dạn kinh nghiệm nghiên cứu trận đấu thứ Bảy – mường tượng ra diễn tiến từ đầu đến cuối trận đấu, các phản ứng, điều chỉnh – tương tự với cách những nhà phẫu thuật thần kinh có thâm niên diễn tập quy trình sẽ thực hiện trong phòng phẫu thuật.

Những điều cần ghi nhớ

Đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì chúng ta được biết về hình thức rèn luyện tập trung và những hình thức thay thế nó. Các nhà khoa học sẽ còn tiếp tục đào sâu nghiên cứu nhằm làm giàu thêm hiểu biết của nhân loại về vấn đề này.

Chúng ta vẫn nuôi dưỡng niềm tin sâu sắc rằng bản thân sẽ học tốt hơn nếu chúng ta tập trung vào một vấn đề duy nhất và kiên nhẫn tập luyện. Không những thế niềm tin này còn liên tục được khẳng định nhờ những tiến bộ rõ rệt đến từ quá trình “luyện tập-luyện tập-luyện tập”. Nhưng các nhà khoa học gọi sự luyện tập được tăng cường trong giai đoạn tiếp nhận kỹ năng này bằng thuật ngữ “hiệu quả tức thời” và phân biệt nó với “hiệu quả của những hành vi đã trở thành thói quen cơ bản”. Những kỹ xảo đích thực làm nên sức mạnh của thói quen như cách quãng, lồng ghép và đa dạng hóa dẫn tới việc trì hoãn quá trình tiếp nhận một cách rõ ràng cũng như không thể mang đến sự tiến bộ trong quá trình luyện tập, điều giúp khuyến khích và trao cho chúng ta thêm sức mạnh để nỗ lực hơn nữa.

Nhồi nhét kiến thức, một hình thức tập luyện tập trung, được ví như hiện tượng ăn uống vô độ dẫn đến phải rửa ruột (binge-and-purge). Kiến thức được hấp thu cũng nhiều, nhưng phần lớn đều trôi tuột đi chỉ trong một thời gian ngắn. Những hành vi đơn giản kiểu này làm gián đoạn quá trình học tập và tập luyện theo từng đợt, tạo ra khoảng cách thời gian (quãng nghỉ) giữa các đợt đó giúp gia tăng tính hiệu quả của cả sự tiếp thu và ghi nhớ, quả thực đã làm nên sức mạnh có tính thói quen.

giản: đủ để sự rèn luyện không trở thành sự lặp lại. Hoặc ít nhất là đủ thời gian cho một vài sự quên lãng chen vào. Một chút lãng quên giữa các giai đoạn có thể là một điều tích cực, nếu nó khiến bạn phải cố gắng hơn trong luyện tập, nhưng bạn sẽ không muốn quên nhiều đến mức phải nghiên cứu lại tài liệu mới khôi phục được kiến thức. Khoảng thời gian giữa các giai đoạn ôn luyện tạo điều kiện cho trí nhớ được củng cố. Dường như giấc ngủ đóng một vai trò to lớn trong việc củng cố trí nhớ, do vậy duy trì ít nhất một ngày nghỉ giữa các lần luyện tập sẽ có tác dụng rất tốt.

Vài dụng cụ đơn giản như một bộ thẻ học chữ số có thể cung cấp ví dụ về sự cách quãng đó. Giữa những lần lặp lại của một tấm thẻ riêng lẻ bất kỳ, bạn tiếp cận với nhiều tấm thẻ khác. Nhà khoa học Đức Sebastian Leitner đã phát triển một bộ các tấm thẻ của chính ông để phục vụ cho việc ôn luyện theo hình thức cách quãng. Hệ thống này còn được biết tới là chiếc hộp Leitner. Bạn hãy thử tưởng tượng nó giống như một loạt những chiếc hộp, mỗi chiếc bao gồm bốn tấm thẻ có ghi thông tin. Trong chiếc hộp đầu tiên là những tấm thẻ ghi kiến thức (như các bản nhạc không đánh số, các nước đi trong môn khúc côn cầu hay các từ vựng trong tiếng Tây Ban Nha). Các kiến thức này cần được ôn tập thường xuyên vì chúng thường khiến bạn nhầm lẫn. Hộp thứ hai chứa những tấm thẻ ghi những thông tin là sở trường của bạn và bạn ôn tập với chiếc hộp này ít hơn so với chiếc đầu tiên, có lẽ chỉ khoảng một nửa. Những tấm thẻ trong chiếc hộp thứ ba được ôn tập ít hơn so với những tấm thẻ trong hộp thứ hai, và cứ thế. Nếu bạn bỏ lỡ một câu hỏi, đọc nhầm bản nhạc, nhầm lẫn về cú đẩy bóng một chạm, bạn chuyển nó sang chiếc hộp mà bạn sẽ ôn tập thường xuyên hơn. Ý tưởng cơ bản này đơn giản chỉ là bạn càng nắm vững khái niệm thì bạn càng ít phải ôn tập , nhưng nếu như kiến thức đó quan trọng và cần ghi nhớ, nó sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn khỏi những chiếc hộp ôn tập của bạn.

Hãy cẩn thận với chiếc bẫy của sự quen thuộc: đó là khi bạn cảm thấy rằng mình đã nắm bắt được điều gì đó và không cần ôn tập nó nữa. Nếu bạn đi tắt, cảm giác quen thuộc này có thể sẽ khiến bạn thất bại trong một bài tự kiểm tra. Doug Larsen chia sẻ: “Bạn phải đủ cương quyết để nói: ’Được thôi, tôi sẽ tự ép mình cố gắng nhớ lại tất cả và nếu như tôi không thể làm thế thì tôi đã bỏ lỡ điều gì, và tại sao tôi lại có thể không biết điều đó?’ Ngược lại, nếu bạn có một bài thi hay bài kiểm tra bất chợt được giao bởi người hướng dẫn, thì có khả năng là bạn không thể gian lận hay tư duy theo lối tắt.”

Chín bài kiểm tra mà Andy Sobel thực hiện trong 26 buổi của toàn khóa học kinh tế chính trị của ông là một ví dụ đơn giản về phương pháp luyện tập ngắt quãng có tính gợi nhớ và phương pháp ôn tập lồng ghép, đan xen vì ông đã thực hiện lần lượt các bài kiểm tra gắn liền với các bài học ngay từ đầu học kỳ, điều này giúp cho sinh viên có thể khôi phục kiến thức qua mỗi câu hỏi trong các bài kiểm tra đó.

quãng. Thêm vào đó, sự lồng ghép cũng có thể giúp bạn phát triển khả năng phân biệt các loại vấn đề và lựa chọn công cụ thích hợp để giải quyết vấn đề từ bộ công cụ đã được phát triển.

Trong quá trình lồng ghép, bạn không chuyển từ một chương trình ôn tập về một đề tài đã hoàn thiện sang một chương trình khác. Bạn thực hiện bước chuyển trước khi mỗi chương trình này được hoàn tất. Một người bạn của chúng tôi mô tả kinh nghiệm của anh về điều này: “Tôi tham dự một lớp khúc côn cầu và chúng tôi học các kỹ năng trượt băng, xử lý bóng, liệng bóng. Rồi tôi nhận thấy mình chán nản vì chúng tôi chỉ học rất ít về trượt băng và khi mới chớm nghĩ tôi có thể trượt, chúng tôi chuyển sang cầm gậy đánh bóng. Và tôi về nhà trong chán nản, tự nhủ, ‘Tại sao gã này không để chúng ta tập từng kỹ năng đến khi thuần thục?’ Kỳ thực đó lại là một huấn luyện viên hiếm có, một người hiểu được rằng sẽ hiệu quả hơn khi phân bổ quá trình rèn luyện trên nhiều kỹ năng khác nhau chứ không phải mài giũa lần lượt từng kỹ năng một. Vận động viên nản chí vì quá trình học hỏi không diễn ra nhanh chóng. Nhưng đến tuần sau anh ta sẽ tiến bộ trên mọi phương diện, từ kỹ năng trượt, cầm gậy , v.v...hơn là nếu anh ta dành trọn mỗi lần luyện tập cho việc trau dồi một kỹ năng.

Tương tự như lồng ghép, luyện tập một cách đa dạng giúp người học thiết lập một sơ đồ bao quát phổ rộng, cải thiện khả năng đánh giá những tình huống đang biến đổi cũng như điều chỉnh phản ứng sao cho phù hợp. Có thể nói rằng, lồng ghép và đa dạng hóa giúp người học vượt khỏi phạm vi ghi nhớ thông thường và vươn tới những trình độ nhận thức, ứng dụng cao hơn, hình thành vốn hiểu biết sâu rộng và bền vững, điều xuất hiện dưới dạng sức mạnh có tính thói quen căn bản trong các kỹ năng vận động.

Hiện tượng vẫn được các nhà nghiên cứu gọi bằng cái tên “luyện tập theo khuôn mẫu” (“blocked practice” – luyện tập nhiều thao tác theo một trình tự cố định) này rất dễ bị nhầm lẫn với hình thức tập luyện một cách đa dạng. Nó cũng giống như những cái máy quay đĩa than lạc hậu chỉ có thể chơi những bản nhạc theo một thứ tự cố định. Trong mô hình rèn luyện theo khuôn mẫu, một mô hình phổ biến (nhưng không hạn chế) trong lĩnh vực thể thao, một vấn đề trọng tâm được lặp đi lặp lại. Khi cầu thủ di chuyển từ điểm này đến điểm tiếp theo, họ thực hiện các quy trình khác nhau ở mỗi điểm. Đó là cách đội Los Angeles Kings tập luyện cú đẩy bóng một chạm trước khi họ nhận thức được tính trầm trọng của vấn đề và bắt đầu thay đổi. Nó cũng giống như việc bạn luôn luyện dùng những tấm thẻ ghi nhớ theo cùng một thứ tự. Bạn phải xáo trộn các tấm thẻ. Nếu bạn cứ mãi rèn luyện cùng một kỹ năng theo cùng một cách, giống như tập xử lý bóng từ cùng một vị trí cố định trên sân băng hay sân cỏ, lặp đi lặp lại mãi một chuỗi các dạng toán, hay áp dụng một thứ tự không đổi trong mô hình mô phỏng bay, bạn sẽ tự khiến cho quá trình học hỏi của mình trở nên nhàm chán vì thiếu sự đa dạng.

Gián đoạn, đan xen và biến thiên là những đặc tính tự nhiên của quá trình chúng ta tồn tại. Mỗi lần ghé qua khám bệnh của bệnh nhân hay một trận đấu bóng đều là một bài kiểm tra và

một bài tập trong quá trình rèn luyện có tính hồi tưởng. Mỗi một lần yêu cầu tài xế dừng xe trên đường giao thông, một việc rất đỗi thường lệ, lại là một bài sát hạch cho viên cảnh sát. Và bao nhiêu lần dừng xe là từng ấy tình huống khác nhau thêm vào trí nhớ (cả rõ ràng và tiềm ẩn) của viên cảnh sát. Và nếu cô đủ chú tâm, chúng sẽ giúp cô làm việc hiệu quả hơn trong tương lai. Có một thuật ngữ phổ biến là “học hỏi từ kinh nghiệm”. Và như thế thì một số người có vẻ như chẳng

Một phần của tài liệu Bí quyết học đâu nhớ đó (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)