Nhận xét và xác định khe hỏng nghiêncứu

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiêncứu

Các nhà nghiên cứu theo quan điểm bất định đã nghiên cứu các biến bối cảnh như môi trường, cấu trúc tổ chức, nhận thức của nhà quản trị đến việc sử dụng kế toán quản trị. Trong đó có xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của quan hệ kế toán quản trị-chiến lược. Các quy trình và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và ảnh hưởng của thông tin kế toán quản trị được chú trọng. Tuy nhiên lại xuất hiện những dòng nghiên cứu nghi ngờ mối quan hệ kế toán quản trị và chiến lược như (Lay & Jusoh, 2012) và (Elhamma & Fei, 2013) vì họ không tìm thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Điều này cho thấy vai trò thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cầm kiểm định thêm. Bởi lẽ một lý thuyết khoa học phải kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau (Anderson, 1983; Chalmers, 1999). Mặc khác một số nghiên cứu có số lượng mẫu hạn chế hay thang đo kết quả hoạt động kinh doanh mang tính ngắn hạn.

Hơn nữa các nghiên cứu thường tập trung vào khám phá nhân tố tác động đến việc thiết kế thông tin kế toán quản trị khi nhà quản trị nhận thức không chắc chắn về môi trường mà ít xem xét đến môi trường cạnh tranh chiến lược. Nói cách

khác, tác giả nhận nhấy có ít nghiên cứu kiểm định tác động chiến lược kinh doanh đến việc thiết kế và sử dụng MAI trên cả phạm vi rộng, kịp thời, ích hợp, đồng bộ. Từ nghiên cứu quốc tế suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược. Tuy nhiên, cũng theo các tạp chí kế toán đã dẫn, chiến lược kinh doanh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ theo “Thăm dò” ,“Phòng thủ” hay “khác biệt”, “dẫn đầu chi phí”. Do đó nghiên cứu sẽ bổ sung vào sự hiểu biết về yếu tố chiến lược kinh doanh tác động đến MAI còn hạn chế.

Mặc khác, (Lay & Jusoh, 2012) đã gợi ý trong tương lai có thể phải tìm hiểu thêm sự tương tác giữa lý thuyết nguồn lực về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Porter (1980).

Nghiên cứu của (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016) cho doanh nghiệp Việt Nam đã đề cập mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị dựa trên quan điểm của Chenhall. Bài viết này đã giải thích sự biến thiên giữa các biến bằng lý thuyết nguồn lực. Tuy nhiên việc chỉ sử dụng thước đo tài chính trong biến kết quả hoạt động kinh doanh làm bài viết bị hạn chế khi nghiên cứu thông tin quá khứ và mang tính ngắn hạn. Mặt khác những thay đổi về pháp luật gần đây sẽ ảnh hưởng thông tin mẫu chọn của nguyên cứu trên. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ khắc phục được hạn chế trên qua đo lường bằng thước đo phi tài chính mang tính dài hạn bên cạnh thước đo tài chính (như ROI, ROS, ROA, tốc độ tăng trưởng doanh thu...). Từ nhận xét trên, tác giả xác định khe hỏng nghiên cứu là tác động chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị trên cả phạm vi rộng, kịp thời, ích hợp, đồng bộ trong điều kiện Việt Nam. Chiến lược xem xét ở 2 góc độ là chiến lược dẫn đầu chi phí và chiến lược khác biệt theo quan điểm cạnh tranh chiến lược, nó sẽ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khe hỏng nghiên cứu này quan trọng bởi vì chiến lược kinh doanh nó phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời việc sử dụng thông tin kế toán quản trị cho việc hoạch định, thực hiện chiến lược đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Mặc khác, vì điều kiện Việt Nam luôn có đặc thù

(như nền kinh tế mới nổi, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa) nên việc nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế kèm theo xem xét yếu tố phát triển bền vững trong chiến lược. Đây được cho là khác biệt với nghiên cứu trước đó.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Những dòng nghiên cứu liên quan đến đề tài được tìm thấy trong luận án, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Có những xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của quan hệ kế toán quản trị và chiến lược. Tuy nhiên lại xuất hiện những dòng nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Những điều này cho thấy vai trò thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cần kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau. Từ tổng quan các nghiên cứu trước suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị. Sự theo đuổi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách chiến lược và vai trò quan trọng nhất định của thông tin kế toán quản trị trong những doanh nghiệp có tích hợp CSR vào chiến lược của mình góp phần tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là khe hỏng nghiên cứu có tính mới và có ý nghĩa. Nó quan trọng vì chiến lược kinh doanh phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời việc sử dụng thông tin kế toán quản trị có thể đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đặc thù về chính sách kinh tế phát triển bền vững cần nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế.

Môi trường bên ngoài Phân tch n i bộ ộ

S m nh công ty, trách nhi m xã h iứ ệ ệ ộ

Phân tch và l a ch n chiêếnự ọ

Chiếến lược kinh doanh

M c têu dài h nụ ạ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm

2.1.1. Chiến lược kinh doanh

Bruce Henderson : “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ4

vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với người khác. Quản trị sự khác biệt này chính là tinh hoa của chiến lược kinh doanh dài hạn” (Carl W. Stern, 2013). Porter5: “Chiến lược kinh doanh là hành động tấn công hoặc phòng thủ để tạo ra một vị trí phòng thủ trong một ngành công nghiệp, để đối phó thành công với lực lượng cạnh tranh và do đó mang lại lợi tức đầu tư cao cho tổ chức. Tổ chức đã phát hiện ra nhiều cách tiếp cận khác nhau để kết thúc này và chiến lược tốt nhất cho một tổ chức cung cấp cuối cùng là một công trình độc đáo phản ánh hoàn cảnh của nó” (CPA, 2011).

Chiến lược được sử dụng phổ biến và nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài luận văn này tác giả đề cập chiến lược kinh doanh có bản chất là cạnh tranh chiến lược. Cạnh tranh chiến lược tác động đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố tương tác trong cạnh tranh chiến lược bao gồm đối thủ, nguồn vốn, con người, nguồn lực. Hình 2.1 thể hiện hầu hết những vấn đề trong quản trị chiến lược từ tác giả (Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017) và mượn nó để thể hiện “chiến lược kinh doanh”, đề cập trong luận văn này, chỉ ra cách thức đạt được mục tiêu dài hạn.

Hình 2. 1 Mô hình quản trị chiến lược

Nguồn: Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017, Quản trị chiến lược, tr14

4 Nhà sáng lập The Boston Consulting Group

Trong lĩnh vực phân tích về sự cạnh tranh, Porter cho rằng các chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ khác trong ngành dựa trên nền tảng là chiến lược dẫn đầu về chi phí (cost leadership), khác biệt hóa (differentiation), trọng tâm (focus). Thứ nhất, “dẫn đầu về chi phí” nhấn mạnh tới việc sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa với mức chi phí thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm, chiến lược ngày nhắm đến đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá cả. Chiến lược dẫn đầu chi phí theo mô hình chi phí thấp nhằm đưa ra sản phẩm hướng đến số đông khách hàng với mức giá thấp nhất trên thị trường hoặc theo mô hình chiến lược giá trị phù hợp nhất nhằm đưa ra sản phẩm có giá trị tốt nhất so với mức giá mà số đông khách hàng chấp nhận. Chiến lược dẫn đầu chi phí nhắm đến phân khúc thị trường rộng lớn. Thứ nhì, “khác biệt hóa” nhấn mạnh tới việc sản xuất sản phẩm mang tính độc nhất trong ngành và hướng tới khách hàng tương đối không nhạy cảm về giá cả. Không chỉ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể áp dụng chiến lược khác biệt. Thứ tam, “trọng tâm” nhấn mạnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng, một phân đoạn sản phẩm. Chiến lược tập trung nhắm đến một thị trường quy mô nhỏ và các công ty nhỏ thường cạnh tranh trên nền tảng này (Porter, 2012). Trong khi các công ty lớn hơn có khả năng tiếp cận nguồn lược tốt hơn thường cạnh tranh dựa trên nền tảng dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa. Bài biết muốn hướng đến tòa bộ ngành, thị trường rộng, phục vụ cho nhiều đối tượng nên chọn đối tượng thu thập dữ liệu là doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam theo đuổi chiến lược kinh doanh dẫn đầu chi phí hoặc khác biệt.

Các doanh nghiệp theo một trong hai chiến lược rộng lớn của Porter. Ví dụ tại nước Mỹ: Southwest Airlines và Vanguard thực hiện theo một chiến lược dẫn đầu chi phí. Hai doanh nghiệp này đã phát triển qua nhiều năm trên cơ sở cung cấp sản phẩm chất lượng hoặc dịch vụ với giá thấp bằng sự quản trị tài ba chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác như Apple Inc, Johnson & Johnson, theo một chiến lược sản phẩm khác biệt. Họ tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng của họ dựa trên khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt, độc đáo thu hút khách hàng của họ và thường có giá cao hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ ít phổ biến hơn

của đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược thành công đòi hỏi phải lựa chọn (Porter, 2012). Nhà quả trị phải quyết định chiến lược nào cần theo đuổi. Nhưng theo quan điểm Porter linh hoạt chiến lược sẽ không đạt được lợi thế cạnh tranh. Do đó nên theo đuổi một chiến lược để thành công hơn.

Nhìn lại chặng đường lịch sử phát triển của quản trị chiến lược kinh doanh thế giới ta thấy thay đổi kế toán quản trị. Trước năm 1950, khoa học kỹ thuật lạc hậu, chiến lược kinh doanh thể hiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh cùng loại sản phẩm bằng chiến lược giá cả, chi phí (Shank, K, & Govindarajan, 1993) kéo theo kế toán quản trị chủ yếu là kế toán chi phí (Johnson, H.T, Kaplan, & R.S, 1987; Langfield-Smith, Thorne, & Hilton, 2012). Những năm 1960, khoa học kỹ thuật cải tiến, hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra nước ngoài làm kế toán quản trị tập trung vào chi phí, mở rộng sang phân tích, dự báo (Huỳnh Lợi, 2014; Johnson et al., 1987). Những năm 1980, công nghệ thông tin bùng nổ, chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất quy trình, chuỗi giá trị nên kế toán quản trị cung cấp thông tin để quản trị hơn (Langfield-Smith et al., 2012). Những năm 1990, công nghệ phát triển mạnh, chiến lược sản xuất kinh doanh bắt đầu sang sản phẩm khác biệt. Hệ thống kế toán quản trị không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Langfield-Smith et al., 2012).

2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trịKế toán quản trị Kế toán quản trị

Bản chất kế toán là nhận thức động, nhưng nhìn chung kế toán được xác định là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức (Nhị, 2011) bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

“Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến

lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.” - (Anthony, A.Atkinson, D.Banker, S.kaplan, & Young, 2001).

Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ.” - (T.Horngren, Bhimani, M.Datar, & Foster, 2002).

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cuối thế kỷ XVIII, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp lớn làm xuất hiện kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Cuối thể kỷ XX thế giới chứng kiến thời kinh kế cải cách, chuyển đổi; các nhà quản trị doanh nghiệp đòi hỏi thông tin tập trung môi trường bên ngoài, hỗ trợ quyết định chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh. Kế toán quản trị cuối thế kỷ XX thường hình thành, phát triển trước trong những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học công nghệ cao và sau đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ có trình độ thấp (Johnson & Kaplan, 1987). Một trong những chủ đề trọng tâm vào cuối những năm 1980 và 1990 là làm cho kế toán quản trị chiến lược hơn (Malmi, 2016). The International Federation of Accountants (IFAC) nhận định trọng tâm kế toán quản trị những năm đầu thế kỷ 21 là thông tin quản trị nguồn lực kinh tế có chiến lược và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh (Abdel-kader & Luther, 2006; IFAC, 2002) và có xu hướng mở rộng vai trò kế toán quản trị (CPA, 2011). Xu hướng phát triển kế toán quản trị thế giới hướng đến vai trò của nó trong hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược (Ma & Tayles, 2009), kiểm soát thực hiện chiến lược (Cadez, Guilding, & Cadez, 2012) hay phân tích dự báo (Cokins, 2013; Cokins Gary, 2014). Ở khu vực Châu Á, Giáo sư Akira Nishimura (Nishimura, 2003) cho rằng kế toán quản trị sẽ chuyển sang một kỷ nguyên mới và nó rất gần với quản trị.

Cải cách kinh tế và hội nhập đã mang lại những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến môi trường xã hội, trong đó phát triển kế toán gần đây ở Việt Nam. Hệ

thống kế toán truyền thống của Việt Nam, ban đầu dựa trên nền kinh tế kế hoạch và tập trung theo kiểu Xô Viết để lập kế hoạch và kiểm soát kinh tế quốc gia hơn là để ra quyết định kinh tế vĩ mô. Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”- (Luật Kế toán 2015).

Ở Việt Nam, kế toán quản trị chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật theo chiều dọc từ Luật xuống Nghị định, Thông tư...Kế toán quản trị quy định trong Luật Kế toán khác với kế toán tài chính ở đối tượng cung cấp thông tin còn lại quy định chung về nội dung công tác kế toán, tổ chức kế toán, người làm kế toán. Lịch sử đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy sự thụ động chờ hướng dẫn của văn bản dưới luật.

Thông tin kế toán quản trị

Nếu như kế toán đề cập vấn đề liên quan kế toán (chính sách, môi trường pháp lý, quy trình...) thì thông tin kế toán là kết quả, mục tiêu cuối cùng của quy trình công việc kế toán.

Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán. Ví dụ: thông tin chiến lược kinh doanh sản phẩm phẩm, thông tin kế hoạch tài chính của bộ phận, thông tin dự toán doanh thu của sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định. Ví dụ: thông tin thích hợp về phương án kinh doanh, thông tin phân tích về hoạt động, thông tin giá bán sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị tổ

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)