6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị
hậu, chiến lược kinh doanh thể hiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh cùng loại sản phẩm bằng chiến lược giá cả, chi phí (Shank, K, & Govindarajan, 1993) kéo theo kế toán quản trị chủ yếu là kế toán chi phí (Johnson, H.T, Kaplan, & R.S, 1987; Langfield-Smith, Thorne, & Hilton, 2012). Những năm 1960, khoa học kỹ thuật cải tiến, hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra nước ngoài làm kế toán quản trị tập trung vào chi phí, mở rộng sang phân tích, dự báo (Huỳnh Lợi, 2014; Johnson et al., 1987). Những năm 1980, công nghệ thông tin bùng nổ, chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất quy trình, chuỗi giá trị nên kế toán quản trị cung cấp thông tin để quản trị hơn (Langfield-Smith et al., 2012). Những năm 1990, công nghệ phát triển mạnh, chiến lược sản xuất kinh doanh bắt đầu sang sản phẩm khác biệt. Hệ thống kế toán quản trị không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Langfield-Smith et al., 2012).
2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trịKế toán quản trị Kế toán quản trị
Bản chất kế toán là nhận thức động, nhưng nhìn chung kế toán được xác định là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức (Nhị, 2011) bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
“Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến
lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.” - (Anthony, A.Atkinson, D.Banker, S.kaplan, & Young, 2001).
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ.” - (T.Horngren, Bhimani, M.Datar, & Foster, 2002).
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cuối thế kỷ XVIII, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp lớn làm xuất hiện kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Cuối thể kỷ XX thế giới chứng kiến thời kinh kế cải cách, chuyển đổi; các nhà quản trị doanh nghiệp đòi hỏi thông tin tập trung môi trường bên ngoài, hỗ trợ quyết định chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh. Kế toán quản trị cuối thế kỷ XX thường hình thành, phát triển trước trong những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học công nghệ cao và sau đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ có trình độ thấp (Johnson & Kaplan, 1987). Một trong những chủ đề trọng tâm vào cuối những năm 1980 và 1990 là làm cho kế toán quản trị chiến lược hơn (Malmi, 2016). The International Federation of Accountants (IFAC) nhận định trọng tâm kế toán quản trị những năm đầu thế kỷ 21 là thông tin quản trị nguồn lực kinh tế có chiến lược và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh (Abdel-kader & Luther, 2006; IFAC, 2002) và có xu hướng mở rộng vai trò kế toán quản trị (CPA, 2011). Xu hướng phát triển kế toán quản trị thế giới hướng đến vai trò của nó trong hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược (Ma & Tayles, 2009), kiểm soát thực hiện chiến lược (Cadez, Guilding, & Cadez, 2012) hay phân tích dự báo (Cokins, 2013; Cokins Gary, 2014). Ở khu vực Châu Á, Giáo sư Akira Nishimura (Nishimura, 2003) cho rằng kế toán quản trị sẽ chuyển sang một kỷ nguyên mới và nó rất gần với quản trị.
Cải cách kinh tế và hội nhập đã mang lại những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến môi trường xã hội, trong đó phát triển kế toán gần đây ở Việt Nam. Hệ
thống kế toán truyền thống của Việt Nam, ban đầu dựa trên nền kinh tế kế hoạch và tập trung theo kiểu Xô Viết để lập kế hoạch và kiểm soát kinh tế quốc gia hơn là để ra quyết định kinh tế vĩ mô. Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”- (Luật Kế toán 2015).
Ở Việt Nam, kế toán quản trị chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật theo chiều dọc từ Luật xuống Nghị định, Thông tư...Kế toán quản trị quy định trong Luật Kế toán khác với kế toán tài chính ở đối tượng cung cấp thông tin còn lại quy định chung về nội dung công tác kế toán, tổ chức kế toán, người làm kế toán. Lịch sử đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy sự thụ động chờ hướng dẫn của văn bản dưới luật.
Thông tin kế toán quản trị
Nếu như kế toán đề cập vấn đề liên quan kế toán (chính sách, môi trường pháp lý, quy trình...) thì thông tin kế toán là kết quả, mục tiêu cuối cùng của quy trình công việc kế toán.
Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán. Ví dụ: thông tin chiến lược kinh doanh sản phẩm phẩm, thông tin kế hoạch tài chính của bộ phận, thông tin dự toán doanh thu của sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định. Ví dụ: thông tin thích hợp về phương án kinh doanh, thông tin phân tích về hoạt động, thông tin giá bán sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị tổ chức thực hiện. Ví dụ: thông tin chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh, thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để bộ phận hoạt động. Thông tin kế toán quản trị cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá hoạt động. Ví dụ: giá thành và tình hình biến động giá thành, thành quả hoạt động của một hoạt động, thành quả quản trị của nhà quản trị. Hệ thống kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị các cấp trong một tổ chức thực hiện chức năng hoạch định, điều hành và kiểm soát hoạt động của họ.
Hình 2 2. Chức năng kế toán quản trị
(Nguồn: Huỳnh Lợi. (2007). Xây dựng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trang 14) Trong môi trường kinh doanh quốc tế, bộ phận kế toán quản trị làm việc chặt chẽ với các nhà quản trị trong việc xây dựng chiến lược bằng cách cung cấp thông tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: chi phí, năng suất, giá so với đối thủ cạnh tranh, chi phí thêm các tính năng làm cho sản phẩm trở nên khác biệt. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển khả năng bán sách trực tuyến Amazon.com; phân tích lợi ích chi phí đã giúp Toyota xây dựng các nhà máy sản xuất tích hợp máy tính linh hoạt (CIM) cho phép họ sử dụng cùng một thiết bị hiệu quả để sản xuất nhiều loại xe nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện những sản phẩm thay thế tồn tại
trên thị trường. Ví dụ: Hewlett-Packard thiết kế và định giá máy in mới sau khi so sánh chức năng và chất lượng của máy in với các máy in khác có sẵn trên thị trường. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện khả năng quan trọng nhất của doanh nghiệp như công nghệ, sản xuất, tiếp thị. Ví dụ: Công ty Kellogg sử dụng danh tiếng của thương hiệu của mình để giới thiệu các loại ngũ cốc mới. Quản trị thông tin kế toán còn giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách xác định tài chính để tài trợ cho chiến lược. Ví dụ: Proctor & Gamble đã phát hành nợ và vốn chủ sở hữu mới để tài trợ cho việc mua lại nhà sản xuất dao cạo râu Gillette (Horngren, M.Datar, & Rajan, 2012). Các chiến lược kinh doanh được thiết kế tốt nhất cộng hưởng thông tin từ kế toán quản trị tạo thực thi chiến lược hiệu quả.
Các số liệu tài chính và số liệu vật chất về mặt hoạt động, các quá trình của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính và định hướng cho tương lai (Chenhall & Morris, 1986). Kế toán quản trị đo lường, phân tích và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính giúp người quản trị đưa ra quyết định hoàn thành mục tiêu của một tổ chức. Người quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị để phát triển, giao tiếp và thực hiện chiến lược. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán, hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động. Họ cũng sử dụng thông tin kế toán quản trị để điều phối thiết kế sản phẩm, các quyết định sản xuất và tiếp thị và để đánh giá hiệu suất. Thông tin và báo cáo kế toán quản trị không phải tuân theo các nguyên tắc hoặc quy tắc được thiết lập. Các câu hỏi chính luôn là (1) thông tin này giúp các nhà quản trị thực hiện công việc của họ tốt hơn như thế nào và (2) những lợi ích của việc tạo ra thông tin này có vượt quá chi phí không? (Horngren et al., 2012).
Tại Việt Nam, định hướng thông tin kế toán quản trị có thể chưa tạo sự liên kết nhu cầu thực hiện các chức năng quản trị (Huỳnh Lợi, 2007). Nhưng nhìn chung là có sử dụng kế toán quản trị.
Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị
Kế toán quản trị đóng góp cho các quyết định chiến lược bằng cách cung cấp thông tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh (Horngren et al., 2012). Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị là có sử dụng hay không và nếu có thì được sử dụng ở tần suất ra sao, phạm vi thế nào, cách thể hiện và mối tương tác các bộ phận. Tác giả đề cập đến mức độ sử dụng thông qua việc doanh nghiệp thiết kế và sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị. Một số kỹ thuật kế toán quản trị có thể kể đến như: ABC, BSC, phân tích khả năng sinh lời khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hàng tồn kho kịp thời JIT, chi phí Kaizen, chi phí môi trường... Theo nghiên cứu của (Chenhall & Morris, 1986) việc thiết kế và sử dụng thông tin kế toán quản trị được sử dụng ở phạm vi rộng hơn gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Sử dụng thông tin kế toán quản trị mang tính tích hợp giúp nhà quản trị ra quyết định nhanh chống tạo ưu thế cạnh tranh, thông tin kế toán quản trị mang tính kịp thời, tính đồng bộ trong quá trình đầu vào-xử lý-đầu ra. Theo đó, mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được biểu hiện qua việc doanh nghiệp sử dụng thông tin tài chính và/hoặc phi tài chính, tác động của quyết định, tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo giúp người dùng sử dụng thông tin ra quyết định nhanh chóng.
Bốn khía cạnh được đề cập đến như sau:
- Phạm vi rộng: Thông tin mang đặc điểm là thông tin bên ngoài, thông tin phi tài chính, định hướng tương lai.
- Tính kịp thời: Thể hiện tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo.
- Tính tích hợp: Tổng hợp theo khoảng thời gian, theo khu vực chức năng, mô hình phân tích hoặc quyết định (ví dụ: phân tích cận biên, mô hình khoảng không quảng cáo).
- Tính đồng bộ: Thông tin mang đặc điểm thể hiện mục tiêu chính xác cho các hoạt động và mối quan hệ tương tác của chúng trong tiểu đơn vị cũng như cung cấp báo cáo về tương tác giữa các tiểu đơn vị.