Doanh nghiệp vừa và lớn

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4 Doanh nghiệp vừa và lớn

Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh. Vậy phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức ở đặc điểm mục đích kinh doanh và pháp luật điều chỉnh.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định quy mô doanh nghiệp được xác định theo số lao động tham gia bảm hiểm xã hội bình quân năm và tổng nguồn vốn (hoặc doanh thu). Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.

Loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa suy ra doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng được xác định theo cùng tiêu chí trên sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 200 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 100 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa.

Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp

Quy mô siêu nhỏ

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn

Tiêu chí Loại Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Sản xuất ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 ≤ 100 ≤ 200 > 100 > 200 Thương mại ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 100 > 100 > 100

So với quy định trước đây (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) tiêu chí phân loại doanh nghiệp có thay đổi về số lượng lao động và nguồn vốn.

Tuy lịch sử kế toán quản trị hình thành trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ nhưng sau đó kế toán quản trị phát triển ở những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học phát triển. Doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng áp dụng kế toán quản trị tốt hơn doanh nghiệp nhỏ. Theo (Huỳnh Lợi, 2007) nhóm doanh nghiệp sản xuất chuẩn bị thiết kế hoặc đã thiết kế kế toán quản trị thường là doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường tập trung ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhóm doanh nghiệp sản xuất không có kế toán quản trị thường là những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở tỉnh nhỏ. Qua kinh nghiệm các nghiên cứu trước, cùng với kỳ vọng của tác giả cho rằng các doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô lớn có đủ khả năng khai thác hết chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách nâng cao nội lực trên cả ba yếu tố công nghệ, con người, quản trị. Nếu thiếu các doanh nghiệp này sẽ khó đổi mới công nghệ do cần vốn lớn.

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)