6. Kết cấu của luận văn
2.2 Lý thuyết nền
2.2.1 Thuyết bất định
Lý thuyết bất định (Contingency theory) (D. T. Otley, 1980) được sử dụng để nghiên cứu hành vi của tổ chức. Không có cơ cấu tổ chức nào là tốt nhất. Hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và các biến bất định như môi trường, công nghệ, chiến lược, văn hóa.
Nghiên cứu theo thuyết bất định cho rằng chiến lược kinh doanh là biến bất định, biến ngữ cảnh. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa dẫn đến những thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược này xác định cách một tổ chức phù hợp với khả năng của riêng mình với các cơ hội trên thị trường để hoàn thành các mục tiêu của mình (Carl W. Stern, 2013).
Cách tiếp cận của bài biết dựa trên lý thuyết bất định. Do đó sẽ không có hệ thống kế toán phù hợp nhất và không có mô hình hệ thống thông tin kế toán quản trị có thể áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Sự phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc thù ngành, môi trường, công nghệ, chiến lược doanh nghiệp. Đây là điều
kiện làm cho thông tin kế toán trong doanh nghiệp này không thể bắt chước qua doanh nghiệp khác và không thể thay thế. Tính khó bắt chước và khó thay thế sẽ được đề cập trong thuyết nguồn lực. Các thông tin kế toán được xem là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong các tổ chức nên nó được thiết kế phù hợp với môi trường và cấu trúc của tổ chức.
2.2.2. Thuyết cơ sở kiến thức
Lý thuyết cơ sở kiến thức (Knowledge Based Theory) của (Grant, 1996) xem xét kiến thức như là nguồn lực của một công ty. Vì nguồn lực dựa trên tri thức thường rất khó để bắt chước và xã hội phức tạp, không đồng nhất căn cứ kiến thức và khả năng giữa các công ty là những yếu tố quyết định chính của duy trì lợi thế cạnh tranh và vượt trội của công ty thực hiện.
Lý thuyết này có nguồn gốc từ quản trị chiến lược. Nó xây dựng và mở rộng quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty (RBV). Vai trò quan trọng của kiến thức trong các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin (về các nguồn lợi thế cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm, tài chính, phân tích về hoạt động...) đến các nhà quản trị doanh nghiệp để từ đó họ xử lý thông tin, học hỏi để chuyển thông tin thành kiến thức. Chính việc học hỏi là nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp.
2.2.3. Thuyết nguồn lực
Quan điểm nguồn lực (Resource Based View-RBV) của (Wernerfelt, 1984) cho rằng các doanh nghiệp có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực, kỹ năng và năng lực đặc thù mà họ kiểm soát hay phát triển để tạo cơ sở hình thành các lợi thế cạnh tranh đặc thù, bền vững từ đó cho phép doanh nghiệp phác thảo chiến lược kinh doanh cạnh tranh thành công. Mô hình RBV cung cấp một mô hình lý thuyết để khám phá những lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các tài sản hữu hình, vô hình và năng lực tổ chức. Barney đã mở rộng thành lý thuyết nguồn lực động. Lý thuyết này tập trung toàn diện từ phân tích nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nếu doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực hiện có thì có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nơi nó có thể tạo ra giá trị kinh tế hơn so
với đối thủ cạnh tranh (thậm chí hòa vốn) trong thị trường sản phẩm của mình (Barney & Delwyn N, 2007). Nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp phải thỏa mãn được bốn điều kiện sau: Có giá trị, Hiếm, Tính khó bắt chước, Khó có thể thay thế được (Jay Barney, 1991). Cụ thể:
(1) Nguồn lực có giá trị. Nguồn lực giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị mang tầm chiến lược, giá trị đó trở thành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Hoặc giá trị đó khắc phục được điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó tận dụng cơ hội thực hiện chiến lược kinh doanh.
(2) Nguồn lực hiếm. Nguồn lực chỉ có ở doanh nghiệp mà không có ở doanh nghiệp nào khác. Doanh nghiệp có nguồn lực hiếm tạo sự khác biệt so với đối thủ, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
(3) Nguồn lực khó bắt chước. Doanh nghiệp có được nguồn lực nhờ vào điều kiện và phẩm chất vốn có khác biệt với đối thủ. Nguồn lực này khiến doanh nghiệp giữ lợi thế của mình khi doanh nghiệp khác không thể bắt chước được.
(4) Nguồn lực khó thay thế được. Nguồn lực không thể thay thế bằng nguồn lực khác có giá trị thấp hơn. Khi doanh nghiệp nắm trong tay nguồn lực hiếm có gía trị và khó bắt chước nhưng doanh nghiệp khác có nguồn lực tương đương thì lúc này điều kiện cạnh tranh các bên đều nắm giữ. Vậy muốn duy trì lợi thế cạnh tranh đòi hỏi cần có nguồn lực khó thay thế được.
Thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ nhà quản trị xử lý, chuyển thông tin thành kiến thức. Đó có thể là thông tin về phân tích về hoạt động M, thông tin giá bán sản phẩm A, thông tin chiến lược kinh doanh sản phẩm phẩm I. Một hệ thống thông tin kế toán quản trị giúp người sử dụng có kiến thức về sản phẩm, phương án, hoạt động của doanh nghiệp. Việc học hỏi để có kiến thức là nguồn mực có giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết kiến thức (Grant, 1996; Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016). Trên cơ sở thuyết bất định, thông tin kế toán có tính khó bắt chước và khó thay thế. Mặt khác theo (Smith, 1996) thông tin kế toán có tính hiếm. Dựa theo lý thuyết nguồn lực, thông tin kế toán quản trị có thể được xem là nguồn lực của doanh nghiệp. Vì thông tin kế toán quản trị được cung cấp
đến người sử dụng là có giá trị, hiếm, khó bắt chước, khó thay thế. Từ đó tác giả xem xét thông tin kế toán quản trị cung cấp cho bộ phận là nguồn lực thỏa bốn điều kiện (Jay Barney, 1991) tạo lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp có được nguồn lực trên và có cách phối hợp, sử dụng nguồn lực hiệu quả sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh, tăng kết quả hoạt động kinh doanh.
Tác giả sẽ sử dụng kết hợp ba lý thuyết trên để giải thích quan hệ giữa ba khái niệm: “Chiến lược kinh doanh”, “Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị”, “Kết quả hoạt động kinh doanh”. Qua đó có sơ sở xây dựng mô hình được lập luận ở chương 3.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Có ba khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này: “chiến lược kinh doanh”, “mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị”, “kết quả hoạt động kinh doanh”. Hỗn hợp lý thuyết bất định, lý thuyết cơ sở kiến thức, thuyết nguồn lực được sử dụng để giải thích sự biến thiên giữa các khái niệm trên. Qua đó làm cơ sở cho mô hình được đề cập ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xuất phát từ bối cảnh kinh tế hội nhập đòi hỏi phải nâng cao nội lực của doanh nghiệp trong nước, sức ép cho các doanh nghiệp trong nước phát triển kế toán quản trị hỗ trợ cho nhà quản lý. Đồng thời tìm kiếm, phân loại, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này ở mức độ nào. Từ khóa “management accounting information”, “generic strategy” tìm kiếm trên các sách, tạp chí kế toán và quản trị uy tín trên nguồn ProQuest, Google Scholar, UEH digital repository. Từ đó, xác định vấn đề nghiên cứu (khe hỏng) có liên quan đến mối quan hệ chiến lược kinh doanh-mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị-kết quả hoạt động kinh doanh. Đặt mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: Tìm kiếm lý thuyết phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Lựa chọn thang đo cho các khái niêm trong mô hình nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu. Thu thập dữ liệu thông qua phương pháp khảo sát bằng Bảng câu hỏi. Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Số liệu từ mẫu được phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, tương quan biến tổng để đánh giá thang đo có đóng góp vào việc đo lường khái niệm đang nghiên cứu hay không, các đo lường có liên kết với nhau hay không. Sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson.
Bước 4: Đưa ra kết quả thực hiện nghiên cứu. So sánh với nghiên cứu trước. Bước 5: Kết luận. Nhằm đánh giá bài viết so mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra. Qua đây, đóng góp hiểu biết vào lý luận và thực tiễn.
Vấến đếề nghiến c uứ
M c têu nghiên c uụ ứ
Đ t ra câu h i nghiên c uặ ỏ ứ
Lý thuyếết nếền
Gi i thích s biêến thiên gi a các biêếnả ự ữ
Mô hình, gi thuyếếtả
Phù h p hoàn c nh môi trợ ả ường Vi t Namệ
B ng câu h i kh o sátả ỏ ả
Kêết qu kh o sátả ả
Thôếng kê mô tả
Theo dõi lý thuyếết
T ng quan nghiên c u ngành ổ ứ kêế toán và ngành qu n tr kinhả ị doanh
Theo dõi th trị ường
Kênh truyêền thông
Kêết qu nghiên c uả ứ
Ki m đ nh mô hình,ể ị
gi thuyêếtả
Ki m đ nh thang đoể ị
L a ch n thang đoự ọ
Hình 3.1. Các bước nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Vấn đề nghiên cứu
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Nghiên cứu theo thuyết bất định cho rằng chiến lược kinh doanh là biến bất định, biến ngữ cảnh. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa dẫn đến những thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược này xác định cách một tổ chức phù hợp với khả năng của riêng mình với các cơ hội trên thị trường để hoàn thành các mục tiêu của mình (Carl W. Stern, 2013). Nói cách khác, chiến lược này mô tả cách một tổ chức sẽ cạnh tranh và các cơ hội mà các nhà quản trị kinh doanh sẽ tìm kiếm và theo đuổi.
Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có bản chất là cạnh tranh chiến lược ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống MAI. Ngày nay, môi trường kinh doanh với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, chiến lược kinh doanh kéo theo sự thay đổi tư duy kế toán quản trị rất nhiều. Việc cung cấp thông tin phải trên phạm vi rộng cả thông tin tài chính, phi tài chính và có thể định hướng tương lai. Các báo cáo với tần suất cao thể hiện ghi nhận kịp thời biến động về tình hình sản xuất kinh doanh giúp nhà quản trị nắm bắt thông tin không bị ra quyết định kịp thời. Thông tin theo khoảng thời gian làm cơ sở cho nhà quả trị đánh giá lại quyết định của mình. Dựa trên các lập luận mối quan hệ chiến lược kinh doanh, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H1: ‘Chiến lược kinh doanh có tác động dương đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị’.
Mối quan hệ mức độ sử dụng thông tin và kết quả hoạt động kinh doanh. Thành công trong kinh doanh không thể đo lường được cho đến khi số tiền đổ về từ đầu tư được thu hồi kèm lợi nhuận. Thông tin kế toán đóng vai trò công cụ đo lường. Việc sử dụng MAI phạm vi rộng có thể giúp các nhà quản trị thu thập thêm thông tin hữu ích. Thông tin kế toán quản trị là nguồn lực mà nguồn lực giúp duy trì lợi thế cạnh tranh. Khi lợi thế cạnh tranh vững chắc và được duy trì thì dòng tiền đem đầu tư được ổn định và an toàn, từ đó tăng trưởng kinh doanh. Mà chiến lược kinh doanh được Bruce Henderson định nghĩa cách duy trì thế cạnh tranh lâu dài, từ đó gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Dựa trên lý thuyết nguồn lực tác giả đưa ra
Chiêến lược kinh doanh
(S)
H1+
M c đ s d ng thông tn kêế toán qu n trứ ộ ử ụ ả ị
(MAI)
H2+Kêết qu ho t ả ạ đ ng ộ kinh doanh
(P)
giả thuyết nghiên cứu H2: ‘Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có tác động dương đến kết quả hoạt động kinh doanh’.
Tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu (Cadez et al., 2012; Lay & Jusoh, 2012). Có điều chỉnh ở mức sử dụng thông tin kế toán quản trị thay vì sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược. Điều này nhằm phù hợp với bối cảnh phát triển kế toán quản trị ở Việt Nam còn hạn chế về tiếp cận kỹ thuật kế toán quản trị phương tây. Hai giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua mô hình sau đây:
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Kế thừa nghiên cứu trước)
H1: Chiến lược kinh doanh có tác động dương với mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị.
H2: Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có tác động dương với kết quả hoạt động kinh doanh.
3.3. Thang đo
Thang đo chiến lược kinh doanh được lựa chọn trên cơ sở khái niệm chiến lược kinh doanh mang bản chất cạnh tranh tranh chiến lược theo quan điểm Porter. Khung phân tích gồm 2 chiến lược cạnh tranh là “chiến lược dẫn đầu chi phí” và ‘chiến lược khác biệt hóa’. Do đó, thang đo chiến lược kinh doanh kế thừa từ (Narver & Slater, 1990) dựa trên 2 nền tảng “chiến lược dẫn đầu chi phí” và ‘”chiến lược khác biệt” của (Dess & Davis, 1984). Ngoài ra sử dụng thang đo quãng Likert 7 điểm. Yêu cầu chiến lược của mỗi doanh nghiệp phải tính đến môi trường cạnh tranh của mình (Carl W. Stern, 2013). Môi trường cạnh tranh có yếu tố quy mô, lợi
thế so với đối thủ và phương thức đặc trưng tạo lợi thế. Bản câu hỏi đã yêu cầu người trả lời đánh giá chiến lược kinh doanh so với đối thủ. Chiến lược dẫn đầu chi phí hướng đến mức chi phí thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm cho đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá cả. Sản phẩm có thể hướng đến số đông khách hàng với mức giá thấp nhất trên thị trường hoặc sản phẩm có giá trị tốt nhất so với mức giá mà số đông khách hàng chấp nhận. Đối với thang đo cho chiến lược dẫn đầu chi phí có 6 biến quan sát:
- Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí; - Kiểm soát chặc ché chi phí đầu vào; - Giảm thiểu chi phí phân phối; - Đơn giản hóa quy trình sản xuất;
- Cải thiện quy trình tại ra sản phẩm/dịch vụ; - Tăng công suất.
Chiến lược khác biệt hướng đến việc sản xuất sản phẩm mang tính độc nhất trong ngành và hướng tới khách hàng tương đối không nhạy cảm về giá cả. Từ đó thang đo chiến lược khác biệt có 4 biến quan sát:
- Phát triển tính năng sản phẩm/dịch vụ mới; - Sử dụng nghiên cứu marketing;
- Sản phẩm khác biệt;
- Phát triển nhận diện thương hiệu
Thang đo mức độ sử dụng MAI được lựa chọn trên cơ sở đặc điểm thông tin trên các khía cạnh phạm vi rộng, tính kịp thời, tính tích hợp, tính đồng bộ. Vì ở xem xét các khía cạnh này MAI được giải thích là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh theo thuyết nguồn lực. Do đó, thang đo mức độ sử dụng MAI (xem Bảng 4.3) chọn từ thang đo gồm 4 biến quan sát phạm vi rộng, 4 biến quan sát kịp thời, 3 biến quan sát tích hợp và 4 biến quan sát đồng bộ của (Agbejule, 2005; Chenhall & Morris, 1986). Sử dụng thang đo đối nghĩa Osgood để đo lường mức độ sử dụng thông tin kế toán.
Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh lựa chọn trên cơ sở thang đo kế thừa từ (Lay & Jusoh, 2012) có 6 biến quan sát. Sử dụng thang đo quãng Likert 7 điểm.
Mục tiêu cần đạt là tăng trưởng kinh doanh, tức là đồng tiền an toàn và ổn định. Đây là cơ hội đầu tư khi thu hồi được tiền đầu tư nên có thước đo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Theo (Carl W. Stern, 2013) sử dụng một thước đo lợi nhuận duy nhất không còn đủ nên việc kết hợp các biện pháp phi tài chính với các biện pháp tài chính có thể là các chỉ số tốt hơn để đánh giá các quy trình và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, phát triển sản phẩm mới, R&D, khách hàng