Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

3.4. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình nghiên cứu “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh” có phạm vi nghiên cứu là Việt Nam. Tập hợp tất cả đối tượng thu thập dữ liệu (đám đông nghiên cứu) là doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam có qui mô khoản hơn 16.497 doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017; Tổng cục Thống kê, 2018a; VCCI, 2017). Do thực tiễn không thể biết chính xác qui mô của đám đông nên việc có

danh sách liệt kê dữ liệu tất cả phần tử đám đông (khung mẫu) là không khả thi. Để vẫn đảm bảo chất lượng kết quả nghiên cứu qua việc chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng khi bất kỳ cá nhân là Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng (phó) phòng ở doanh nghiệp vừa và lớn trên cả nước đồng ý tham gia vào mẫu có thể chọn vào mẫu.

Bảng câu hỏi khảo sát đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích về thời gian, nguồn nhân lực, có được thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời, tính ẩn danh (Kumar, 2019). Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu trước đã sử dụng, bảng câu hỏi khảo sát đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết. Bảng câu hỏi này chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như thông tin phân loại người trả lời (thâm niên, bộ phận làm việc); thông tin phần loại doanh nghiệp (ngành, số lượng lao động, tổng giá trị tài sản, CSR); thông tin về mức độ tập trung vào chiến lược; thông tin mức độ kết quả hoạt động kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh; thông tin mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định. Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. Sau đó, bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu về thuật ngữ. Cuối cùng, bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức để có được dữ liệu.

Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng phần mềm SurveyNuts chứa bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các chức danh Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng (phó) phòng doanh nghiệp vừa, lớn vì họ là đối tượng khảo sát liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 570 địa chỉ email được gửi có chứa thư giới thiệu, đường truyền đến bảng câu hỏi. Theo lời khuyên của (Kittleson, 1997) để đạt được tỷ lệ phản hồi tối đa cho các cuộc khảo sát trên internet thì nên gửi thư nhắc nhở đầu tiên sau một tuần và một lần nữa cho thư thứ hai, kết quả nhận

được 171 phản hồi, trong đó loại 4 phản hồi từ cùng doanh nghiệp và 4 phản hồi từ doanh nghiệp nhỏ sẽ bị loại. Quy mô mẫu chọn cuối cùng là n=163. Đây là tỷ lệ phản hồi chấp nhận được.

Đối tượng tham gia khảo sát phải làm việc ở các vị trí Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng (phó) phòng khác là những người thiết kế hoặc sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra nhận định về chiến lược kinh doanh, do đó vị trí công việc được chọn là biến thông tin chọn mẫu liên quan đến cá nhân.

Biến thông tin mẫu chọn dựa theo nhiều tiêu chí theo đặc điểm quản lý ở Việt Nam. Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014 có loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nghiệm hữu hạn, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Căn cứ Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định quy mô doanh nghiệp được xác định theo số lao động tham gia bảm hiểm xã hội bình quân năm và tổng nguồn vốn (hoặc doanh thu). Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (gọi chung là sản xuất) có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng). Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Do đó, còn lại doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất được xác định theo cùng tiêu chí trên sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 200 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 300 tỷ đồng). Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 100 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng). Vậy, biến thông tin chọn mẫu liên quan đến doanh nghiệp gồm có ngành, giá trị tổng nguồn vốn, số lượng lao động toàn thời gian, loại hình doanh nghiệp.

Bảng 3. 1 Tóm tắt thông tin mẫu chọn

Biến thông tin mẫu chọn (n) Số lượng Tỷ lệ (%)

Vị trí công việc Số lượng lao động tham gia BHXH Giá trị tổng nguồn vốn (hoặc tài sản) Loại hình doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội tuyên bố trong chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có Không 14 149 8,60% 91,40%

(Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả)

Nhà quản trị cấp cao 7 4,30%

Kế toán trưởng 61 37,40%

Nhà quản trị cấp trung khác 95 58,30%

Thâm niên công Dưới 2 năm 18 11,00%

tác 2-10 năm 125 76,70% Trên 10 năm 20 12,30% Ngành Sản xuất 106 65,00% Thương mai, dịch vụ 57 35,00% 51-100 người 16 10,40% 101-200 người 33 20,10% > 200 người 114 69,50% 21-50 tỷ 7 4,30% 51-100 tỷ 29 17,80% > 100 tỷ 127 77,90% 19 11,70% 105 64,40% 39 23,90%

Thông tin của 163 đáp viên như sau: Tỷ lệ nhà quản trị cấp cao là 4,3%, tỷ lệ kế toán trưởng là 37,4%, tỷ lệ nhà quản trị cấp trung khác là 58,3%, Ngành sản xuất (lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng) chiếm 65% và ngành thương mại, dịch vụ chiếm 35%. Loại hình doanh nghiệp Nhà nước chiếm 11,7%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 64,4%, doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài chiếm 23,9%. Vì tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước được khảo sát khá thấp nên kết quả nghiên cứu hỗ trợ thấp cho nhà quản trị tại loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Số doanh nghiệp có tuyên bố về trách nghiệm xã hội chiếm 8,6% quá thấp nên kết quả hỗ trợ thấp cho nhà quản trị tại doanh nghiệp có tích hợp điều này vào chiến lược. Bảng 3.1 trình bày thống kê mô tả của mẫu chọn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến mô hình nghiên cứu “S-MAI-P”. Dựa trên các lập luận mối quan hệ chiến lược kinh doanh, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H1: ‘Chiến lược kinh doanh có có tác động dương đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị’. Thông tin kế toán quản trị là nguồn lực giúp duy trì lợi thế cạnh tranh. Khi lợi thế cạnh tranh vững chắc và được duy trì thì dòng tiền đem đầu tư được ổn định và an toàn, từ đó tăng trưởng kinh doanh. Đưa ra giả thuyết nghiên cứu H2: ‘Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có có tác động dương đến kết quả hoạt động kinh doanh’.

Chiến lược kinh doanh được đo lường bằng bốn biến quan sát (chiến lược khác biệt) và sáu biến quan sát (chiến lược dẫn đầu chi phí) kế thừa thang đo của (Narver & Slater, 1990). Thang đo mức độ sử dụng MAI lựa chọn từ (Agbejule, 2005; Chenhall & Morris, 1986) gồm 4 biến quan sát phạm vi rộng, 4 biến quan sát kịp thời, 4 biến quan sát đồng bộ và 3 biến quan sát tích hợp. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh lựa chọn trên cơ sở thang đo từ (Lay & Jusoh, 2012) có 6 biến quan sát. Sử dụng thang đo đối nghĩa Osgood, Likert.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua Bảng câu hỏi khảo sát. Quy mô mẫu chọn cuối cùng là n=163. Số liệu từ mẫu được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS và kết quả đề cập ở chương 4.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Độ tin cậy thang đo

Tác giả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trên phần mềm IBM SPSS. Kết quả độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha từ 0.761 đến 0.829 cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan tổng Corrected Item- Total Correlation ≥ 0.3, cho thấy biến đạt yêu cầu (Cronbach, 1951). Vậy, các mục hỏi cần được giữa lại.

Bảng 4. 1 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh sử dụng thang đo từ (Narver & Slater, 1990)

Hệ số Cronbach’s Alpha=.787 cho thang đo Chiến lược khác biệt

hiệu

4 biến quan sát Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

SD1 Phát triển tính năng sản phẩm/dịch vụ mới .590 .737

SD2 Sử dụng nghiên cứu marketing .502 .780

SD3 Sản phẩm khác biệt .663 .698

SD4 Phát triển nhận diện thương hiệu .626 .719

Hệ số Cronbach’s Alpha=.761 cho thang đo Chiến lược dẫn đầu chi phí

hiệu

6 biến quan sát Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

SC1 Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí .513 .724

SC2 Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào .474 .733

SC3 Giảm thiểu chi phí phân phối .552 .713

SC4 Đơn giản hóa quy trình sản xuất .534 .718

SC5 Cải thiện quy trình tại ra sản phẩm/dịch vụ .470 .735

SC6 Tăng công suất .471 .735

Bảng 4. 2. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Kết quả hoạt động kinh doanh Hệ số Cronbach’s Alpha=.789 cho thang đo Kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng thang đo từ (Lay & Jusoh, 2012)

hiệu 6 biến quan sát

Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến P1 Sự hài lòng của khách hàng .541 .757 P2 Phát triển sản phẩm mới .494 .768

P3 Nghiên cứu và phát triển (R&D) .573 .749

P4 Các chương trình giảm chi phí .541 .759

P5 Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên đầu tư .509 .765

P6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu .581 .747

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS của tác giả)

Bảng 4. 3. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo MAI

Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị sử dụng thang đo từ (Agbejule, 2005; Chenhall & Morris, 1986)

Hệ số Cronbach’s Alpha=.816 cho thang đo MAI khía cạnh phạm vi rộng

hiệu Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

M11 Thông tin liên quan đến những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai

.690 .744

M12 Thông tin phi tài chính liên quan: tỷ lệ đầu ra, mức phế liệu, hiệu suất máy...

.593 .790

M13 Thông tin phi tài chính như thị hiếu khách hàng, thái độ nhân viên, thái độ của các cơ quan chức năng, hiệp hội người tiêu dùng, mối đe dọa cạnh tranh...

.650 .763

M14 Thông tin vĩ mô (Ví dụ: Tình hình kinh tế, phát triển công nghệ...)

Hệ số Cronbach’s Alpha=.797 cho thang đo MAI khía cạnh kịp thời

M21 Thông tin được cung cấp ngay lập tức .604 .749

M22 Thông tin được cung cấp sau khi chúng được xử lý

.600 .751

M23 Không có sự chậm trễ giữa sự kiện xảy ra và thông tin liên quan được báo cáo

.635 .734

M24 Các báo cáo hoạt động được cung cấp thường xuyên

.596 .753

Hệ số Cronbach’s Alpha=.829 cho thang đo MAI khía cạnh đồng bộ

M31 Thông tin về chi phí của các bộ phận trong công ty

.737 .745

M32 Thông tin chi tiết về những mục tiêu cần đạt được cho từng hoạt động ở tất cả các bộ phận trong công ty

.632 .795

M33 Thông tin về tác động của quyết định Quý vị đưa ra đến kết quả hoạt động của các bộ phận khác trong cùng công ty

.552 .828

M34 Thông tin về tác động của quyết định mà Quý vị đưa ra đến bộ phận phụ trách

.707 .761

Hệ số Cronbach’s Alpha=.803 cho thang đo MAI khía cạnh tích hợp

M41 Thông tin theo dạng biểu mẫu giúp nhà quản trị có thể phân tích tình huống

.684 .695

M42 Thông tin về tác động của những sự kiện phát sinh qua các thời kỳ khác nhau (Ví dụ: Báo cáo tháng, quý, năm,...)

.647 .734

M43 Thông tin theo mẫu phù hợp để phục vụ cho những mô hình ra quyết định

.619 .763

Kết quả kiểm định và chọn lựa các quan sát từ các nhóm nhân tố cho thấy không phải loại bỏ biến số nào ra khỏi mô hình phân tích.

Bảng 4.4. Độ tin cậy thang đo Cronback’s Alpha

STT Thang đo Các quan sát Cronbach'sAnpha

1 S SD1, SD2, SD3, SD4 0,787 SC1, SC2, SC3. SC4, SC5, SC6 0,761 2 MAI M11, M12, M13, M14 0,816 M21, M22, M23, M24 0,797 M31, M32, M33, M34 0,829 M41, M42, M43 0,803 3 P P1, P2, P3, P4, P5, P6 0,789

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS của tác giả)

4.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Tiếp theo, tác giả tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA chọn hệ số tải >0.5 bảo đảm mức ý nghĩa. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) = 0.758 thỏa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 (Nguyễn Đình Thọ, 2014), do đó kết luận dữ liệu thu thập thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kiểm định Bartlett's Test có Chi bình phương bằng 1837.804 và Sig bằng 0.000 < 0,5, do đó kết luận các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Bảng 4.5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .758

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1837.804

Df 465

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS của tác giả)

Đối với tổng số phương sai trích, chọn các quan sát cho giá trị Total >1. Từ dó chọn được 7 quan sát với giá trị phương sai trích (Cột Cumulative %) bằng 60,29% (Xem Bảng 4.6).

Bảng 4.6 Kiểm định độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

Total Variance Explained

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sumsof Squared

Loadingsa Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total 1 5,252 16,941 16,941 5,252 16,941 16,941 2,995 2 3,584 11,562 28,503 3,584 11,562 28,503 2,814 3 2,663 8,589 37,092 2,663 8,589 37,092 2,809 4 2,488 8,026 45,119 2,488 8,026 45,119 2,685 5 1,977 6,379 51,498 1,977 6,379 51,498 2,640 6 1,561 5,035 56,533 1,561 5,035 56,533 2,543 7 1,165 3,757 60,290 1,165 3,757 60,290 2,203 8 ,956 3,082 63,372 9 ,894 2,884 66,257 10 ,796 2,567 68,824 11 ,771 2,488 71,312 12 ,716 2,309 73,621 13 ,688 2,220 75,842 14 ,674 2,175 78,016 15 ,628 2,025 80,041 16 ,610 1,969 82,010 17 ,584 1,883 83,893 18 ,533 1,718 85,612 19 ,513 1,656 87,267 20 ,473 1,525 88,793 21 ,412 1,330 90,123 22 ,400 1,291 91,414 23 ,381 1,229 92,643 24 ,372 1,201 93,844 25 ,352 1,135 94,979 26 ,311 1,003 95,982 27 ,302 ,975 96,957 28 ,266 ,860 97,816 29 ,255 ,823 98,640 30 ,249 ,804 99,444 31 ,172 ,556 100,000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

Bảng 4. 7 Phân tích nhân tố khám phá EFA Structure Matrix Factor 1 2 3 4 5 6 7 M31 .845 M34 .809 M32 .694 M33 .619 P3 .682 P6 .662 P1 .628 P4 .609 P5 .599 P2 .564 SC1 .664 SC3 .646 SC4 .618 SC2 .559 SC5 .556 SC6 .554 M23 .729 M21 .710 M22 .692 M24 .692 M14 .790 M11 .727 M13 .724 M12 .656 SD3 .832 SD1 .707 SD4 .695 SD2 .560 M42 .797 M41 .770 M43 .699

Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

Kết quả xoay nhân tố trong bảng trên cho biết các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn 0,55.

- Nhân tố 1: bao gồm các biến M31, M32, M33, M34 đánh giá mức độ sử dụng thông tin kế toán đồng bộ.

- Nhân tố 2: bao gồm các biến P1, P2, P3, P4, P5, P6 đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nhân tố 3: bao gồm các biến số SC1, SC2, SC3, SC4, SC5, SC6 đánh giá

Một phần của tài liệu Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)