Sản xuất và đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 39 - 41)

Trồng trọt

Hình thức sản xuất chính vẫn là tự cấp tự túc. Lúa nương là nguồn lương thực chủ đạo trong khu vực. Bên cạnh đó còn có lúa nước và sắn. Chu kỳ bỏ hóa đối với đất nương từ 4 đến 5 năm. Trong quá trình gieo lúa có kết hợp gieo trồng một số rau đậu khác. Việc trồng trọt không được đầu tư phân chuồng do quan niệm hủ tục ngại làm dơ bẩn “hạt ngọc của Giàng”, kèm theo đó phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng chưa được chú ý. Tại xã Hướng Phùng, cây Cà phê được trồng đáng kể nhưng phần lớn là của người Kinh.

Chăn nuôi

Chăn nuôi khá phổ biến nhưng khiêm tốn về số lượng cũng như năng suất. Gia súc phần lớn được thả rông trong rừng. Chuồng trại và dịch vụ thú y cơ bản là xa lạ với người dân. Chăn nuôi vừa là nguồn thu nhập vừa là vật tế lễ quan trọng trong đời sống mê tín và tín ngưỡng của người dân.

Lâm nghiệp

Sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng là tập quán lâu đời của người dân do nguồn tài nguyên khá dồi dào và mật độ dân cư thưa thớt trước đây. Đó là việc phát rừng làm nương, khai thác gỗ làm nhà, thu hái LSNG, săn bắt động

vật rừng…Việc trồng cây lâm nghiệp mới được triển khai tự phát trong thời gian gần đây.

Công nghiệp và dịch vụ

Tình hình phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh trong vùng nói chung còn kém phát triển và số lượng còn ít. Cụ thể là, tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh trong vùng là 32 cơ sở, tổng số cơ sở thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh là 68 cơ sở.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 39 - 41)