Lấn chiếm rừng và đất rừng sản xuất nương rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 85 - 90)

- Lấn chiếm rừng và đất rừng sản xuất nương rẫy rừng sản xuất nương rẫy

Ba, người dân hướng tác động vào TNR như khai thác các sản phẩm từ rừng, sử dụng đất rừng trồng cây nông nghiệp hay chăn thả gia súc…

Hiện nay, hướng tiếp cận sinh kế thứ ba là phổ biến ở nhiều nơi, gây nhiều bất lợi cho công tác bảo tồn TNR, song không thể nâng cao đời sống của các cộng đồng một cách bền vững. Vì vậy, nó là những hoạt động sinh kế tạm thời và vẫn chưa có một giải pháp nào để giải quyết triệt để vấn đề này[17].

Theo kết quả phỏng vấn các HGĐ cho thấy: Nguồn sinh kế của người dân trong khu vực cũng gồm 3 hướng tiệp cận như thế. Trong đó hướng sinh kế thứ hai ít phát triển nhưng hướng sinh kế thứ ba lại phát triển mạnh. Đặc điểm của các nguồn sinh kế này được mô tả qua hình 4.23 trên đây:

Việc sản xuất nội tại trong khu vực nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân do diện tích canh tác lúa nước thấp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi chưa được đầu tư đúng mức. Nguồn sinh kế hướng ra bên ngoài ít phát triển. Như vậy, chỉ có nguồn thu nhập từ TNR và đất rừng là cho thu nhập cao mà chi phí lại thấp nên rất phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên nguồn sinh kế này chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt của các HGĐ chứ không thể nâng cao đời sống của các HGĐ trong và ven KBt một cách bền vững và lâu dài.

4.6.2. Các nguyên nhân về xã hội

4.6.2.1. Các chính sách hỗ trợ cho người dân còn thiếu và chưa hiệu quả

Do Ban quản lý KBT ra đời muộn nên các dự án được triên khai còn khá khiêm tốn.

Các Dự án Hành lang ĐDSH Trung Trường Sơn (BCI), Lâm nghiệp hướng tới người nghèo mới mang tính chất triển khai thử nghiệm chứ chưa phổ cập sâu rộng. Các mô hình chủ yếu vẫn là: tăng cường năng lực bảo vệ rừng cho người dân địa phương, mô hình trồng cây bản địa, mô hình canh tác dưới tán rừng tự nhiên…Dự án 661 mới triển khai được 2 năm nay về trồng

rừng phục hồi sinh thái và bảo vệ rừng nhưng kinh phí được cung cấp thiếu ổn định.

Đáng kể nhất trong khu vực là Chương trình 135 đến nay đã phổ cập tương đối đầy đủ các cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm… Ngoài ra, Quyết định 134, 167 cũng gpó phần đáng kể trong việc giải quyết nhà hộ nghèo sống trong khu vực.

Điều đáng nói là các dự án khi triển khai chưa đánh giá đầy đủ tiềm năng và cơ hội phát triển của khu vực. Các dự án triển khai nhỏ lẻ, thiếu sự kế thừa, liên kết lẫn nhau. Một số dự án bên ngoài khi xây dựng dự án phát triển chưa đề cập đến yếu tố bảo tồn. Đây là vấn đề mà Ban quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa đang nghiên cứu đề xuất chế độ đồng quản lý đối với khu vực.

4.6.2.2. Việc xác định ranh giới của KBT còn nhiều bất cập Bảng 4.26. Tỷ lệ số HGĐ xác định được ranh giới KBT Bảng 4.26. Tỷ lệ số HGĐ xác định được ranh giới KBT

TT Tiêu chí Số HGĐ Tỷ lệ (%)

1 Không biết ranh giới của KBT 36 37.5

2 Biết ranh giới KBT nhưng không

xác định được ngoài thực địa 42 43.8

3 Xác định được ranh giới KBT

ngoài thực địa 18 18.8

Việc xác định và cắm mốc ranh giới của KBT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ KBT. Nó là cơ sở để cán bộ KBT xác định chính xác ranh giới cần quản lý, bảo vệ theo đúng chức năng của từng phân khu của KBT. Đồng thời nó cũng giúp chính quyền địa phương và người dân xác định được giới hạn diện tích rừng theo các cấp độ được phép tác động. Tuy nhiên, trong thời gian gian qua việc xác lập và phân định ranh giới của KBTTN Bắc Hướng Hóa chưa có sự tham gia đầy đủ của chính quyền địa phương và người dân sống trong khu vực. Việc đóng mốc KBT còn ít về số lượng, chưa đủ quy cách tiêu chuẩn và cũng không có sự tham gia.

Tại khu vực nghiên cứu, khi phỏng vấn 96 HGĐ trong khu vực cho thấy: 37.5% HGĐ không hề biết ranh gới của KBT, các HGĐ xác định được ranh giới KBT ngoài thực địa chỉ chiếm 18.8%. Việc người dân không biết hoặc biết không đầy đủ ranh giới KBT là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân không hiểu biết đầy đủ mức độ khai thác và tính nghiêm trọng của việc khai thác.

4.6.2.3. Tập quán sử dụng TNR và chăn thả gia súc tự do

Sống dựa vào TNR là thói quen lâu đời của các HGĐ trong khu vực nghiên cứu. Rất nhiều sản phẩm được lấy từ rừng phục vụ sinh hoạt trong gia đình như gỗ làm nhà, củi đốt, rau các loại, cây thuốc… Gỗ làm nhà là vật liệu khó thay thế đối với người dân địa phương. Thời gian qua, việc thay thế nhà sàn bằng nhà trệt diễn ra rất ít, việc bê tông hóa thay gỗ vì vậy cũng ít xảy ra. Củi được người dân dùng rất nhiều cho việc nấu ăn và sưởi ấm. Điều đặc biệt là người dân chỉ sử dụng củi có nhiệt lượng cao tức là gỗ tốt cho nên chỉ coa một ít củi khô được họ thu nhặt, phần lớn trong đó là củi do phát nương và củi tươi chặt trong rừng. Trước đây, lửa phải được duy trì thường xuyên trên bếp bằng thanh củi “mồi”. Ngày nay tập tục này đã giảm nhiều nhưng chưa phải là hết.

Phương thức khai thác LSNG thiếu bền vững là vấn đề thứ hai góp phần suy giảm TNR. Việc khai thác vỏ cây phải đốn hạ cả thân cây hay khai thác dây leo phải chặt cây chủ là những hiện tượng phổ biến. Săn bắt chim thú không phân biệt mùa sinh sản hay đánh bắt cá bằng “bả ruốc” cũng gây hậu quả tương tự. Các sản phẩm hàng hóa chủ đạo từ TNR cũng bị khai thác không hợp lý: Song mây được khai thác không phân biệt độ dài cây hay mùa vụ, bông Chít sau khi khai thác xong thường bị đốt để tạo năng suất cho năm sau.

Thả rông gia súc trong rừng quanh năm là tập quán khó sửa đổi của người dân Vân Kiều. Công tác khuyến nông được đẩy mạnh trong thời gian gần đây cũng chỉ có khả năng đưa được bò và dê về phòng và chữa một vài

bệnh chính trong mùa đông. Gia súc giẩm đạp cây con là điều hiển nhiên nhưng nguy hại nhất vẫn là thói quen đốt thực bì tạo đồng cỏ đã ngăn chặn tái sinh tự nhiên và diễn thế rừng.

Sản xuất nương rẫy theo phương thức “phát, đốt, cốt, trỉa” là tập quán ăn sâu bám rễ trong tiềm thức người dân địa phương. Người Vân Kiều thường sử dụng vùng đất ẩm có cây gỗ tái sinh để làm rẫy. Đất có lau lách tuyệt nhiên không được sử dụng do độ ẩm thấp và gây ra cỏ dại trong mùa gieo trồng. Vì vậy, chu kỳ bỏ hóa của nương rẫy khá dài tạo ra tổng diện tích cánh tác bình quân/HGĐ là rất lớn. Ngày nay, một số HGĐ dù có đủ đất lúa nước họ vẫn làm thêm một ít nương rẫy vì lý do tinh thần hơn là kinh tế.

4.7. Đề xuất các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động bất lợi của cộng đồng người dân tới TNR của KBT bất lợi của cộng đồng người dân tới TNR của KBT

4.7.1. Ma trận các giải pháp

Căn cứ vào kết quả phân tích mức độ tác động của các HGĐ được trình bày ở bảng 4.9; 4.11; 4.13; 4.15; 4.17; 4.18; 4.19 và phân tích sự phụ thuộc của các HGĐ vào rừng và đất rừng (theo khoảng cách đến KBT và loại kinh tế hộ) thể hiện ở bảng 4.22 và 4.23, đề tài đã xây dựng ma trận các giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động bất lợi của các HGĐ tới TNR tại KBTTN Bắc Hướng Hóa. Các giải pháp được đề xuất cho từng khoảng cách đến KBT và từng loại hình kinh tế hộ và được trình bày ở bảng 4.27 sau đây:

Bảng 4.27. Ma trận các giải pháp theo khoảng cách đến KBT và loại hình kinh tế hộ TT Loại K.tế hộ/ Kh.cách đến KBT Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo

1 <1km - Bê tông hóa nhà ở - Sử dụng bếp đun cải - Sử dụng bếp đun cải tiến - Tập huấn khai thác LSNG bền vững - Khuyến khích trồng rừng, trồng mây dưới tán rừng, nhận khoán bảo vệ rừng - Phát triển nghề đan chổi đót, song mây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 85 - 90)