KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 97 - 98)

- Sử dụng bếp đun cải tiến

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu các hình thức mức độ tác động của người dân địa phương đến TNR tại KBTTN Bắc Hướng Hóa, các nguyên nhân và giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động bất lợi, đề tài kết luận: Ở khu vực nghiên cứu, các tác động tích cực của người dân tới KBTTN Bắc Hướng Hóa bao gồm:(1) Người dân tham gia bảo vệ rừng; (2) Người dân tham gia phát triển rừng; (3) Người dân tham gia tuyên truyền, giáo dục công tác quản lý bảo vệ rừng. Các tác động bất lợi bao gồm: (1) Khai thác gỗ; (2) Khai thác củi; (3) Nhai Song mây; (4) Khai thác bông Chít; (5) Sản xuất nương rẫy trong KBT; (6) săn bắt động vật hoang dã và khai thác các LSNG khác;(7) chăn thả gia súc trong diện tích KBT

- Các yếu tố sản xuất như: Số lần khai thác, số nhân khẩu, số lao động chính và các yếu tố hiệu quả như vị trí so với KBT, loại kinh tế hộ ảnh hưởng rỏ rệt đến mức độ tác động của người dân tớiTNR.

- Trên cơ sở phân tích cơ cấu sản xuất, cơ cấu đất đai, cơ cấu thu nhập- chi phí, cơ cấu lao động, đề tài đã phân tích các nguyên nhân dẫn tới các tác động của người dân tới TNR của KBTTN Bắc Hướng Hóa.

+ Thứ nhất là các nguyên nhân dẩn tới tác động tích cực của người dân tới KBT là (1) Do tổ chức và thể chế cộng đồng; (2) Do công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ý thức quản lý bảo vệ rừng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả; (3) Có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ TNR của KBTTN Bắc Hướng Hóa.

+ Thứ hai là các nguyên nhân dẩn tới tác động bất lợi của người dân tới TNR của KBTTN Bắc Hướng Hóa đó là: (1) Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực; (2) Tỷ trọng thu nhập và đầu tư từ khai thác TNR; (3) Nhu cầu của thị trường; (4) Cơ hội sinh kế; (5) Các chính sách hỗ trợ người dân còn

thiếu và chưa hiệu quả; (7) việc xác định ranh giới của KBT còn nhiều bất cập; (8) Tập quán sử dụng TNR và chăn thả gia súc tự do.

Từ kết quả phân tích các hình thức, mức độ tác động của người dân tới TNR của KBTTN Bắc Hướng Hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới các tác động và các nguyên nhân gây ra các tác động đó, đề tài đã đưa ra ma trận các giải pháp. Dựa vào ma trận Được - Mất của Sunderlin và Huỳnh Thu Ba đề tài đã lựa chọn các giải pháp đáp ứng được các khía cạnh của ma trận. Từ đó đề tài mô tả cụ thể 5 giải pháp đáp ứng được cả 2 mục tiêu: Phát triển kinh tế hộ gia đình và quản lý tốt TNR. Năm giải pháp đó là: (1) trồng rừng; (2) trồng mây dưới tán rừng; (3) giao khoán bảo vệ rừng; (4) giao rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi.

5.2. Tồn tại

- Đề tài vẫn chưa đưa ra được cơ sở để đề xuất việc điêu chỉnh và quy hoạch diện tích vùng đệm KBT.

- Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu thị trường về lĩnh vực “chuỗi

giá trị gia tăng của sản phẩm” nhằm đưa ra giải pháp tốt hơn nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)