Các hoạt động bảo vệ rừng của người dân đặc biệt quan trọng đối với diện tích KBT cũng như vùng phụ cận. Các cộng đồng dân cư thôn Cuôi, Tri, Cựp nhận khoán bảo vệ 4.836,7 rừng tự nhiên thuộc Dự án 661 trong năm qua. Việc nhận khoán bảo vệ rừng đã đem lại cho người dân trong 3 thôn nói trên nguồn thu 300 triệu trong một năm. Trong khu vực đã thiết lập 15 nhóm cộng đồng tham gia tuần tra rừng và giám sát ĐDSH. Số lượng thành viên của mỗi nhóm là 5 người đi tuần tra 3 lần/tháng. Kết quả các nhóm mang lại là nguồn tin về tình hình khai thác trái phép gỗ và lâm sản khác, đồng thời giám sát sự tồn tại, phân bố hay mật độ của các loài động- thực vật đặc hữu, nguy cấp và quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Nguồn phụ cấp khiêm tốn 150.000đ/người/tháng nhưng mô hình đã phát huy được tinh thần tự nguyện bảo vệ TNR và ĐDSH của người dân địa phương. Mô hình thử nghiệm mô
hình đồng quản lý rừng đặc dụng 200ha tại thôn Cựp cũng bước đầu thu được kết quả khả quan đối với phân khu phục hồi sinh thái. Đó là việc chia sẽ lợi ích từ việc bảo vệ và phát triển LSNG dưới tán rừng khu vực đồng quản lý. Người dân đã thay đổi cảm giác “mất rừng” kể từ khi thành lập KBT. Người dân ven KBT cũng đã nhận rừng tự nhiên 460 ha để bảo vệ và hưởng lợi. Theo cơ chế hưởng lợi trong Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt, mô hình nay chưa cho thu nhập nhưng không phải đầu tư chi phí mà nguồn lợi lại rất cao nhờ việc khai thác gỗ và LSNG trong tương lai.