4.3.2.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ý thức quản lý bảo vệ rừng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả bảo vệ rừng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả
Công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân nhằm nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng đã được đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Hệ thống bảng tuyên truyền, bảng cảnh báo cháy rừng, biển quy ước bảo vệ rừng, biển cấm săn bắt chim thú, biển cấm đốt phá rừng…được phân bổ rộng khắp. Nhiều lượt họp dân phổ biến các chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ rừng được tổ chức. Các vùng trọng điểm về cháy rừng được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng thường xuyên. Việc tuyền truyền giáo dục đặc biệt luôn được gắn kết với các lễ hội tuyền thống của người dân địa phương.
4.3.2.3. Có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ TNR bảo vệ TNR
Các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở KBTTN Bắc Hướng Hóa bao gồm:
+ Người bên ngoài cộng đồng: Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa, Ban quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa, các phòng ban về Nông nghiệp huyện, UBND các xã và lực lượng vũ trang trên địa bàn.
+ Người bên trong cộng đồng: Ban quản lý thôn, hội đồng già làng, các tổ chức đoàn thể ở thôn…
Người bên trong cộng đồng và bên ngoài cộng đồng đã có sự phối hợp với nhau trong công tác quản lý bảo vệ rừng thể hiện ở chỗ: Người bên ngoài cộng đồng tư vấn về mặt chuyên môn như kỹ năng tuần tra bảo vệ rừng và giám sát ĐDSH, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng rừng, các mô hình canh tác nông lâm, lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng…thông qua các khóa tập huấn, lập kế hoạch có sự tham gia, họp dân. Người bên trong cộng đồng cung cấp thông tin về diễn biến TNR, kiến thác bản địa…cho người bên ngoài cho người bên ngoài cộng đồng cập nhật thêm thông tin và đánh giá khách quan về công tác quản lý bảo vệ rừng trong KBT và vùng phụ cận. Việc chuyển giao kỹ thuật cho người dân luôn được gắn liền với hình thức “bắt tay chỉ việc”.