Săn bắt động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 72 - 73)

Bảng 4.18. Thống kê số vụ vi phạm săn bắt động vật hoang dã ở khu vực điều tra

Xã/ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng Hướng Lập 5 4 4 3 2 18 Hướng Sơn 4 4 3 2 2 15 Hướng Việt 3 2 2 2 2 11 Hướng Linh 2 1 2 1 1 7 Hướng Phùng 2 2 1 1 1 7 Cộng 16 13 12 9 8 58

Trong khu vực nghiên cứu, động vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn và một ít đem bán nếu sản phẩm tươi sống và có giá trị kinh tế cao. Săn bắt là mối đe dọa lớn đối với hệ động vật của KBTTN Bắc Hướng Hóa. Mặc dù, cơ quan Kiểm lâm đã áp dụng khung xử phạt khá cao đối với hành vi săn bắt động vật hoang dã nhưng hoạt động này vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Dụng cụ chủ yếu để săn bắt là các bẫy phanh (dây phanh xe máy và xe đạp) có tính đa năng nên có thể bắt được thú lớn như Lợn, Nai đến Chim, Ếch…Ngoài đối tượng thợ săn là người địa phương với số bẩy là 300-400 bẩy/người cón có lực lượng thợ săn chuyên nghiệp từ Quảng Bình vào với số bẩy 1.000 bẩy/người. Mùa vụ săn bắt hầu như quanh năm nhưng tập trung nhất vẫn là mùa mưa.

Thống kê của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa về số vụ vi phạm do săn bắt động vật hoang dã ở 05 xã nghiên trong 5 năm qua theo bảng 4.18:

Nhìn vào Bảng 4.18 ta thấy, số vụ vi phạm tập trung nhiều ở các xã Hướng Lập và Hướng Sơn, nơi có diện tích rừng lớn và chất lượng rừng còn

khá cao. Số vụ vi phạm giảm dần theo thời gian là do nguồn tài nguyên này ngày càng khan hiếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)