Tổ chức và thể chế cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 56 - 57)

Tổ chức cộng đồng

Tổ chức cộng đồng là một quá trình hoạt động xã hội nhân văn của các nhóm người trong cộng đồng để tạo ra các cấu trúc về những nguyên tắc chung được nhiều người thừa nhận thông qua việc thực hiện của các đơn vị tổ chức. Đây là loại hình hoạt động có hiệu quả đối với công tác quản lý bảo vệ rừng ở nhiều địa phương [21].

Tại KBTTN Bắc Hướng Hóa tồn tại nhiều tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ban quản lý thôn gồm thôn trưởng và thôn còn có hội đồng già làng chịu trách nhiệm bao quát tình hình chung của thôn. Các thành viên này đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các chế tài xử phạt cũng như chế độ khen thưởng.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị và đoàn thể cấp thôn là chi bộ Đảng, tổ an ninh thôn, đoàn thanh niên, chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh…cũng tham gia tuyên truyền giáo dục người dân trong cộng đồng về ý thức quản lý bảo vệ rừng và tham gia đóng góp công khi cần thiết.

Thể chế cộng đồng

Thể chế là các quy tắc ứng xử mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ, là cơ chế định ra để đảnm bảo sự hoạt động của xã hội hay của tổ chức [21].

Trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Bắc Hướng Hóa, thực sự bản quy ước vốn có của họ dù không được pháp luật chấp thuận nhưng nó

đã đảm bảo được thể chế sử dụng TNR từ rất lâu đời. Điểm đặc thù của các bản quy ước trong khu vực là:

(i) TNR là tài sản chung của cộng đồng, mọi người có nghĩa vụ và quyền hưởng lợi như nhau đối với việc quản lý bảo vệ và sử dụng TNR.

(ii) TNR là hữu hạn cần khai thác sử dụng bền vững.

(iii) Chế tài xử phạt nặng nề khi vi phạm trong quản lý sử dụng TNR Bản quy ước truyền thống ở thôn Trỉa xã Hướng Sơn có một số quy định như sau: “Ai cũng phải bảo vệ rừng, uống nước của Giàng thì phải giử cho con suối của Giàng sạch sẽ”, “Không phân biệt ai, người nào lấy vợ cũng được hội đồng già làng cho phép được khai thác gỗ làm nhà đủ 3 vài”, “Con cá Mát nhỏ hơn một ngón tay thì không bắt”, “Việc khai thác gỗ làm nhà phải được sự nhất trí của hội đồng già làng, ai vi phạm thì tùy theo mức độ mà phạt lễ tế giàng từ gà, lợn đến trâu bạc”…Các quy ước truyền thống đó đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ TNR cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh quảng trị​ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)