Đa dạng hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 47)

2.1.2 .Mục tiêu cụ thể

4.1. Đa dạng hệ thực vật

4.1.1. Đa dạng về taxon ngành thực vật

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 362 loài thực vật thân gỗ, thuộc 252 chi, 76 họ của 3 ngành thực vật thân gỗ (chi tiết xem tại phụ lục 01). So với danh lục điều tra của tổ chức BirdLife và Viê ̣n điều tra quy hoach rừng năm 1998 khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật thì chúng tơi đã bổ sung được 42 lồi, 40 chi, 4 họ (chi tiết xem tại phụ lục 02). Phân bố của các taxon theo các ngành thực vật được trình bày trong bảng 4.1 sau đây.

Bảng 4.1: Phân bố của các taxon ngành thực vật thân gỗ tại KBTTN Xuân Liên

TT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Ngành Dương xỉ ( POLYPODIOPHYTA) 1 1,31 1 0,39 1 0,28 2 Ngành Thông ( PINOPHYTA) 6 7,90 9 3,58 11 3,04 3 Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA ) 69 90,79 242 96,03 350 96,68 Tổng 76 100 252 100 362 100

Có thể nói rằng khu hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên khá giầu về thành phần loài, mức độ đa dạng trong từng họ giữa các ngành cũng khác nhau được thể hiện qua số loài của mỗi họ. Số họ của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta ) chiếm tỷ lệ cao nhất có 69 họ chiếm 90,79%, có 242 chi chiếm 96,03%; và số lồi chiếm 96,68 % tổng số loài đã xác định. Ngành chiếm tỉ lệ thấp nhất là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 1 họ

chiếm 1,31 % tổng số họ, 1 chi chiếm 0,39 % tổng số chi và 1 loài chiếm 0,28 % tổng số loài của toàn khu hệ.

4.1.2. Đa dạng ở mức độ họ

Hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên khơng chỉ phong phú về số lồi mà cịn đa dạng về số họ thực vật với 76 họ thực vật thân gỗ được ghi nhận. Trong đó 10 họ đang dạng nhất chiếm 43,05% tổng số loài khu vực nghiên cứu. Trong đó họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều lồi nhất có 39 lồi chiếm 10,77 %, sau đó là họ Long não (Lauraceae) 25 loài chiếm 6,90 %, tiếp đến là họ Dâu tằm (Moraceae) 17 loài chiếm 4,69 %, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) có 14 lồi chiếm 3,86%, họ Dẻ (Fagaceae) 12 loài chiếm 3,31%, họ Xoan (Meliaceae )11 loài chiếm 3,03 % . Chi tiết tại bảng 4.2

Bảng 4.2: Danh sách các họ giầu loài thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

ơ

STT Họ

Số loài Tỉ lệ (%) Tên khoa học Tên Việt Nam

1. Euphorbiaceae Họ thầu dầu 39 10,77

2. Lauraceae Họ Long não 25 6,90

3. Moraceae Họ Dâu tằm 17 4,69 4. Rubiaceae Họ Cà phê 14 3,86 5. Fabaceae Họ Đậu 14 3,86 6. Fagaceae Họ Dẻ 12 3,31 7. Meliaceae Họ Xoan 11 3,03 8. Caesalpiniaceae Họ Vang 8 2,21 9. Magnoliaceae Họ Ngọc lan 8 2,21 10. Sterculiaceae Họ Trôm 8 2,21 Tổng 156 43,05

4.1.3. Đa dạng mức độ chi

Số liệu bảng 4.3 cho thấy, tuy có nhiều chi giàu lồi, nhưng chỉ có 1 chi đạt số lượng 10 lồi trở lên, đó là chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) với 11 loài chiếm 4,36 %, sau đó là chi Elaeocarpus thuộc họ Côm ( Elaeocarpaceae) và chi Litsea họ Long Não (Lauraceae) 7 loài chiếm 2,77 %, chi Antidesma họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và chi Syzygium thuộc họ Sim (Myrtaceae) 6 loài chiếm 2,38 % , Chi Castanopsis thuộc họ Dẻ (Fagaceae ) 5 loài chiếm 1,98%.

Bảng 4.3: Danh sách các chi giàu loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

STT Tên chi Họ Số loài Tỷ lệ (%)

1. Ficus Moraceae 11 4,36 2. Elaeocarpus Elaeocarpaceae 7 2,77 3. Litsea Lauraceae 7 2,77 4. Antidesma Euphorbiaceae 6 2,38 5. Syzygium Myrtaceae 6 2,38 6. Castanopssis Fagaceae 5 1,98 7. Diospyros Ebenaceae 4 1,58 8. Cinnamomun Lauraceae 4 1,58 9. Garcinia Clusiaceae 4 1,58 10. Cassia Caesalpiniaceae 4 1,58 Tổng 58 22,96 . 4.2. Đa dạng về dạng sống

Dạng sống là biểu hiện tổng hợp kết quả thích ứng lâu dài của thực vật với điều kiện sống, là biểu hiện bên ngoài phản ánh tính thống nhất giữa thực vật với hồn cảnh ở mức độ nhất định. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của lồi. Mỗi hệ sinh thái là tổng hợp tương quan dạng sống các loài với các nhân tố sinh thái của nơi chúng đang sống. Dạng sống không phụ thuộc mối quan hệ thân thuộc trong phân loại; các loài ở các họ khác nhau có thể biểu hiện cùng một dạng sống. Mặt khác nó cịn chỉ ra tính nguyên sinh của hệ thực vật hay sự tác động của nhân tố

sinh thái lên hệ thực vật. Nếu như hệ thực vật có cây chồi trên mặt đất càng cao và chiếm tỷ lệ càng lớn, chứng tỏ hệ thực vật đó phù hợp với mơi trường sống, ít bị tác động và tính nguyên sinh cao. Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các lồi cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi lồi đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các lồi khác, đó chính là kết quả của q trình tiến hố - Q trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.

Dựa theo phân loại của Raunkiaer (1934) dạng sống của thực vật tại khu vực nghiên cứu qua phân tích có các nhóm dạng sống cơ bản sau đây (bảng 4.4)

Bảng 4.4: Dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

Dạng sống Số loài Tỉ lệ (%)

Cây gỗ lớn (MM) 92 25,41

Cây gỗ nhỡ (Me) 148 40,88

Cây gỗ nhỏ (Mi) 68 18,78

Cây bụi thân gỗ (Na) 50 13,81

Dây leo thân gỗ (Lp) 4 1,10

Tổng 362 100

Riêng nhóm chồi trên mặt đất (Ph) có đến 358 loài chiếm 98,9 % tổng loài của khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy nhóm này có phổ dạng sống như sau:

Ph = 25,41 MM + 40,88 Me + 18,78 Mi + 13,81 Na + 1,10 Lp

4.3. Đa dạng về giá trị sử dụng

Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật khu BTTN Xuân Liên cũng như tài liệu tham khảo chuyên môn, đã thống kê được trong tổng số 362 loài thực vật thân gỗ của KBTTN Xuân Liên có 318 lồi thực vật có cơng dụng chiếm 87,84 % tổng

số loài của hệ, kết quả về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật của hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên được ghi nhận (bảng 4.5)

Bảng 4.5: Đa dạng về giá trị của hệ thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

TT Nhóm cơng dụng Kí hiệu Số lồi Tỷ lệ %

1 Cho gỗ G 207 57,18 2 Cho thuốc T 126 34,80 3 Cho nhựa N 109 30,11 4 Làm cảnh và bóng mát C 38 10,49 5 Cho quả Q 37 10,22 6 Cho sợi S 14 3,86 7 Cho tannin Tn 14 3,86

8 Cho dầu béo D 12 3,31

9 Cho nguyên liệu Nl 10 2,76

10 Cho rau ăn R 9 2,48

11 Cho tinh dầu Td 7 1,93

12 Cho màu M 4 1,10

13 Cho tinh bột B 2 0,55

Qua phân tích số liệu cho thấy ở số lượng của một lồi có thể 1,2,3 cơng dụng, thậm chí cịn nhiều hơn. Vì vậy, kết quả tổng hợp thường có số lượng lồi nhiều hơn so với số lượng loài của hệ thực vật đã được thống kê. Đặc biệt là số lồi có nhiều hơn hai cơng dụng có tới 106 lồi (chiếm 29,28 % số lồi của hệ) với các đại diện như: Sến mật (Madhuca pasquieri ), Bách xanh (Calocedrus macrolepis ), Muối (Rhus chinensis), Sữa (Alstonia scholaris ), Đáng (Chân chim) (Schefflera

octophylla Harms )... với các công dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm thức ăn hay làm cảnh…

Nhóm cây lấy gỗ: có 207 lồi thuộc 156 chi 62 họ, chiếm 57,18% tổng số

trong q trình điều tra chúng tơi thấy các lồi cây cung cấp gỗ rất phong phú về số lượng cá thể cũng như độ tuổi của cây như : Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mu (Cunninghamia konishii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia), Kim giao (Nageia fleuryi), Chò nâu (Dipterocarpus

retusus), Sến mật (Madhuca pasquieri ).

Nhóm cây cho thuốc: Khu BTTN Xuân liên có nguồn tài nguyên cây thuốc

phong phú với 126 loài (chiếm 34,80% tổng số loài của khu vực nghiên cứu) với nhiều lồi cây thuốc q và được sử dụng rộng rãi như: Trám trắng (Canarium album), Ngũ gia bì (Schefflera sp.), Hồng bì rừng (Clausena excavata) được sử

dụng như một vị thuốc tăng lực đối với sức khỏe con người và đóng vai trị quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng.

Nhóm cây cho nhựa: Có 109 lồi chiếm 30,1% tổng số loài của khu vực

nghiên cứu điển hình có một số loài như: Trám chim (Canarium tonkinense), Cọ Phèn (Protium serratum ), Sung (Ficus racemosa) ...

Nhóm các cây làm cảnh: 38 loài (chiếm 10,49 % tổng số loài toàn hệ) với

các đại diện như: Lộc vừng (Barringtonia racemosa), Si (Ficus retusa), Kim giao (Nageia fleuryi), Xoài rừng (Mangifera indica), Vàng Anh (Saraca dives Pierre)…

Nhóm lồi ăn được: có 37 lồi (chiếm 10,22% tổng số loài toàn hệ) với các

loài đại diện như: Trám đen (Canarium tramdenum), Trám trắng (Canarium

album), Xoài rừng (Mangifera indica), Bứa (Garcinia oblongifolia), Chòi mòi

(Antidesma bunius), Sung (Ficus racemosa)…

Nhóm các lồi cây cịn lại chiếm tỉ lệ nhỏ dưới 15 loài so với tổng số lồi của tồn hệ nhưng đã góp phần làm tăng tính đa dạng, phong phú nguồn tài ngun có giá trị sử dụng của hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên. Như vậy, hệ thực vật trong vùng nghiên cứu khá đa dạng về giá trị sử dụng. Trong đó đáng chú ý là nhóm cây cho gỗ và nhóm cây làm thuốc. Do có giá trị cao nên áp lực đối với các nhóm này là rất lớn do các hoạt động khai thác trái phép, thu hái tài nguyên, nhất là tài nguyên phi gỗ của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)