Đa dạng giá trị bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 47)

2. 1.Mục tiêu nghiên cứu

4.4. Đa dạng giá trị bảo tồn

Kết quả nghiên cứu tại khu BTTN Xuân Liên chúng tôi đã ghi nhận được 34 loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao, trong đó có 19 loài trong SĐVN (2007); 21 loài trong danh lục của IUCN (2010); 5 loài theo NĐ32 và 2 loài trong danh lục CITES. Chi tiết tại bảng 4.6

Bảng 4.6 : Danh sách thực vật thân gỗ có giá trị bảo tồn cao

TT Tên Loài Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ32 CITES

1 Calocedrus macrolepis Kurz Bách xanh VU EN IIA

2 Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et

Thomas Pơ mu VU EN IIA

3 Cunninghamia konishii Hayata Sa mộc dầu EN VU IIA

4 Dacrycarpus imbricatus (Blume) D.

Laub. Thông nàng DD

5 Podocarpus neriifolius D. Don Thông tre lá

dài DD III

6 Amentotaxus argotaenia (Hance)

Pilger

Dẻ tùng sọc

trắng VU

7 Madhuca pasquieri H.J.Lam Sến mật VU EN

8 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao VU I

9 Mangifera minutifolia Evrard. Xoài rừng VU

10 Alstonia scholaris R.Br Sữa LR

11 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN

12 Markhamia stipulata (Roxb.) Seem. Đinh VU IIA

13 Canarium tramdenum Dai et Jakovl. Trám đen VU DLĐ

14 Protium serratum (wall.et Coleber) Cọ phèn VU DLĐ

15 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh EN IIA

16 Zenia insignis Chun Muồng nhiệm LR

17 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU

18 Parashorea chinensis Wang Hsie Chò chỉ EN

19 Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz. Sao hòn gai CR

21 Vatica subglabra Merr. Táu nước EN

22 Lithocarpus balansae (Drake) A.

Camus

Sồi lá mác

VU

23 Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A.

Camus) A. Camus

Sồi phảng EN

24 Elaeocarpus apiculatus Mast. Côm lá bàng CR

25 Deutzianthus tonkinensis Gagnep Mọ LR

26 Dalbergia assamica Benth. (D.

balansae Prain)

Trắc (cọ khẹt lá

nhỏ) VU

27 Hydnocarpus hainanensis (Merr.)

Sleum

Nang trứng

VU

28 Strychnos umbellata (Lour.) Merr. Mã tiền dây VU

29 Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy Vàng tâm VU

30 Michelia balansae (A.DC.) Dandy Giổi bà VU

31 Paramichelia baillonii (Pierre) Hu Giổi xương VU

32 Aglaia perviridis Hiern Quyếch, Gội

xanh VU

33 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa LR VU

34 Knema pieferta Warbg. (K. furfuracea

Hook. f. & Thoms) Máu chó lá nhỏ

VU

Chú thích:

- Sách Đỏ VN (2007): Cấp EN- Nguy cấp; VU- Sẽ nguy cấp.

- Danh lục Đỏ IUCN (2010): cấp CR- rất nguy cấp; cấp EN - nguy cấp; VU- sẽ nguy cấp, LR- ít nguy cấp, DD- thiếu dẫn liệu

- Nghị định 32/ 2006/NĐ/CP: IA- Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đíc thương mại; IIA- Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

- Cites: I - Loài bị đe dọa tuyệt diệt; II – Loài xắp bị đe dọa tuyệt diệt; III – Loài do quy định từng nước để ngăn chặn hoặc hạn chế khai thác.

4.4.1. Các loài qúi, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ (2007)

Hệ thực vật Xuân Liên có trên 19 loài thực vật thân gỗ được ghi nhận trong SĐVN (2007), chiếm 5,24% tổng số loài của hệ và chiếm 4,32 % tổng số loài thực vật bậc cao qúi, hiếm trong SĐVN. (hệ thực vật Việt Nam có 439 loài thực vật bậc cao có mạch trên được ghi nhận vào danh sách của SĐVN 2007)

Trong đó:

 6 loài quí, hiếm đang ở mức nguy cấp (EN) thì có 3 loài Thực vật hạt trần như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), Bách

xanh (Calocedrus macrolepis),

 13 loài quí, hiếm trong tình trạng sẽ nguy cấp (VU) như: Táu mặt quỉ Hopea

mollissima , Giổi bà - Michelia balansae, Lát hoa- Chukrasia tabularis …

Số loài cây quý, hiếm theo SĐVN (2007): 6EN + 13VU = 19

4.4.2 .Các loài cây quí, hiếm theo IUCN 2010

Theo tiêu chuẩn của IUCN 2010 thì hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên có 21 loài được ghi nhận vào danh sách này.

Trong đó:

 3 loài ở cấp độ rất nguy cấp (CR)

 3 loài ở cấp độ nguy cấp (EN)

 4 loài ở cấp độ ít nguy cấp (LR)

 9 loài sẽ nguy cấp (VU)

 2 Loài thiếu dẫn liệu (DD)

Như vậy, số lượng loài quí, hiếm theo danh sách của IUCN 2010 ở Khu BTTN Xuân Liên chiếm 5,52 % tổng số loài của khu hệ, chiếm 11,29 % tổng số loài quí hiếm của hệ thực vật Việt Nam theo tiêu chuẩn IUCN 2010 (hệ thực vật Việt Nam có 177 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn được ghi nhận vào danh sách của IUCN 2010).

4.4.3.Các loài nằm trong danh lục CITES

Có 2 loài của hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên nằm trong danh mục các loài hoang dã cấm buôn bán thương mại trên phạm vi toàn cầu (CITES), chiếm 0,55% tổng số loài của toàn hệ.Trong đó có 1 loài Phục lục III và 1 loài ở phục lục I (Quyết định số 74/ 2008/ BNN&PTNT)

4.4.4. Các loài nằm trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP

Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã qui định về việc cấm khai thác ở mức độ hạn chế đối với tài nguyên thiên nhiên, cụ thể đã lập ra danh sách các loài. Theo đó, hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên có 6 loài nằm trong danh sách này, chiếm 1,65% tổng số loài của toàn hệ,

4.5. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, phân bố các loài có giá trị bảo tồn cao và đặc trưng tại khu vực nghiên cứu

Trong tổng số 34 loài thực vật thân gỗ có giá trị bảo tồn cao tại khu BTTN Xuân Liên. Chúng tôi thảo luận với cán bộ chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, lãnh đạo khu BTTN Xuân Liên và lựa chọn được 08 loài không chỉ có giá trị bảo tồn cao mà còn đặc trưng cho khu vực nghiên cứu để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và phân bố. Danh sách 08 loài được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7 : Danh sách thực vật thân gỗ qúi hiếm, đặc trưng

TT Tên loài Họ

Tên Việt Nam Tên khoa hoc

1 Bách xanh Calocedrus macrolepis Kurz. Cupressaceae

2 Pơ mu Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et

Thomas. Taxodiaceae

3 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata.

4 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume)

D. Laub. Podocarpaceae

5 Thông tre lá dài Podocarpus neriifolius D. Don.

6 Dẻ tùng sọc trắng Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger Taxaceae

7 Lim xanh Erythrophloeum fordii Olvi. Caesalpiniaceae

1. Pơ mu: Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas. Tên địa phương: Mạy long lanh; thuộc Họ : Hoàng đàn (Cupressaceae).

a. Đặc điểm hình thái. Cây gỗ lớn thường xanh, có chiều cao 25-30m hoặc hơn, đường kính ngang ngực đạt tới 150-200 cm, thân thẳng, tán lá hình tháp, có màu xanh thẩm. Cành mang lá dẹp, mặt trên lá có màu lục thẩm, mặt dưới màu xanh nhạt. Nón cái trưởng thành hình cầu, khi chín tách thành 5-8 đôi vảy, mỗi quả có 10-12 hạt, hạt có 2 cánh lệch.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái. Pơ mu sinh trưởng tương đối chậm, cây mọc tự

nhiên 30 tuổi cao trung bình 12,9m, đường kính trung bình 20,2 cm; mọc rất rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 2000 m. Ở đai núi trung bình, có khí hậu và đất luôn ẩm ướt, hỗn giao với các loài cây lá rộng khác.

c. Đặc điểm phân bố Là loài toàn di đặc hữu hệ thực vật Nam Trung Quốc- Bắc

Việt Nam. Hiện có thể gặp rải rác trong rừng hỗn loài có độ cao 900 - 2.500m thuộc tỉnh phía bắc, miền trung như: Thanh Hoá, Nghệ An.

Tại khu BTTN Xuân Liên: Pơ mu bắt gặp có sự phân bố từ độ cao trên 900m, tập

trung ở các sườn núi hoặc đỉnh núi và đường dông thuộc các tiểu khu 484, 489, 497 ở khu vực Bản Vịn (xã Bát Mọt) và tiểu khu 516 (đỉnh Pù Gió, xã Vạn Xuân) thuộc khu BTTN Xuân Liên. Với số lượng cá thể bắt gặp là 154 cây trên các tuyến ở độ cao trên 1.000m

Qua điều tra cho thấy Pơ mu là loài có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên sau đó phần lớn bị chết do không tiếp xúc được tầng đất phía dưới.

d. Hình ảnh

2. Lim xanh Erythrophloeum fordii Olvi, tên địa phương: Lim, thiết lim. Thuộc họ

Vang - Caesalpiniaceae

a. Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 1,2m. Thân

thẳng tròn, gốc có bạnh vè nhỏ. Tán xòe rộng. Vỏ màu nâu có nhiều nốt sần màu nâu nhạt, sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong màu nâu đỏ. Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Lá kép nông chim hai lần, mọc cách, có 3- 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9- 13 lá chét mọc cách; lá chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan; đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5- 6cm, rộng 3- 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Hoa tự hình chùm kép, mỗi cụm dài 20- 30cm.Quả đậu hình trái xoan thuôn, dài 20 -25cm, rộng 3,5 - 4cm. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau; vỏ hạt cứng, dây rốn dầy và to gần bằng hạt.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái . Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai

đoạn tuổi và vùng phân bố, mùa hoa 3-5, quả chín tháng 10-11, cây ưa sáng, khi nhỏ chịu bóng.

c. Đặc điểm phân bố. Lim xanh là loài đặc hữu của Việt Nam, phạm vi phân bố từ

biên giới Việt – Trung tới Quảng Nam, Đà Nẵng, tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây. Lim xanh mọc nhiều và mọc tốt ở nơi có độ cao > 500m trở xuống.

Tại khu BTTN Xuân Liên. Trên tuyến điều tra chúng tôi gặp duy nhất 01 cây tại

tuyến Bản Vịn đi Hang Ong. Tại đây không phát hiện cây tái sinh.

d. Hình ảnh

3. Sến mật: Madhuca pasquieri H.J.Lam. Tên địa phương: Sến. Thuộc họ Sến -

Sapotaceae Juss.

a. Đặc điểm hình thái. Cây gỗ lớn, thân thẳng có thể cao tới 30m, đường kính trên 100cm. Vỏ màu nâu đỏ, nứt vẩy vuông nhỏ; vết vỏ đẽo màu nâu hồng chảy nhựa màu trắng. Lá đơn mọc cách, hình trứng ngược, đầu tròn có mũi lồi ngắn, đuôi hình nêm, dài 12-16cm, rộng 4-6cm, gân bên nhiều song song. Lá non và lá trước khi rụng màu đỏ. Quả mập hình trứng tròn, dài 2-3cm, đài bọc gốc quả. hạt dẹt có sẹo dài. Cánh đài tồn tại. Hạt hình trứng.

b.Đặc điểm sinh học và sinh thái. Cây sinh trưởng tương đối chậm. Sến mật ưa sáng, thường chiếm tầng cao nhất của rừng, lúc nhỏ cần che bóng nhẹ; Cây mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ trong các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng nhiệt đới. Sến mật là loài cây yêu cầu về đất không quá khắt khe chịu được đất khô, nghèo dinh dưỡng, cây mọc tốt trên đất sét pha, đất do đá vôi phong hoá sâu, ẩm.

c. Đặc điểm phân bố: Trung Quốc (Vân Nam); Thường gặp ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá. Tại

Khu BTTN Xuân Liên: Sến mật thường mọc ở đai cao, có nơi độ cao lên tới

1000m địa điểm bắt gặp nhiều trong khu BT tại các tuyến Hón Yên - Pù gió - Xã Vạn Xuân, Làng Thắm - Pù Gió - Vạn Xuân, Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - Suối Huối Pà - xã Bát Mọt. số cây bắt gặp ở 17 tuyến điều tra là 116 cây ở độ cao 500- 1.000m

d. Hình ảnh

4. Dẻ tùng sọc trắng. Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger . Tên địa phương: Sam bông thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae).

a. Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, tán trãi rộng, cao đến 35-40 m, đường kính ngang

ngực 1,0-1,2 m; vỏ màu nâu xám, nứt mảnh; Lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành 2 dãy, lá hình mác, dài 3-11 cm, rộng 6-10 mm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc. Nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài đến 2 cm, hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đuờng kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Hạt: hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đuờng kính 1,3 cm, tím đỏ khi chín, rụng xuống đất khi chín.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái. Trong phạm vi khu BTTN Xuân Liên, Dẻ tùng

sọc trắng có phân bố hẹp, chỉ xuất hiện tại khu vực Pù Gió, mọc ở dông núi và khe núi có độ cao trên 1.300 m, độ ẩm tương đối thấp khoảng 50- 70%. Loại rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.

c. Đặc điểm phân bố. Tại khu BTTN Xuân Liên, chúng tôi phát hiện được 8 cá thể

ở độ cao trên 1.000m thuộc khu vực đỉnh Pù Gió, thuộc tiểu khu 516, độ cao phân bố từ 1.300- 1.400 m. Đây là tuyến phát hiện thấy sự phân bố nhiều nhất của Dẻ tùng sọc trắng với 8 cá thể; có cá thể có đường kính ngang ngực tới 112cm, cao 43m. Tuy nhiên theo ý kiến của cán bộ kỹ thuật khu BTTN Xuân Liên thì loài này có 1 cá thể sinh trưởng tại khu vực Bản Đục giáp Bản Vịn thuộc vùng đệm khu BTTN Xuân Liên.

d. Hình ảnh

Hình 4.4.a: Dẻ tùng sọc trắng Hình 4.4.b: Cây tái sinh tự nhiên

5. Thông tre lá dài: Podocarpus neriifolius D. Don. Tên phổ thông: Thông tre lá

dài thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae).

a. Đặc điểm hình thái. Cây gỗ nhỡ, cao tới 25 m, cao tới 30 m với đường kính

ngang ngực tới 1m; thân tròn, dáng thẳng với tán trải rộng; vỏ màu nâu nhạt; lá mọc cách, thường nhọn dần ở đầu lá, dài 7 - 15 cm và rộng tới 2 cm (lá non cón thể dài tới 20 cm), gân giữa nỗi rõ ở cả hai mặt. Nón phân tính khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc, cuống dài 1-2 cm, đế có đường kính tới 10 mm, gốc dẹt, có 2 lá bắc ở gốc, màu tím đỏ khi chín, phần quanh hạt màu đỏ hồng khi chín. Nón đực đơn độc hay cụm 2-3, ở nách, thường không cuống và dài tới 5 cm; hạt hình trứng, dài tới 1,5 cm với đầu nhọn hay tròn.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái. Thông tre lá dài mọc phân tán trong khu BTTN

Xuân Liên, khu vực Bản Vịn, mọc hỗn giao với các loài hạt trần như: Pơ mu , Sa mộc dầu, Táu muối...

c. Đặc điểm phân bố. Thông tre lá dài bắt gặp 7/17 tuyến điều tra, ở cả 2 khu vực

Bản Vịn và đỉnh Pù Gió; độ cao phân bố tại khu vực Bản Vịn từ 1.127m-1.468m thuộc 3 tiểu khu 484, 489, 497; khu vực Pù Gió phân bố ở độ cao 805m đến 1.190m thuộc lâm phần tiểu khu 516. Cá thể Thông tre lá dài lớn nhất bắt gặp ở tọa độ VN2000: 519952- 2198370 có chiều cao vút ngọn là 23m, đường kính 22cm.

d. Hình ảnh

6. Thông nàng. Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Tên địa phương: Thông

lông gà thuộc họ: Kim giao (Podocarpaceae).

a. Đặc điểm hình thái. Thông nàng là cây gỗ mọc đứng, vượt tán, ít cành nhánh, cao tới 35 m với D1.3 tới 1m (đôi khi đạt 2 m); vỏ màu nâu đỏ hoặc trắng ở phần trên của cây. Vỏ bên trong màu da cam, với nhựa màu hơi nâu; Lá có hai dạng: lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, 1-3 x 0,4-0,6 mm. Lá non xếp thành hai dãy, gần hình dải, dài 10-17 mm rộng 1,2-2,2 mm, và mất dần khi cây trưởng thành; Nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con với lá biến đổi dạng lá bắc nhỏ dài 3 mm ở gốc, chỉ có một hạt hữu thụ, đế (cầu trúc đỡ dạng thịt) màu lục xám, khi chín màu đỏ. Nón đực hình trụ, ở nách lá, dài 1 cm; hạt hình trứng, dài 0,5-0,6 cm, bóng, khi chín màu đỏ.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái. Loài Thông nàng ở khu BTTN Xuân Liên mọc

hỗn giao với loài cây hạt trần như Pơ mu và Thông tre lá dài, đồng thời thường mọc với các loài cây lá rộng như Dẻ lá tre, Sao mặt quỷ, Chẹo, Re..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)