4.4.3 .Các loài nằm trong danh lục CITES
4.6. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu
4.6.1. Nguyên nhân trực tiếp
4.6.1.1. Khai thác LSNG: Người dân khái thác các loài cây làm lương thực, thực
phẩm, dược liệu... mục đích sử dụng chủ yếu làm thực phẩm, phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc để bán trên các chợ địa phương như các lồi: Dây máu chó, củ mài, củ Ráy, Măng, rau Dớn, hoa Chuối, Lan kim tuyến, Sa nhân... Hoạt động này được diễn ra mạnh khi có các đợt thu mua của các lái buôn để bán sang Trung Quốc . Đây là nguồn thực phẩm rất thiết thực đối với người dân ở đây, khi mà thói quen trồng rau trong vườn nhà chưa được phổ biến.
4.6.1.2. Săn bắt động vật hoang dã: với truyền thống đồng bào dân tộc trong Khu
bảo tồn thường sử dụng các loại vũ khí tự chế và một số loại bẫy để ngăn các loài thú trước sự phá hoại mùa màng của chúng. Các công cụ này được chuyển sang mục đích khác như sử dụng để săn bắt nhưng loài động vật hoang dã trong rừng đem bán cho các quán hàng ăn có nhu cầu tiêu thụ, một phần ít phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình. Hiện nay các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm sốt thơng qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế những hoạt động này vẫn cịn tồn tại với các hình thức tinh vi, phức tạp hơn, khó kiểm sốt. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: Do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã. Trong những năm qua Ban QL khu BTTN Xuân Liên phối hợp với chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng 505- Bát Mọt vận động nhân dân tự nguyện giao nộp 128 khẩu súng săn các loại
4.6.1.3. Khai thác cây cảnh: Việc thu các loại cây cảnh có giá trị cao tại Khu bảo
tồn vẫn xẩy ra thường xuyên và chưa được giám sát chặt chẽ. Các loài cây cảnh được chú ý tới nhiều nhất phải kể đến là các lồi lan, tại khu vực Khu bảo tồn có rất nhiều loài lan quý được người dân khai thác mang bán trên thị trường. 4.6.1.4. Thu
hái cây thuốc: Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến
và sử dụng cây thuốc. Hiện nay những lồi cây thuốc q cịn lại rất ít do diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, chúng chỉ còn tồn tại ở những khu rừng sâu, địa
hình phức tạp. Do khai thác chủ yếu là tự phát, riêng lẻ nên khó có thể thống kê được khối lượng cụ thể, đặc biệt là rất khó quản lý. Hoạt động khai thác cây thuốc trở thành “chiến dịch” khi các tay buôn gom hàng bán cho Trung Quốc.
4.6.1.4 Khai thác gỗ: Theo phỏng vấn một số hộ để làm một ngôi nhà hoàn chỉnh
cần khoảng 60 m3 - 80 m3 gỗ trịn. Các lồi gỗ quý thường được sử dụng như: Pơ mu, Sa mu, Chò chỉ, Giổi, Sến,Táu, Re hương . Lợi dụng vào việc được khai thác gỗ sử dụng trong gia đình để hợp thức hóa việc khai thác trái phép, trước khi thành lập Khu bảo tồn thì hoạt động khai thác diễn ra mạnh mẽ, họ khai thác các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao gây thiệt hại rất lớn tới tài nguyên rừng. Hiện nay do đã có sự phối kết hợp của các lực lượng liên ngành, tình trạng khai thác vận chuyển lâm sản có giảm, nhưng do lợi nhuận thu được từ việc buôn bán lâm sản rất lớn mà đời sống người dân lại nghèo đói nên sẽ rất khó khăn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng một cách bền vững. Thời gian khai thác diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào những lúc nông nhàn.
Việc làm nhà bằng gỗ là một nét văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái. Hiện nay do dân số tăng nhanh, diện tích rừng có thể khai thác gỗ được chủ yếu là trong rừng đặc dụng chính vì vậy nét văn hố đặc trưng này lại có trở ngại là ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.
4.6.1.5 Phát rừng làm nương rẫy, cháy rừng: đa số nương rẫy của đồng bào dân tộc
địa phương nằm ở chân các dãy núi gần khu dân cư thuộc đất của Khu bảo tồn (Khu bản Đục, Bản Vịn xã Bát Mọt), tuy ở các mức độ khác nhau nhưng còn phổ biến ở tất cả các khu vực có dân cư sinh sống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Khi phát rừng làm rẫy, người dân chưa biết hết được giá trị các là loài quý hiếm, bị đe dọa.
4.6.1.6 Khai thác củi: Nguyên nhân dẫn đến khai thác củi là do củi là chất đốt quan
trọng và không thể thay thế được bằng nguồn năng lượng khác của người dân địa phương. Hầu hết các hộ đều là hộ nghèo nên ngồi củi ra họ khơng cịn khả năng sử
dụng các nguồn năng lượng đắt tiền khác như bếp ga, bếp than,... Trong thực tế, việc khai thác củi của người dân địa phương thường diễn ra liên tục quanh năm, họ chỉ chọn những cây trưởng thành và những cây cho gỗ tốt (loại gỗ đun cho ít than và than sau khi tàn có màu tro trắng xám) không tận dụng các loại củi khác (họ cho rằng củi không tốt nấu ăn sẽ không ngon). Khi đun thường đốt rất nhiều cây cùng một lúc và thường để lửa cháy cả ngày ngay cả khi không đun nấu, sử dụng bếp khơng có kết cấu giữ nhiệt. Hiện nay do lượng củi cịn dồi dào nên người dân ln khai thác và sử dụng tuỳ tiện chưa tính đến việc sử dụng hợp lý và cho tương lai lâu dài và nhân dân vẫn đang có thói quen dùng củi sưởi ấm, sấy thực phẩm trong nhà.
4.6.1.7 Thả rông gia súc: Đây là tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc nơi
đây, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Việc chăn thả diễn ra chủ yếu ở trong rừng xen kẽ một phần là núi đá vôi và núi đất. Số lượng gia súc trong khu vực là rất lớn. Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài.