4.4.3 .Các loài nằm trong danh lục CITES
4.7.5. Giải pháp về quản lý bảo vệ
- Cùng với công tác tuyên truyền, Ban quản lý khu bảo tồn cần đưa cán bộ kiểm lâm về xã phối hợp với chính quyền cơ sở giữ rừng tận gốc, xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển vốn rừng; thành lập các chốt, trạm kiểm tra ngăn chặn buôn bán lâm sản trái phép trên các tuyến giao thông trọng điểm. Các cán bộ Kiểm lâm địa bàn, ngoài việc tuyên truyền hướng dẫn, xây dựng kế hoạch phát triển, bảo vệ rừng, còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát các vùng trọng điểm các khu vực giáp ranh; phối hợp với nhân dân nắm bắt thông tin, phát hiện kịp thời các tụ điểm chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
- Ban quản lý khu bảo tồn cũng cần xử lý nghiêm những xã chưa vào cuộc hoặc chưa thật sự tích cực với cơng tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng là của toàn xã hội, đặc biệt là chính quyền cơ sở chứ khơng phải của riêng ngành Kiểm lâm. Chỉ khi nào và ở đâu chính quyền cơ sở vào cuộc quyết liệt ở đó mới làm tốt cơng tác quản lý bảo vệ rừng.
- Trong công tác lập kế hoạch và phát triển rừng cần huy động sự tham gia của người dân, bởi vì họ là lực lượng đơng đảo và gắn bó với rừng nhất, việc thống nhất phương án quản lý và cách thức quản lý như thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là điều cần thiết, như vậy sẽ huy động tối đa và sự thống nhất cao của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng.
- Có thể nghiên cứu thử nghiệm một số hình thức quản lý bảo vệ rừng khác, ví dụ hiện nay một số mơ hình quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đang được áp dụng ở một số địa phương như Sơn La, Đắc Lắc, Lai Châu... đang thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Bởi vì trên thực tế cộng đồng sống gần rừng là người dân tộc, họ có tính cộng đồng làng xã rất cao, do vậy đây có thể là một lợi thế về yếu tố văn hố có thể khai thác và vận dụng trong công tác bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ