4.4.3 .Các loài nằm trong danh lục CITES
4.7.1. Giải pháp về kinh tế kỹ thuật
Thực tiễn đã khẳng định để làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên thì phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, tức là nguyên tắc xã hội hoá trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng nói chung - cơng tác bảo tồn thiên nhiên nói riêng phải được thực hiện triệt để, đây là tiền đề khơi dậy, huy động đông đảo nhân nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, giải pháp phát triển kinh tế vùng đệm cần tập trung:
- Khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng vùng đệm gắn với chuyển giao mơ hình nơng lâm theo hướng sản xuất hàng hóa cho nhân dân vùng đệm.
- Xây dựng và đề xuất các chính sách chia sẽ lợi ích về tài nguyên đối với người dân trong vùng quy hoạch Khu bảo tồn.
- Khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống bởi vì hiện tại các sản phẩm truyền thống của các đồng bào dân tộc được khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài rất ưa chuộng.
- Giúp đỡ người dân tìm hiểu thông tin về thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm nông lâm nghiệp và các sản phẩm khác.
- Giúp các hộ gia đình khai thác sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn như: khai hoang, thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng phát triển mơ hình trang trại nơng lâm kết hợp, trú trọng
mơ hình canh tác trên đất dốc có hiệu quả trên diện tích đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình theo Nghị định 02/CP. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc trồng trọt và chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn.