Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

2. 1.Mục tiêu nghiên cứu

4.6. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trực thuộc quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá. Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tập thể, cán bộ khu bảo tồn mới chỉ dừng lại ở công tác bảo vệ nguyên vẹn, hạn chế sự thất thoát tài nguyên ra khỏi khu bảo tồn. Trong những năm qua, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, song do đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên sức ép đến tài nguyên rừng ở đây vẫn rất lớn. Số hộ nghèo và hộ đói còn cao, chiếm tới 60,05 %. Chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 82,33%, dân tộc kinh chiếm 17,45% và dân tộc Mường 0,22%. Tệ nạn phá rừng xảy ra hết sức phức tạp, chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của Ban QL khu BT chưa đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Kết quả điều tra cho thấy sự tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn là rất lớn, điều đó đã ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học, làm suy giảm tài nguyên rừng. Hành vi phạm chủ yếu là khai thác, phá rừng, mua bán và vận chuyển trái phép lâm sản, hình thức xử lý chủ yếu là tịch thu tang vật và xử lý hành chính. Qua trao đổi với lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đặc dụng khu BTTN Xuân Liên thì trong những năm gầy đây đơn vị đã được bổ sung tăng cường lực

lượng thực thi bảo vệ rừng, đồng thời kêu gọi nhiều dự án nâng cao nhận thức cộng đồng nên tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng có chiều hướng giảm, nhưng tính chất vụ việc vẫn còn cao và các thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, phức tạp cụ thể từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2012 ( tại bảng 4.8) cho thấy hành vi khai thác, phá rừng luôn tiềm ẩn ở mức độ cao và sự tác động của con người tới Khu Bảo tồn là rất lớn và thường xuyên với các hành vi vi phạm khác nhau như: Chặt cây phục vụ cho sản xuất và sinh kế là công việc luôn diễn ra của người dân (làm nhà, chuồng trại, củi đun, rào vườn...) và khai thác đem bán trái phép, nhất là các loại gỗ được thị trường ưa chuộng như Pơ mu, Giổi xanh, Re hương, Sến... Đốt phát quang rừng để làm rẫy là việc làm thường xuyên hàng năm của người dân đối với các diện tích gần các khu dân cư (nhất là đối với những thôn sống trong gần vùng lõi của Khu bảo tồn) thời gian hoạt động này diễn ra là vào những tháng mùa làm nương rẫy hay phát dọn quang để khai thác vận chuyển lâm sản. Khai thác Lâm sản ngoài gỗ tại khu vực ... Đặc biệt là từ khi Nhà nước quan tâm đầu tư 2 tuyến đường phát triển dân sinh kinh tế phía Tây và đường tuần tra biên giới kết hợp dân sinh thì mặt trái lại càng thuận lợi cho hành vi vận chuyển trái phép lâm sản. Tuy nhiên thật khó xác định được số lượng người vào rừng mỗi ngày, mức độ khai thác là bao nhiêu, số lượng loài bị khai thác.

Bảng 4.8: Thống kê các hành vi vi phạm tại khu BTTN Xuân Liên Năm Số vụ vi phạm Hành vi vi phạm Phá rừng Khai thác Mua bán VC LS Chăn thả gia súc VCLS tại gốc Khác 2000 - 2007 163 88 42 10 23 2008 26 2 10 14 2009 64 11 53 2010 26 2 4 4 15 1 2011 63 7 7 2 1 30 16 đến 3/ 2012 12 2 2 2 2 4 Tổng 354 99 57 39 3 139 17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)