4.4.3 .Các loài nằm trong danh lục CITES
4.7.3. Giải pháp về cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư
- Tiếp tục kiện toàn về mặt tổ chức, bố trí đủ biên chế cán bộ làm cơng tác quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, vận dụng, tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã và đang đầu tư trên địa bàn như nguồn vốn dự án 661, 147, sự nghiệp khoa học, Nghị quyết 30A....
- Quảng bá tiềm năng về Đa dạng sinh học, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khoa học nghiên cứu cơ bản về thành phần loài động, thực vật và đa dạng sinh học ở trong nước, quốc tế.
- Xây dựng trung tâm cứu hộ, khu nuôi thả động vật bán hoang dã có diện tích đủ lớn để động vật làm quen với cuộc sống kiếm ăn tự nhiên trước khi thả về môi trường tự nhiên. Trung tâm nghiên cứu – bảo tồn đa dạng sinh học tại thôn Vịn, xã Bát mọt. Kết hợp tham quan học tập.
- Xây dựng chương trình liên kết hành lang đa dạng sinh học: Đề xuất dự án hành lang xanh liên kết, phục hồi tạo hành lang đa dạng sinh học về phía Pù Hoạt - Nghệ An nơi có hơn 60.000 ha rừng còn giàu tài ngun, có vị trí gần với Khu BTTN Xuân Liên và liên kết với rừng của Nậm Sam - Lào. Nhằm phục hồi các loài thú lớn như: Hổ, Báo gấm, Bị tót, Mang Roosevelt...
- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch khu bảo tồn, điều kịên môi trường đầu tư, để kêu gọi các nguồn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.
- Qui hoạch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động nghiên cứu của Khu bảo tồn (Tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư chuyên sâu, công nhân lành nghề).
- Thu hút đầu tư: Đa dạng hóa các nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách, vốn quốc tế, vốn liên kết, vốn tư nhân.
- Cần có chính sách quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần cũng như các chính sách hưởng lợi của cán bộ công chức và người lao động để họ n tâm hơn, làm tốt cơng việc của mình.