Xã Phình Sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 32 - 36)

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 8.815,92 ha. có vị trí địa lý: Từ 21o46’43’’ đến 21o51’49’’ vĩ độ Bắc.

Từ 103o27’53’’ đến 103o31’08’’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa. - Phía Nam giáp xã Rạng Đông.

- Phía Đông giáp xã Ta Ma. - Phía Tây giáp xã Mùn Chung.

Phình Sáng là xã có địa hình núi thấp, núi trung bình và núi cao xen kẽ các dãy núi đá, địa hình chia cắt mạnh. Những dãy núi cao chủ yếu là núi đá chạy dài từ phía Tây Bắc xuống phía Đông Nam, dốc dần từ Bắc xuống Nam. Những dãy núi thấp nhất là 400 m, nơi cao nhất là trên 1.500 m so với mặt nước biển. Xen lẫn các đỉnh núi cao là những thung lũng nhỏ hẹp. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp và đồi cỏ gianh, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

3.2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC.

- Nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC.

- Nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 1 là 16,6oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 40,9oC (tháng 5).

- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.400 mm, phân bố không đều, vùng núi cao lượng mưa có thể đến 2.800 mm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 tới tháng 8. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

3.2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 8.815,92 ha. Kế thừa tài liệu đánh giá tài nguyên đất, trên địa bàn xã gồm các nhóm đất chính sau, trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau:

- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả. Song do phân bố ở những vị trí sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chỉ khoảng 10% diện tích loại đất này phân bố ở địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp;

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá vôi.

3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Dân số và lao đông

Dân cư xã phân bố rải rác trên địa bàn 10 bản. Đặc điểm chung của các cụm dân cư thường là sống tập trung với số lượng đông của một cộng đồng dân tộc, có chung phong tục, tập quán tạo nên những nét đặc trưng trong đời sống văn hóa và sản xuất.

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn xã: 5.151 người, với 920 hộ, gồm 2 dân tộc anh em Mông và Phù Lá, sinh hoạt ở 10 thôn bản, trong đó 98,3% là dân tộc Mông, còn 1,7% là của dân tộc Phù Lá. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của xã là 2,7%. Tổng số lao động trong độ tuổi là: 1.671 người, chiếm 32,4% dân số.

Lực lượng lao động phần lớn làm trong lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm nghiệp. Chất lượng lao động thấp, chủ yếu lao động phổ thông có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học và chưa qua đào tạo.

3.2.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng bình quân 6,42%/năm. Công trình xây dựng tăng bình quân 10,75%/năm. Cơ cấu theo ngành kinh tế trong đó có Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỷ lệ đạt 50,25%, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,42%. Ngành xây dựng phát triển nhanh hơn tăng bình quân 10,75%, trong những năm qua công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển mạnh, cho thấy việc luân chuyển hàng hóa phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều hơn.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn còn một số hạn chế: Ngành nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, giá cả nông sản biến động thất thường phụ thuộc vào tiểu thương… trong khi đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, ảnh hưởng đến chỉ số phát triển kinh tế, những năm gần đây đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.

3.2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Xác định vị trí sản xuất Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu, được sự hỗ trợ của Nhà nước và đầu tư từ các chương trình, dự án để tăng hệ số sử dụng đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật... Kết quả có nhiều chuyển biến tích cực về diện tích, năng suất và sản lượng.

Xã Phình Sáng là xã vùng sâu, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nghèo. Các danh lam thắng cảnh và các khu di tích lịch sử không có, vì vậy các hoạt động du lịch trên địa bàn xã chưa phát triển. Hiện nay, trên địa bàn xã chỉ có một số ít các cửa hàng tạp hóa buôn bán nhỏ lẻ.

3.2.2.4. Cơ sở hạ tầng

- Đường liên xã có 02 tuyến với tổng chiều dài là 17 km, đường liên thôn: Có 03 tuyến với tổng chiều dài là 11,2 km; trong đó 6 km là đường cấp phối.

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau công tác xây dựng, sửa chữa các đập giữ nước kênh mương được bê tông hóa để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Từ nguồn vốn 135 đã xây dựng nên các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay các công trình cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu đã dần xuống cấp, cần được nâng cấp và cải tạo để công trình sử dụng tốt hơn.

Công tác giáo dục của xã luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành giáo dục. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục tiếp tục được củng cố và phát triển về cả quy mô, số lượng và chất lượng, xã có đủ 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS.

Trạm y tế xã luôn duy trì tốt số giường bệnh tại trung tâm xã, tổ chức trực trạm 24/24h. Thường xuyên họp giao ban hàng tháng với y tá bản, làm tốt công tác sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, luôn bám sát công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở bản. Phối hợp với cán bộ y tế huyện tiêm đủ 06 loại Vacxin cho trẻ em và phụ nữ có thai theo đúng chương trình do Bộ y tế quy định. Tăng cường năng lực cho y tế cơ sở, chỉ đạo phòng chống các loại bệnh như Sốt rét, Viêm gan B, mở đợt tiêm chủng cho trẻ em dưới 6 tuổi, mở đợt tập huấn cho nhân dân trong xã về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh xã hội, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đúng thời hạn do Sở y tế quy định, vận động bà con không sinh con thứ 3.

Hoạt động văn hóa thể dục thể thao được tổ chức vào những ngày lễ hội, ngày tết của đất nước, các hoạt động chưa nhiều nội dung nhưng cũng đảm bảo được yêu cầu của xã, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do huyện tổ chức, tuyên truyền nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, dần bỏ được những phong tục lạc hậu, tiếp thu văn

hóa, khoa học kỹ thuật, tri thức mới vào trong đời sống và hoạt động sản xuất, phát huy có tính sáng tạo bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)