4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban QLRPH huyện Tuần Giáo
Ban QLRPH huyện Tuần Giáo tiền thân là Lâm trường Tuần Giáo và được chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo từ tháng 02 năm 2007, theo Quyết định số 157/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc chuyển Lâm trường Tuần Giáo thành Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo.
Ban QLRPH huyện Tuần Giáo có trụ sở làm việc đặt tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ban QLRPH huyện Tuần Giáo là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Tuần Giáo và pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, vốn rừng trên diện tích rừng và đất rừng được giao. Đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên.
Đơn vị có tổng số 18 cán bộ, trong đó:
- Trình độ Đại học: 14 người, chiếm 77,8%; - Trình độ Trung cấp: 02 người, chiếm 11,1%; - Chuyên môn khác: 02 người, chiếm 11,1%;
- Đảng viên toàn đơn vị: 07 người; chiếm 38,8%. Về bộ máy tổ chức: Ban Giám đốc gồm 02 người; Phòng HC - TH gồm
04 người và Phòng Kỹ thuật gồm 12 người.
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLRPH huyện Tuần Giáo
4.1.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng
Trong thời gian qua, cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn đã cố gắng, nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tương đối tốt diện tích rừng và đất rừng được giao. Kết quả công tác QLBVR của Ban QLRPH huyện Tuần Giáo giai đoạn 2017 - 2019 được trình bày tại bảng 4.2.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất, thực hiện các dự án, dịch vụ kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh, phòng, chống chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích rừng, đất rừng được giao.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ, trong khu rừng phòng hộ theo quy chế quản lý rừng sản xuất và kết hợp kinh doanh từ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, du lịch sinh thái, tận thu lâm sản, khai thác sử dụng rừng theo quy định.
Bảng 4.2. Kết quả công tác QLBVR của Ban QLRPH huyện Tuần Giáo giai đoạn 2017 - 2019
TT Hoạt động Đơn vị
tính
Kết quả
2017 2018 2019
1
Phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng
Thôn/bản 9 11 11
2 Chi trả dịch vụ môi trường rừng Thôn/bản 9 11 11
3 Tập huấn PCCC Lần 9 11 11
4 Công tác PCCC
5 Khoán BVR cho cộng đồng Cộng
đồng 9 11 11
6 Diện tích khoán BVR Ha 7.142,9 8.064,6 8.064,6 - Theo dõi tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thực hiện chức năng tư vấn thiết kế đất trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, thiết kế khai thác các loại lâm sản theo quy định của Nhà nước và pháp luật (trừ các loại lâm sản và tài nguyên rừng, đất rừng thuộc Nhà nước độc quyền quản lý) trên diện tích đất rừng được giao.
- Ngoài các tổ quản lý bảo vệ rừng tại các trạm, chốt bảo vệ rừng tại các xã, Ban đã thực hiện khoán BVR cho các cộng đồng tại 3 xã trên địa bàn quản lý. Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn. Cụ thể trong năm 2019, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lâm nghiệp tới 11 thôn/bản. Xây dựng phương án PCCCR
hàng năm; Phối hợp với thường trực UBND các xã kiện toàn các Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Năm 2019, đã triển khai các hoạt động của dự án bảo vệ phát triển rừng tại 11 cộng đồng, tạo công ăn việc làm và thu nhập thêm cho các HGĐ trong và xung quanh khu rừng phòng hộ. Mặc dù thu nhập từ việc tham gia các hoạt động này còn thấp song cũng đã phần nào giúp người dân địa phương khẳng định được vai trò, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Mặc dù Ban QLRPH Tuần Giáo và nhân dân các cộng đồng nhận khoán BVR đã có nhiều cố gắng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, song tài nguyên rừng ở đây vẫn bị xâm hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả thống kê các vụ vi phạm công tác QLBVR trong khu vực được tổng hợp ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Thống kê tình hình vi phạm pháp luật LN tại khu vực RPH huyện Tuần Giáo giai đoạn 2017 - 2019
Năm Loại vi phạm Hạng mục Phá rừng Khai thác trái phép Làm cháy rừng 2017 Số vụ vi phạm 01
Loại tài nguyên/lâm sản Rừng phòng hộ
Mức độ vi phạm 27,2 ha
2018
Số vụ vi phạm 03
Loại tài nguyên/lâm sản Gỗ nhóm IIA
Mức độ vi phạm 6,7 m3
2019
Số vụ vi phạm 02 01
Loại tài nguyên/lâm sản Gỗ nhóm VII Rừng tự
nhiên
Qua số liệu thống kê tại bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 số lượng các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn các xã có rừng phòng hộ thuộc Ban QLRPH huyện Tuần Giáo không nhiều, tập trung vào một số hành vi như phá rừng (năm 2017 có 01 vụ phá rừng nhưng diện tích bị ảnh hưởng lên tới trên 27 ha rừng phòng hộ), nhưng các năm 2018 và 2019 không còn hiện tượng này nữa.
Năm 2018 xảy ra 03 vụ khai thác rừng trái phép bị phát hiện với tổng khối lượng lâm sản bị tịch thu là 6,7 m3 gỗ nhóm IIA. Năm 2019 hành vi khai thác rừng trái phép vẫn chưa được ngăn chặn, trên địa bàn còn xảy ra 02 vụ vi phạm với khối lượng 1 m3 gỗ nhóm VII bị phát hiện.
Trong các năm 2017, 2018 không để xảy ra vụ cháy rừng nào, tuy nhiên sang năm 2019, mặc dù đã thực hiện các giải pháp tuyên truyền, giáo dục về PCCCR, nhưng trên địa bàn đã xảy ra 01 vụ cháy rừng với qui mô ảnh hưởng khoảng 2 ha rừng tự nhiên.