-Phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng, tránh các hoạt động mang tính hình thức, nỗ lực gắn kết các hoạt động của các tổ chức cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội với công tác QLBVR.
-Tuyên truyền giáo dục pháp luật lâm nghiệp tới cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
-Thực hiện các chương trình xây dựng bếp cải tiến, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân sử dụng củi tiết kiệm, và từng bước hướng tới sử dụng các nguồn chất đốt thay thế, để hạn chế áp lực từ việc khai thác và sử dụng củi đun lấy từ rừng.
-Nâng cao năng lực cho cán bộ của Ban QLRPH và cán bộ thôn/bản, đặc biệt cần trang bị cho các cán bộ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ dân vận, các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thông tin tuyên truyền để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ biến pháp luật lâm nghiệp tới người dân; tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động QLBVR.
-Đánh giá các nguồn lực địa phương và lập kế hoạch phát triển kinh tế HGĐ dựa vào các nguồn lực nội tại trong cộng đồng để phát triển các ngành nghề phù hợp trên cơ sở thành lập các nhóm sở thích, tạo địa chỉ củ thể để tiếp nhận hỗ trợ từ bên ngoài, làm cơ sở hình thành lên các mô hình trình diễn
để người dân tham quan học tập, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các HGĐ.
Quy hoạch bãi chăn thả, tăng cường dịch vụ thú y, các dịch vụ khuyến nông để một mặt làm tăng hiệu quả sản xuất, mặt khác có thể hạn chế mở rộng diện tích canh tác.
Đẩy mạnh các hình thức lâm nghiệp cộng đồng, thúc đẩy các hoạt động vận động người dân tham gia vào các hoạt động QLR. Một mặt có tiềm năng phát triển kinh tế của người dân trong các cộng đồng địa phương, mặt khác làm tăng hiệu quả công tác QLR của Ban QLRPH, hướng tới QLR bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Toàn bộ diện tích đất và rừng thuộc qui hoạch là RPH của Ban QLRPH Tuần Giáo nằm trên địa bàn các xã Ta Ma, Phình Sáng và Mường Khong. Điều đáng lưu ý là trong diện tích RPH ở cả 3 xã thì không có rừng giàu, mà chủ yếu là các loại rừng trung bình và rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác.
Mặc dù Ban QLRPH Tuần Giáo và nhân dân các cộng đồng nhận khoán BVR đã có nhiều cố gắng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, song tài nguyên rừng ở đây vẫn bị xâm hại bằng nhiều hình thức khác nhau như khai thác gỗ, LSNG, săn bắt động vật hoang dã như sóc, dúi, gà rừng, chuột núi và các loại chim rừng với mục đích làm thức ăn trong gia đình.
Chăn thả gia súc trên rừng là thói quen được hình thành lâu đời của người dân sống trong rừng và gần rừng. Tại khu vực nghiên cứu 100% các HGĐ được phỏng vấn đều đang chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên. Mặc dù các cộng đồng, đều có qui định về việc hạn chế chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên, tuy nhiên do hầu hết các bản quanh rừng phòng hộ chưa có quy hoạch bãi chăn thả gia súc, mặt khác do cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi đang chiếm tỷ trọng rất lớn đối với tổng thu nhập của các HGĐ nên việc chăn thả gia súc đang là vấn đề ảnh hưởng lớn tới công tác QLBVR tại rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo.
Hoạt động canh tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng. Một số diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá để sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác.
Nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi từ người dân và cộng đồng tới công tác QLBVR tại Ban QLRPH huyện Tuần Giáo gồm nhóm các
nguyên nhân về kinh tế và nhóm các nguyên nhân về xã hội. Để hạn chế được các tác động bất lợi của người dân và cộng đồng tới TNR cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết tận gốc các nguyên nhân về kinh tế và từng bước giải quyết các vấn đề về xã hội.
2. Tồn tại
Tác động của người dân tới tài nguyên rừng phòng hộ gồm nhiều hình thức và mức độ khác nhau và là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Trong khuôn khổ khóa luận mới chỉ nghiên cứu được tác động của một số các yếu tố kinh tế - xã hội gây ra các tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng; chưa nghiên cứu được các tác động có lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng. Việc đánh giá mức độ tác động còn nhiều hạn chế do số liệu thu thập chủ yếu dựa vào nguồn kế thừa, điều tra hiện trường cơ bản sử dụng công cụ phỏng vấn, mặt khác do hạn chế về kinh phí nên dung lượng mẫu điều tra chưa nhiều nên gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
3. Khuyến nghị
Các nghiên cứu tiếp theo cần lượng hóa được mức độ tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế HGĐ tới tài nguyên rừng; cần làm rõ những ảnh hưởng tích cực của người dân tới TNR và công tác QLBVR. Cải thiện phương pháp phỏng vấn hoặc tăng thêm dung lượng mẫu điều tra để nâng cao độ tin cậy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN Việt Nam.
2. Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997),
Những xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt nam, Tập 2 - Các
nghiên cứu mẫu và bài học từ Châu Á, Trung tâm Đông Tây, Trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đỗ Anh Tuân (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo tồn đến sinh kế sinh nhai của cộng đồng địa phương và thái độ của họ về chính sách bảo tồn,
Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
4. Đỗ Thị Hường (2010), Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
5. Hoàng Quốc Xạ (2005), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương
đến tài nguyên rừng vùng đệm của VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận
văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 6. IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý KBTTN - Một số kinh nghiệm
và bài học quốc tế, IUCN Việt Nam, Hà Nội.
7. Khuất Thị Lan Anh (2009), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
8. Lê Quý An (2001), Quan hệ đồng tác trên cơ sở cộng đồng trong vùng
đệm các KBTTN quốc gia, Báo cáo hội thảo “Vùng đệm các KBTTN Việt
9. Lê Sỹ Trung (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho một số giải pháp trong quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý rừng bền vững vùng đệm
VQG Ba Bể, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp,
Hà Tây.
10. Lê Trần Chấn (2012), Báo cáo tổng hợp dự án Điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia tỉnh Sơn La.
11. Ngô Đức Hậu (2012), Nghiên cứu tác động của người dân địa phương
đến tài nguyên rừng tại VQG Yên Tử, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên.
12. Ngô Ngọc Tuyên (2007), Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm
nghiệp, Hà Tây.
13. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Thị Phương, Trần Ngọc Thể (2003), Nghiên
cứu tại khu phục hồi sinh thái VQG Ba Vì, Báo cáo kết quả đề tài cấp
NCKH cấp trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
14. Nguyễn Minh Thanh (2004), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có người dân tham gia tại xã Thượng Tiến thuộc KBTTN
Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp,
Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
15. Nguyễn Thị Phương (2003), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa
phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng tại VQG Ba Vì, Hà Tây, Luận
văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 16. Nguyễn Xuân Đặng (2005), Quản lý rừng đặc dụng, Tài liệu giảng dạy
cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
17. Richard B. Primack (1999) (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng (dịch), Cơ sở sinh học Bảo tồn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Trần Ngọc Thể (2009), Nghiên cứu các tác động của người dân địa
phương tới tài nguyên rừng tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Luận
văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Hà Nội.
19. Thông tư 27/TT-BNN&PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT về Quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Phụ lục 01
Tỷ lệ diện tích các loại đất và rừng tại các bản điều tra
TT Loại đất
Phì Cứ Phiêng Hoa Phiêng Hin
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 5.555,0 100,0 4.460,0 100,0 760,0 100,0 1 Đất lâm nghiệp 1.467,0 26,4 1.310,0 29,4 196,0 25,8 1.1 Đất có rừng 1.386,0 25,0 1.020,0 22,9 168,0 22,1 a Rừng tự nhiên 1.353,0 24,4 1.020,0 22,9 168,0 22,1 b Rừng trồng 33,0 0,6 0,0 0,0 0,0 0,0 1.2 Đất chưa có rừng 81,0 1,5 0,0 0,0 28,0 3,7 2 Đất sản xuất nông nghiệp 1.028,0 18,5 930,0 20,9 100,0 13,2 3 Đất phi nông nghiệp 207,0 3,7 180,0 4,0 71,0 9,3 4 Đất chưa sử dụng khác 0,0 0,0 0,0 0,0 29,0 3,8
Phụ lục 02
Cơ cấu thu nhập của các HGĐ tại các bản nghiên cứu
TT Nguồn thu
Bản Phì Cứ Bản Phiêng Hoa Bản Phiêng Hin
Tổng thu (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Tổng thu (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Tổng thu (1.000 đ) Tỷ lệ (%) 1 Lâm nghiệp 3.000 1,54 2.500 1,59 1.000 1,82 2 Nông nghiệp 80.000 41,03 65.000 41,20 12 0,02 3 Chăn nuôi 100.000 51,28 80.000 50,79 50.000 90,81 4 Kinh doanh 0,00 0,00 0,00 0,00 3.000 5,45 5 Khác 12.000 6,15 10.000 6,35 1.050 1,91 Tổng 195.000 100 157.500 100 55.062 100
Phụ lục 03
Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại các bản nghiên cứu
Stt Vật nuôi Đơn vị Phì Cứ Phiêng Hoa Phiên Hin
1 Đàn trâu Con 237 210 67
2 Đàn bò Con 115 90 240
3 Đàn dê Con 105 96 35