Xã Mường Khong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 40)

3.3.1. Điều kiện tự nhiên

3.3.1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 10.716,81 ha. Có tọa độ địa lý: Từ 21o35’40’’ đến 21o37’56’’ vĩ độ Bắc.

Từ 103o08’23’’ đến 103o19’34’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Pú Xi, xã Mường Thín huyện Tuần Giáo. - Phía Đông giáp xã Nà Sáy huyện Tuần Giáo.

- Phía Tây giáp xã Ngối Cáy huyện Mường Ẳng. - Phía Nam giáp xã Ẳng Tở huyện Mường Ẳng.

Xã Mường Khong địa hình tương đối phức tạp do được hình thành bởi các dãy núi cao sườn dốc, độ cao trung bình từ 725 - 1.472 m so với mực nước biển. Các dãy núi nằm rải rác trên địa bàn xã, nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao được phân bố trải dọc theo các dòng suối.

3.3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu xã Mường Khong là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, trong năm chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 27,2oC và thấp nhất vào tháng 1 là 17,3oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 40oC, vào tháng 5, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối là 3,9oC, vào tháng 1 hàng năm.

Lượng mưa bình quân năm 2.400 mm, phân bố không đều, vùng núi cao lượng mưa có thể lên đến hơn 2.800 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau.

Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hướng gió trong năm. Trong đó, có gió Tây và Tây - Bắc, thường xuất hiện trong các tháng: 1, 2, 4, 5, 7, 10, 11, 12. Gió Tây thường gây ra khô nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, cây trồng và gia súc.

3.3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.716,81 ha. Trên địa bàn xã gồm các loại nhóm đất sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất felalit mùn đỏ vàng trên núi. Đất đai của xã thuộc đất đồi núi, tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn nhiều, rất thích hợp với trồng cây lương thực, trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, do phân bố ở những vị trí sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

3.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.3.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, hiện toàn xã có 612 hộ với 3.201 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động là 1.489 lao động, chiếm 46,5%. Số lượng lao động chủ yếu vẫn tập trung trong nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp. Do vậy, thu nhập bình quân của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

3.3.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản kém phát triển. cơ cấu ngành nghề không cân đối. Nhìn chung về phát triển ngành thương mại dịch vụ của xã hiện nay mới bắt đầu phát triển nhưng với số ít ở trung tâm xã với ngành chủ yếu là dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ.

Cụ thể năm 2014 số hộ nghèo là 316 hộ chiếm 52% giảm 4,4% so với năm 2014. Vì vậy, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước để các hộ nghèo nỗ lực vươn lên, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

3.3.2 3. Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, xã có đường giao thông nông thôn đến trung tâm các bản, các tuyến đường này chủ yếu là đường đất. Hệ thống đường giao thông xã dài 10

km chủ yếu các tuyến đường này là đường đất. Đường ngõ, xóm có tổng chiều dài 16.369 km nền đường rộng từ 1 - 3 m, đường đất vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, hầu như không đi xe vào các bản được. Các bản Phai Mướng, Pom Khoang, Phiêng Hin, Huổi Nôm, Hua Sát đường giao thông phải đi qua suối đi lại rất khó nhất là mùa mưa, lũ to người dân không thể đi lại bằng các phương tiện cơ giới.

Toàn xã hiện có 2 công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho 8 ha ruộng lúa và rau màu các loại, hiện tại công trình này đã xuống cấp và không hoạt động. Còn lại các bản vẫn không có công trình thủy lợi chủ yếu trồng lúa nương không có ruộng lúa nước.

Tuy là xã mới tách nhưng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao đang có những bước phát triển. Các hoạt động thể dục thể thao do xã, huyện phát động được nhân dân hưởng ứng tích cực; các phong trào, nét đẹp văn hóa truyền thống được xây dựng và phát huy đã trở thành động lực to lớn phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao của toàn xã, hướng nhân dân đến những hoạt động văn hóa lành mạnh.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được tổ chức tốt, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời tới nhân dân.

Công tác y tế cũng chưa được quan tâm và đầu tư, xã chưa có trạm y tế nên việc khám bệnh của người dân rất khó khăn, các bản đã có y tá tại bản. Chất lượng khám chữa bệnh và phòng bệnh được nâng lên, các dịch bệnh đã giảm đáng kể.

Công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức thực hiện tốt, đặc biệt trẻ em đều được tiêm các loại vắc xin phòng chống bệnh như: Suy dinh dưỡng, ho gà, bại liệt. Thực hiện tốt chương trình Y tế quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác dân số, gia đình, trẻ em đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong các bản ít có trường hợp sinh con thứ 3.

Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất được đầu tư; hệ thống các trường lớp được đầu tư xây dựng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác giáo dục đào tạo do được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả về cả số lượng, chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập còn thiếu, chính vì vậy mà công tác giảng dạy và học tập còn gặp nhiều khó khăn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)