Chăn thả gia súc trên rừng là thói quen được hình thành lâu đời của người dân sống trong rừng và gần rừng. Hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn đã thay đổi tập quán chăn thả tự do, xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi nhốt gia súc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều HGĐ vẫn thả gia súc tự do trong rừng. Kết quả phỏng vấn về tình hình chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên của các HGĐ được trình bày ở bảng 4.8.
Qua số liệu điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu 100% các HGĐ được phỏng vấn đều đang chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên. Tại các bàn Phì Cứ và Phiêng Hoa bình quân mỗi HGĐ có khoảng 8 - 10 con trâu, bò chăn thả vào rừng, bản Phiêng Hin bình quân mỗi HGĐ có khoảng 2 con gia súc chăn thả trong rừng.
Thực tế thì tại các cộng đồng đều đã có quy chế cộng đồng, có qui định về việc hạn chế chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên, tuy nhiên do hầu hết các bản quanh rừng phòng hộ chưa có quy hoạch riêng bãi chăn thả gia súc, nên việc chăn thả trong tự nhiên là khó tránh khỏi.
Bảng 4.8. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về tình hình chăn thả gia súc trong rừng phòng hộ
Bản Nhóm Số hộ điều tra Số hộ có chăn thả gia súc Số lượng gia súc chăn thả TB (con/hộ) Phì Cứ I 5 5 12 II 5 5 10 Phiêng Hoa I 5 5 10 II 5 5 8 Phiêng Hin I 5 5 2 II 5 5 2
Ghi chú: Hộ nhóm I gồm các HGĐ tham gia khoán BVR; hộ nhóm II gồm các HGĐ không tham gia khoán BVR.
Tình hình chăn thả gia súc ở các nhóm hộ khác nhau không thấy có sự phân biệt, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Tại Phì Cứ và Phiêng Hoa, đồng bào người Mông có số lượng gia súc bình quân/HGĐ lớn hơn nhiều lần so với đồng bào người Thái ở bản Phiêng Hin.
Nhìn chung việc chăn thả gia súc trong rừng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng, nhất là đối với diện tích rừng đang phục hồi hoặc các diện tích rừng đang khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng mới. Tuy nhiên, hiện nay việc hạn chế chăn thả gia súc trong rừng đang gặp rất nhiều khó khăn do cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi đang chiếm tỷ trọng rất lớn đối với tổng thu nhập của các HGĐ (xem hình 4.2).
Hình 4.2. Cơ cấu thu nhập của HGD tại các bản nghiên cứu
Qua hình 4.2 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi gia súc của các HGĐ ở bản Phì Cứ chiếm khoảng 51,28%, tại bản Phiêng Hoa là khoảng 50,79% so với tổng thu nhập của các HGĐ người Mông, trong khi đó tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi của của các HGĐ người Thái tại bản Phiêng Hoa chiếm đến 90,81% so với tổng thu nhập, mặc dù bình quân mỗi HGĐ ở bản này chỉ có khoảng 02 con trâu/bò chăn thả trong rừng, do các HGĐ người Thái đang phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm mạnh hơn so với người Mong. Rõ ràng là tập quán chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm của một số dân tộc, đặc biệt là người Mông đang là vấn đề ảnh hưởng lớn tới công tác QLBVR tại rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo.