Tập quán canh tác nương rẫy trên đất dốc của đồng bào các dân tộc vùng cao đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay và là một loại hình canh tác truyền thống nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng núi đồi. Nương rẫy và canh tác trên đất dốc trong một chừng mực có thể kiểm soát được thì
nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó thậm chí còn góp phần ổn định tình hình dân cư, tạo nguồn lương thực tại chỗ. Tuy nhiên, hoạt động canh tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng. Một số diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá để sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về tình hình canh tác nương rẫy trên đất rừng phòng hộ được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về tình hình canh tác nương rẫy trên đất rừng phòng hộ
Bản Nhóm Số hộ điều tra Số hộ có canh tác nương rẫy Diện tích bình quân (ha/hộ) Phì Cứ I 5 5 2,5 II 5 5 3,0 Phiêng Hoa I 5 5 2,0 II 5 5 2,5 Phiêng Hin I 5 5 0,03 II 5 5 0,03
Ghi chú: Hộ nhóm I gồm các HGĐ tham gia khoán BVR; hộ nhóm II gồm các HGĐ không tham gia khoán BVR.
Ở khu vực nghiên cứu, người dân địa phương đang canh tác trên 2 dạng nương rẫy, một là nương rẫy chính thức được chính quyền UBND xã quản lý, hai là nương rẫy không chính thức, đối tượng này nằm trên diện tích đất rừng phòng hộ. Người dân địa phương trồng chủ yếu là cây nông nghiệp ngắn ngày như Lúa, Ngô, Sắn, Đậu tương...
Từ số liệu ở bảng 4.9 cho thấy 100% các HGĐ được phỏng vấn đều có canh tác nương rẫy trên đất rừng phòng hộ. tình trạng và diện tích nương rẫy không phân biệt ở các HGĐ có hay không tham gia nhận khoán BVR. Tuy
nhiên, với các HGĐ người Mông ở Phì Cứ và Phiêng Hoa, với truyền thống canh tác nương ngô thường có diện tích nương rẫy lớn hơn, khoảng 2,5 tới 3,0 ha/HGĐ. Các HGĐ người Thái ở Phiêng Hin, với truyền thống canh tác lúa nước, có diện tích nương rẫy thường nhỏ hơn chỉ khoảng 0,03 ha/HGĐ, chủ yếu để canh tác lúa nương.
4.3. Nguyên nhân nhân dẫn đến các tác động bất lợi của cộng đồng địa phương đến TNR phương đến TNR
Trong thời gian qua việc khai thác tài nguyên rừng rất phổ biến đã dẫn đến việc làm cho tài nguyên RPH của huyện Tuần Giáo nói chung bị suy giảm nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác gỗ về làm nhà cửa, chuồng trại, khai thác củi đốt, săn bắn động vật rừng, làm nương rẫy... gây ảnh hưởng tới tài nguyên rừng đã và đang diễn ra liên tục. Đặc biệt, tình hình lâm tặc bên ngoài cấu kết với người dân hám lợi để khai thác, buôn bán và vận chuyển các loại lâm sản ngày càng tinh vi và phức tạp. Có một số nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi từ người dân và cộng đồng tới công tác QLBVR tại Ban QLRPH huyện Tuần Giáo, có thể chia làm hai nhóm gồm: (1) Nhóm các nguyên nhân về kinh tế và (2) là Nhóm các nguyên nhân về xã hội.