Nhóm các nguyên nhân xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 60 - 63)

Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế trực tiếp, các nguyên nhân về xã hội, có thể coi là nguyên nhân gián tiếp nhưng đang gây ra những ảnh hưởng

chi phối quan trọng dẫn tới những tác động của người dân đối với tài nguyên rừng phòng hộ trong khu vực nghiên cứu.

4.3.2.1. Tập quán sử dụng tài nguyên rừng

Tập quán là những thói quen hình thành từ lâu đời của mỗi cộng đồng tại một địa phương cụ thể, những thói quen này đã ăn sâu bám rễ vào đời sống sinh hoạt xã hội của cộng đồng đó. Tập quan nói chung bao gồm tất cả những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trước những sự thay đổi của đời sống xã hội, thì những tập quán không còn phù hợp với đời sống mới sẽ trở thành lạc hậu và là yếu tố cản trở sự phát triển của cộng đồng.

Tại khu vực nghiên cứu, sự thay đổi quan trọng đối với đời sống cộng đồng đó là sự hạn chế về cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng và đất rừng sau khi thành lập Ban QLRPH. Tuy nhiên, các tập quán tiếp cận tài nguyên rừng của người dân địa phương không thể ngay lập tức vận động để thích ứng với sự thay đổi đó. Các thói quen về sử dụng gỗ rừng tự nhiên, LSNG, canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc, khai thác và sử dụng củi đun... Trong nhiều trường hợp, nếu không được quản lý tốt sẽ gây nhiều tác động bất lợi cho công tác QLTNR.

Để thay đổi được các tập quán của người dân và cộng đồng địa phương thì giải pháp chủ yếu trong thời gian qua được sử dụng là nâng cao trình độ văn hóa, phổ biến pháp luật, tuyên truyền, vận động người dân thay đổi các thói quen gây tác động bất lợi đối với TNR và công tác QLBVR. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa của người dân địa phương còn rất khiêm tốn. Số liệu thống kê về trình độ văn hóa của người dân tại các bản nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Thống kê trình độ văn hóa của người dân tại các bản nghiên cứu

Trình độ văn hóa

Phì Cứ Phiêng Hoa Phiêng Hin

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Mù chữ 45 6,9 40 7,0 0 0,0 Tiểu học 200 30,8 180 31,6 120 14,3 Trung học cơ sở 300 46,2 250 43,9 420 50,0 Trung học phổ thông 105 16,2 100 17,5 300 35,7 Tổng 650 100 570 100 840 100

Từ số liệu tại bảng 4.11 cho thấy ngoài bản Phiêng Hin không còn người mù chữ thì các bản Phì Cứ và Phiêng Hoa là hai bản chủ yếu là các HGĐ người Mông vẫn còn khoảng 7% số người được phỏng vấn không biết chữ, ngoài ra cũng ở hai bản này thì tỷ lệ người có trình độ tiểu học và trung học chiếm chủ yếu, trong khi đó tỷ lệ người có trình độ trung học phổ thông chỉ khoảng 16,2% đến 17,5%. Riêng bản Phiêng Hin thì tỷ lệ người dân có trình độ tiểu học chỉ khoảng 14,3%, trung học phổ thông đạt 35,7%, còn lại là trình độ trung học cơ sở.

Tóm lại, trình độ văn hóa thấp, cùng với một số tập quán sử dụng tài nguyên rừng không phù hợp như: sử dụng củi đun là gỗ tốt, có nhiệt lượng cao một cách thiếu tiết kiệm; Kỹ thuật khai thác lâm sản không bền vững, thiếu ý thức; thả rông gia súc trong rừng; canh tác nương rẫy lạc hậu... Đang gây nhiều sức ép lên TNR và công tác QLBVR.

4.3.2.2. Tổ chức cộng đồng địa phương

Cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ, có những đặc điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế xã hội, truyền thống phong tục tập quán, có các mối quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian một thôn, bản.

Tại khu vực nghiên cứu tồn tại nhiều tổ chức cộng đồng, chịu trách nhiệm chính là Trưởng bản, tổ an ninh, các tổ chức chính trị và đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Chi hội nông dân... Tuy niên, có thể nói rằng tổ chức cộng đồng thì nhiều, nhưng ít hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, riêng đối với công tác QLBVR thì nhiều tổ chức này không phát huy được vai trò của mình. Vì vậy, có thể nói rằng hiện tại sự tham gia của các tổ chức cộng đồng tại địa phương chưa được phát huy tốt, chưa đóng góp tương ứng với vai trò của mình trong công tác QLBV rừng phòng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cộng đồng người dân địa phương đến tài nguyên rừng phòng hộ tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)