Kết quả phỏng vấn các HGĐ tại các bản Phì Cứ, Phiêng Hoa và Phiêng Hin về mức độ khai thác cây LSNG tại khu vực rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo được trình bày ở bản 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về tình hình khai thác cây LSNG
Bản Nhóm Số hộ
điều tra
Số hộ có khai thác LSNG
Loại cây LSNG thường được khai thác
Phì Cứ
I 5 5 Măng, Thảo quả, Sa nhân,
Bình vôi, phong lan, rau rừng
II 5 5 Măng, Thảo quả, Sa nhân,
Bình vôi, phong lan, rau rừng Phiêng
Hoa
I 5 5 Măng, Thảo quả, Sa nhân,
Bình vôi, phong lan, rau rừng
II 5 5 Măng, Thảo quả, Sa nhân,
Bình vôi, phong lan, rau rừng Phiêng
Hin
I 5 4 Măng, rau rừng
II 5 5 Măng, rau rừng
Ghi chú: Hộ nhóm I gồm các HGĐ tham gia khoán BVR; hộ nhóm II gồm các HGĐ không tham gia khoán BVR.
Từ số liệu tại bảng 4.5 cho thấy toàn thể các HGĐ là đối tượng phỏng vấn kể cả ở nhóm I và nhóm II đều có khai thác LSNG để phục vụ nhu cầu đời sống gia đình. Các loại LSNG thường được khai thác, sử dụng là măng rừng, Thảo quả, Sa nhân, củ Bình vôi và các loại phong lan. Riêng tại bản Phiêng Hin thì người dân chủ yếu khai thác măng rừng và các loại rau để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Nhìn chung, số liệu về chủng loại cây LSNG được người dân khai thác thống kê trong bảng 4.5 có thể chưa phản ánh đúng thực tế, bởi vì thói quen khai thác rau, củ mỗi khi vào rừng như là một nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc sống gần rừng. Nhiều loại rau quả thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các HGĐ như Sa nhân, Mắc khén, Ngót rừng, Bò khai, Măng, rau Dớn, rau Vàng anh, hoa Chuối, Bứa, Giảo cổ lam, các loại nấm... Đặc biệt, vào mùa măng người dân trong khu vực thường tiến hành thu hái măng để mang bán. Vào mùa măng, trong mỗi gia đình có người nào có thời gian là đi lấy măng, từ khoảng 8 tuổi là trẻ em đã bắt đầu biết đi lấy măng.
Ngoài ra, để phục vụ cho chăn nuôi, người dân còn vào rừng lấy các loại rau rừng như: cây chuối rừng, rau môn, cây ráy… để chăn nuôi lợn, lấy lá cây dướng và các loại cỏ ở trên rừng làm thức ăn cho trâu, bò. Khi đi chăn trâu bò thì họ vẫn thả chúng vào trong rừng để chúng ăn cỏ, những cành cây non trong rừng, vì thế không tránh khỏi được những ảnh hưởng mà chúng gây ra với tài nguyên rừng.
Về mức độ khai thác củi và một số loại cây LSNG tại khu vực nghiên cứu cho thấy hiện nay người dân vẫn có thói quen dùng củi đun. Số liệu phỏng vấn cho thấy các HGĐ ở cả nhóm I và nhóm II, các HGĐ thường khai thác củi ít nhất mỗi tháng 1 lần, mỗi lần khai thác khoảng 50 kg, như vậy bình quân mỗi năm một HGĐ khai thác sử dụng khoảng 650 kg củi đun (xem bảng 4.6).
Kết quả phỏng vấn về mức độ khai thác, sử dụng măng rừng của người dân địa phương tại bảng 4.6 cũng khá khiêm tốn. Tại các bản là đối tượng nghiên cứu, các HGĐ thường khai thác măng 3 - 4 lần mỗi năm, các hộ tham gia nhận khoán BVR (nhóm I) có số lần lấy măng nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia nhận khoán BVR (nhóm II). Bình quân mỗi HGĐ khai thác khoảng từ 12 - 16 kg măng rừng.
Bảng 4.6. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về mức độ khai thác cây LSNG
TT Loại LSNG Nhóm hộ Số lần khai thác (lần/năm)
Lượng khai thác mỗi HGĐ
Đơn vị Theo lần Theo năm
1 Củi I 13 kg 50,0 650,0 II 13 kg 50,0 650,0 2 Măng I 4 kg 4,0 16,0 II 3 kg 4,0 12,0 3 Cây dược liệu I 2 kg 5,5 11,0 II 3 kg 5,0 15,0
4 Song, mây I 7 cây 2,0 14,0
II 8 cây 2,0 16,0
Ghi chú: Hộ nhóm I gồm các HGĐ tham gia khoán BVR; hộ nhóm II gồm các HGĐ không tham gia khoán BVR.
Các loại cây thuốc cũng đang được người dân khai thác sử dụng. Bình quân mỗi HGĐ ở cả hai nhóm hộ khai thác cây thuốc từ 2 - 3 lần mỗi năm, với khối lượng khoảng từ 11 - 15 kg. Nhìn chung, khối lượng cây dược liệu được người dân khai thác hàng năm là không lớn và họ chủ yếu khai thác các loại cây dược liệu để sử dụng tại nhà, đặc biệt là các loại nước uống hàng ngày, thuốc tắm...
Song mây cũng là một loại cây LSNG được người dân khai thác sử dụng nhưng với khối lượng không nhiều, phục vụ cho đời sống hàng ngày,
chủ yếu để chế biến các loại nông cụ. Bình quân các HGĐ khai thác song mây từ 7 - 8 lần với tổng lượng khai thác khoảng 14 - 15 cây mỗi năm.
Tình trạng săn bắt ĐVHD đã giảm đáng kể từ khi Nhà nước có chỉ thị thu hồi các loại súng săn, súng tự chế. Hơn nữa, hiện nay các loài động vật rừng còn lại trong khu vực rừng phòng hộ Tuần Giáp không còn nhiều, đặc biệt là các loài thú lớn hầu như không còn được bắt gặp. Kết quả phỏng vấn HGĐ về tình hình săn bắt ĐVHD tại khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả phỏng vấn các HGĐ về tình hình săn bắn ĐVHD Bản Nhóm Số hộ điều tra Số hộ có săn bắt động vật Loại động vật thường bị săn bắt Mục đích săn bắt Để ăn Để bán Phì Cứ I 5 0 II 5 3 Sóc, dúi, gà rừng, chuột núi, chim
X
Phiêng Hoa
I 5 1 Sóc, dúi, gà rừng, chuột núi, chim
X
II 5 2 Sóc, dúi, gà rừng, chuột núi, chim
X Phiêng
Hin
I 5 0
II 5 1 Sóc, chuột, gà rừng X
Ghi chú: Hộ nhóm I gồm các HGĐ tham gia khoán BVR; hộ nhóm II gồm các HGĐ không tham gia khoán BVR.
Từ số liệu tại bảng 4.7 cho thấy 5/5 HGĐ thuộc nhóm I được phỏng vấn tại các bản Phì Cứ và Phiêng Hoa trả lời rằng họ không có hoạt động săn bắt ĐVHD, 3/5 HGĐ thuộc nhóm II Phì cứ, 1/5 HGĐ nhóm I và 2/5 HGĐ nhóm II ở Phiêng Hoa và 1/5 HGĐ ở Phiêng Hin trả lời có hoạt động săn bắt ĐVHD. Các loại động vật bị họ săn bắt chủ yếu là sóc, dúi, gà rừng, chuột núi và các loại chim hoang dã với mục đích làm thức ăn trong gia đình.
Kết quả phỏng vấn các HGĐ cũng cho thấy, tại các bản Phì Cứ và Phiêng Hoa đại diện cho nhóm dân tộc Mông có tỷ lệ người tham gia hoạt động săn bắt ĐVHD cao hơn đáng kể so với tại bản Phiêng Hin, đại diện cho nhóm người dân tốc Thái.
Hiện nay, mặc dù việc quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng, số lượng động vật hoang dã còn ít và ở sâu trong rừng nên việc săn bắn ở đây đã hạn chế rất nhiều so với trước, tuy nhiên trên thực tế thì việc săn bắt của người dân vẫn diễn ra do giá trị thú rừng ngày một cao (dúi giá khoảng 250.000 đ/kg, rắn khoảng 300.000 đ/kg, lợn rừng 200.000 đ/kg, gà rừng 500.000/con...). Tại mỗi bản vẫn có một số thợ săn chưa bỏ nghề, đặc biệt là đồng bào người Mông thường xuyên vào rừng săn bắt bằng hình thức đặt các loại bẫy tự chế.