Xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại KBTTN Hữu Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72 - 123)

3.3.1 .Thực vật

4.2. Giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại KBTTN Hữu Liên

4.2.3. xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại KBTTN Hữu Liên

Trên cơ sở xác định các nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng thực vật tại KBTTN Hữu Liên tác giả đề xuất một số nhĩm giải pháp cho cơng tác bảo tồn đa dạng tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn nhƣ sau:

4.2.3.1. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng

* Bảo vệ rừng:

- Khu bảo tồn phải đƣợc đầu tƣ hồn thiện về hệ thống mốc ranh giới Khu bảo tồn với vùng đệm, mốc ranh giới giữa các phân khu chức năng; xây dựng hệ thống bảng nội quy, bảng tuyên truyền của Khu bảo tồn với các nội dung rõ ràng.

- Lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng của Khu bảo tồn cần phải đƣợc đầu tƣ trang bị về mọi mặt nhƣ: Trạm bảo vệ rừng cần đƣợc xây dựng làm nơi làm việc và nơi sinh hoạt cho lực lƣợng này; cơng cụ, phƣơng tiện hỗ trợ tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR cần đƣợc trang bị…

- Trong Khu bảo tồn cần xây dựng quy chế quản lý bảo vệ rừng riêng cĩ tính chất đặc thù về bảo tồn đa dạng sinh học (nhƣng khơng đƣợc trái với các quy định của pháp luật hiện hành). Bản quy chế này cần đƣợc các bên liên quan nhƣ: Khu bảo tồn; Đảng ủy, Chính quyền cấp huyện, xã; các cơ quan chức năng Kiểm lâm, cơng an; cộng đồng địa phƣơng nghiêm túc thực hiện.

- Bảo vệ rừng gắn với cộng đồng bản địa, thực hiện cơng tác giao khốn bảo vệ rừng cho các hộ gia đình sống giáp ranh với Khu bảo tồn. Tập

trung ƣu tiên cho các hộ gia đình cĩ đủ năng lực, tâm huyết với rừng. Các hộ gia đình nhận khốn cần tập hợp lại thành các tổ nhận khốn cĩ quy chế hoạt động và chịu sự quản lý của cán bộ phụ trách địa bàn rừng của Ban quản lý Khu bảo tồn.

* Phục hồi và phát triển rừng

Do Khu bảo tồn rừng núi đá chiếm tỷ lệ lớn trên 90% tổng diện tích do đĩ giải pháp phục hồi và phát triển rừng chỉ nên tập trung vào biện pháp khoanh nuơi xúc tiến tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính.

4.2.3.2. Giải pháp về các cơ chế chính sách

* Đất đai

- Quản lý sử dụng đất đúng mục đích. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái việc mở các tuyến đƣờng tuần tra, nhà dừng nghỉ tuân thủ theo Quyết định 24/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

- Tiến hành giải quyết dứt điểm các lán trại của ngƣời dân địa phƣơng cịn tồn tại trong các lân lũng của Khu bảo tồn; giao đất lâm nghiệp thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn cho cộng đồng địa phƣơng (thơn, bản), hộ gia đình quản lý sử dụng lâu dài hiệu quả.

* Sử dụng tài nguyên, chia sẻ lợi ích

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ mơi trƣờng rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn nhƣ: Kêu gọi các nhà đầu tƣ xây dựng các khu nghỉ dƣỡng, tổ chức các tua du lịch thám hiểm rừng già, trải nghiệm làm bảo vệ rừng... Các nguồn tài nguyên phải đƣợc điều tra đánh giá về trữ lƣợng cũng nhƣ khả năng tái sinh.

Những loại tài nguyên lâm sản ngồi gỗ (quả, củ, lá) đƣợc phép khai thác, sử dụng vào thời điểm nhất định trong năm cho các hộ gia đình nhận khốn.

Những lâm sản ngồi gỗ này là những lâm sản ngồi gỗ gắn với sinh hoạt trong cuộc sống nhƣ: Lá dong, Ngĩt rừng, Bị khai, một số lá dùng làm thuốc…

* Phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm

- Nguyên nhân chính của việc suy thối tài nguyên thực vật rừng trong

Khu bảo tồn chính là do kinh tế của ngƣời dân quá khĩ khăn. Trong những năm qua phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc Đảng nhà nƣớc quan tâm nhƣng hầu hết việc phát triển kinh tế xã hội vùng đệm của chính quyền đại phƣơng chƣa gắn với quy hoạch kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Sự khơng gắn kết này luơn làm cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mâu thuẫn với bảo tồn đa dạng sinh học. Do đĩ trong các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải gắn với kế hoạch, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

- Cần quan tâm phục hồi, phát triển các ngành nghề truyền thống, các phong tục tập quán sinh hoạt đậm chất văn hĩa của địa phƣơng nhƣ: Truyền thống canh tác nơng nghiệp sạch, hát chèo cổ, lễ hội tâm linh, bản nhà sàn truyền thống, ẩm thực địa phƣơng. Tất cả các loại hình, sản phảm trên cần đƣợc phát huy, tổ chức thành sản phẩm phục vụ cho du lịch cộng đồng, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập dẫn đến giảm áp lực cho tài nguyên đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

- Việc thực hiện Quyết định 24/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 nên theo hƣớng mở cho phép đầu tƣ nhiều nội dung trong việc hỗ trợ cộng đồng dân cƣ vùng đệm nhƣ: Hỗ trợ khơi phục, phát triển ngành nghề, lễ hội truyền thống…

4.2.3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thực vật

- Với đặc điểm dân cƣ sinh sống tại khu vực là đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức về giá trị của tài nguyên thiên nhiên nĩi chung, tài nguyên thực vật nĩi riêng cịn rất hạn chế dẫn đến khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài

nguyên thực vật. Với vai trị chính thực hiện nhiệm vụ bảo tồn Ban quản lý Khu bảo tồn cần triển khai các chƣơng trình truyền thơng nâng cao hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học. Nội dung và hình thức tuyên truyền cần đƣợc đổi mới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng giáo dục trong nhà trƣờng bằng các tiết học.

4.2.3.4. Giải pháp khoa học cơng nghệ

- Xây dựng và quản lý trang Web của Khu bảo tồn để quảng bá thơng tin về giá trị đa dạng sinh học của Khu bảo tồn nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của tồn xã hội, cũng nhƣ thu hút đầu tƣ của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nƣớc.

- Xây dựng vƣờn thực vật, ứng dụng cơng nghệ gen, cơng nhệ tế bào, nuơi cấy mơ trong việc tạo và nhân giống các lồi thực vật nguy cấp quý hiếm của Khu bảo tồn.

- Trong cơng tác quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cần ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo cháy rừng, hệ thống thơng tin liên lạc hiện đại.

- Với lồi Hồng đàn và cây quý hiếm áp dụng kỹ thuật: + Nghiên cứu thu hái hạt và tạo cây giống từ hạt.

+ Thử nghiệm nhân giống từ hom đối với các lồi khĩ thu hái đƣợc hạt giống.

4.2.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cƣờng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực về chuyên mơn nghiệp vụ về lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn; bồi dƣỡng về kiến thức dịch vụ du lịch cho cán bộ Khu bảo tồn và ngƣời dân địa phƣơng.

- Cĩ các ƣu tiên cho ngƣời cĩ trình độ cao về cơng tác tại Khu bảo tồn, cũng nhƣ tạo mọi điều kiện cho cán bộ của Khu bảo tồn tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ.

4.2.3.6. Giải pháp bảo tồn

- Tiến hành điều tra xác định chi tiết những khu vực, vùng sinh cảnh cĩ các lồi quý hiếm, khoanh các khu vực đĩ bảo vệ nghiêm ngặt. Tiến hành lập các dự án nghiên cứu từng lồi cây để nắm bắt đƣợc thực trạng tồn tại của chúng.

- Trên cơ sở nhân giống thành cơng tại vƣờn thực vật đƣa các lồi quý hiếm trồng lại khu vực rừng trƣớc đây chúng từng phân bố để giữ nguồn gen cho tƣơng lai và bảo tồn đƣợc tính đa dạng sinh học hiện cĩ, ƣu tiên trồng lại các lồi quý hiếm.

- Hỗ trợ kỹ thuật và đƣa cây quý hiếm về tận hộ gia đình để trồng. - Mở rộng mơ hình “Bảo tồn lồi quý hiếm” cĩ sự tham gia của ngƣời dân. - Xây dựng mơ hình trồng các lồi cây thuốc quý dƣới tán rừng ở các xã vùng đệm để giảm sức ép đối với rừng tự nhiên của KBT.

* Đối với lồi Hồng đàn cần:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt các cá thể tự nhiên cịn sĩt lại. Xây dựng phƣơng pháp thật cụ thể nhƣ: Định vị tọa độ, thƣờng xuyên tuần tra bảo vệ, thiết lập hệ thống giám sát tự động...

+ Nghiên cứu theo dõi vật hậu, sinh trƣởng. Thu hái hạt giống để phục vụ bảo tồn chuyển chỗ.

+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt trong khu vực.

+ Nghiên cứu áp dựng cơng nghệ sinh học trong bảo tồn lồi (nuơi cấy mơ, hom...).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Kết quả nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên ghi nhận đƣợc đƣợc 842 lồi, 558 chi, 162 họ, của 5 ngành thực vật bậc cao cĩ mạch. Đa dạng mức độ ngành: Trong 5 ngành thực vật bậc cao cĩ mạch thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất, với 804 lồi, 532 chi, 142 họ, chiếm tỷ lệ tƣơng ứng là 95,48%, 95,34% và 87,65% của cả hệ. Các ngành cịn lại là Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) với tỷ trọng 3,21% số lồi; 3,05% số chi và 7,41% số họ. Ngành Thơng (Pinophyta) cĩ tỷ trọng thấp hơn với 0,83% số lồi; 1,07% số chi và 3,09% số họ. Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) chỉ chiếm 0,36% số lồi; 0,36% số chi và 1,23% số họ.

- Hệ thực vật ở Hữu Liên cĩ chỉ số họ là 2,4, chỉ số đa dạng chi là 1,4, nhƣ vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này cĩ từ 1 đến 2 lồi. Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) trung bình mỗi chi cĩ 1 đến 2 lồi, mỗi họ cĩ gần 6 lồi là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số. Tiếp theo là Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) mỗi chi trung bình cĩ 1 đến 2 lồi và trung bình mỗi họ cĩ hơn 2 lồi; ngay sau đĩ là Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) mỗi chi cĩ 1 đến 2 lồi và mỗi họ cĩ 1 đến 2 lồi. Ngành tháp bút và Ngành Thơng (Pinophyta) là ngành cĩ chỉ số thấp. Tỷ trọng giữa hai lớp trong ngành Mộc lan (Magnoliopsida): Hệ thực vật KBTTN Hữu Liên cĩ tỷ trọng của lớp Mộc lan (Magnoliopsida) so với lớp Hành (Liliopsida) luơn cao hơn 4, thậm chí đạt đến 4,96. Điều đĩ cho thấy hệ thực vật nơi đây mang tính chất nhiệt đới.

- Mƣời họ đa dạng nhất (chiếm 6,17% tổng số họ) cĩ 294 lồi (chiếm

34,92% số lồi của cả hệ), cĩ 176 chi (chiếm 31,53% tổng số chi trong tồn hệ) và ít nhất mỗi họ cũng cĩ 16 lồi trở lên. Mƣời chi đa dạng nhất (chiếm 1,79% tổng số chi của hệ), cĩ 83 lồi (chiếm 9,86% tổng số lồi của tồn hệ) với số lồi ít nhất trong mỗi chi là từ 5 lồi trở lên.

- Phổ dạng sống cho hệ thực vật KBTTN Hữu Liên:

SB = 74,94% Ph + 4,04% Ch + 5,11% Hm + 7,36% Cr + 8,55% Th

Nhĩm cây chồi trên (Ph) cĩ ƣu thế hơn hẳn các nhĩm cây khác. Chứng tỏ thực vật KBTTN Hữu Liên mang tính chất nhiệt đới.

- Đa dạng về giá trị bảo tồn: Trong 842 lồi đã thống kê đƣợc 28 cây bị

đe dọa, trong đĩ: 23 lồi trong sách đỏ Việt Nam (2007); 11 lồi trong Danh lục đỏ IUCN (2016); 11 lồi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Nghiên cứu đã xác định đƣợc trong KBT cịn 7 các thể Hồng đàn tự nhiên và 86 cá thể đƣợc trồng trong các hộ gia đình và Trạm Kiểm lâm. Đây là nguồn gen quý cần tiếp tục đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt (với cây tự nhiên) và tiếp tục nhân giống hom, hạt để tạo cây con phục vụ bảo tồn và phát triển.

2. Tồn tại

- Do bản thân là một nhà quản lý khơng cĩ chuyên mơn sâu về phân loại thực vật, nên mặc dù đã cĩ sự cố gắng cao và sự hỗ trợ của các chuyên gia xong khơng tránh khỏi đƣợc các thiếu sĩt về điều tra phát hiện lồi, định danh…

- Địa bàn núi đá hiểm trở, thời gian nghiên cứu ngắn nên nhiều lồi chƣa thu đủ các bộ phận để phục vụ cho việc giám định lồi.

- Trong KBT cĩ nhiều lồi quý hiếm cĩ giá trị về kinh tế và bảo tồn nhƣng nghiên cứu mới tập trung vào lồi Hồng đàn là lồi đang bị đe dọa cao nhất tại KBT.

3. Khuyến nghị

Mặc dù qua nghiên cứu trong đợt này tác giả đã bổ sung thêm 66 lồi mới cho danh lục thực vật bậc cao của KBTTN Hữu Liên. Nhƣng cĩ thể khẳng định đa dạng thực vật bậc cao cĩ mạch của KBTTN Hữu Liên nếu đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng tính đa dạng biết đến sẽ cịn cao hơn rất nhiều.

- Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, xây dựng danh lục các lồi đặc hữu KBTTN Hữu Liên.

- Cần phải xây dựng phƣơng án nghiên cứu bảo tồn, phát triển các lồi quý hiếm của KBTTN Hữu Liên .

- Đầu tƣ phát triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phƣơng vùng đệm Khu bảo tồn để giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tài nguyên thực vật KBTTN Hữu Liên.

- Cần tiếp tục thu các bộ phận mẫu hoa, quả, hạt các lồi để phục vụ giám định mẫu.

- Mời các chuyên gia sâu về từng họ, nhĩm họ thực vật tham gia điều tra tỷ mỷ để phát hiện bổ sung lồi cho KBT.

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lồi Hồng đàn để xây dựng bản hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống lồi phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Viện Khoa học và cơng nghệ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ, Phần thực Vật. Nxb Khoa học tự nhiên & Cơng nghệ, Hà Nội.

2. Bộ NN & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội. 3. Bộ lâm nghiệp (1992), Quyết định phê chuẩn luận chứng kinh tế kỹ thuật

Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.

4. Nguyễn Tiến Bân (1999), Cẩm nang nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

5. NguyễnTiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ Thực vật

hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khơi, vũ Xuân Phƣơng & cộng sự (2002 - 2009), Nghiên cứu điều tra đánh giá và tăng cường tính đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài các giai đoạn từ 2001 đến 2009, Vĩnh Phúc.

7. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cộng sự (2003 – 2005), Danh lục các lồi thực vật Việt Nam, tập 2,3, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

8. FAO (2001), Resource assessment of non-wood.

9. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thanh Hà, Phạm Thành Trang, Nguyễn Trọng Thuần (2009), Báo cáo chuyên đề tài nguyên thực vật khu rừng Hữu Liên – Lạng Sơn.

10. Luận chứng kinh tế kỹ thuật dự án Rừng đặc dụng Hữu Liên (1992), QĐ

410/LNQĐ, ngày 18/9/1992 về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn.

11. Vũ Văn Chi và Trần Hợp (1999), Cây cỏ cĩ ích ở Việt Nam (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Hồng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam tập 1, tập 2, tập 3, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

13. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản Nơng

Nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Huy (2000), Bài giảng bảo tồn tài nguyên thực vật, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Ngọc Hải (2002), Đánh giá vai trị của Lâm sản ngồi gỗ ở vùng đệm Vườn Quốc Gia, Hà Nội.

16. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Giáo trình

Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

17. Phạm Hồng Hộ (1970-1972), Cây cỏ miền nam Việt Nam, Sài Gịn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)