Hiện trạng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 43 - 45)

Chƣơng I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.7. Hiện trạng tài nguyên rừng

a. Hệ thực vật rừng

Là tỉnh ở vùng bán sơn địa tiếp giáp với vùng núi và trung du Bắc bộ, do ảnh hƣởng của yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên thực vật rừng Vĩnh Phúc mang đặc trƣng của thực vật đặc hữu khu hệ Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam. Qua kết quả điều tra nghiên cứu chƣa đầy đủ của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện đƣợc 1.247 loài, thuộc 645 chi, 169 họ thực vật, phân bố trong 5 ngành thực vật nhƣ sau:

Bảng 3.1. Thành phần thực vật bậc cao phân theo các ngành, họ, chi

Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Tổng số 169 645 1247 1. Ngành Tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 2. Ngành Thông đất Lycopodiophyta) 2 3 15 3. Ngành Dƣơng xỉ (Polycodiophyta) 24 37 62 4. Ngành Hạt trần (Pinophyta) 8 11 17 5. Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) - Lớp hai lá mầm - Lớp 1 lá mầm 134 107 27 593 465 128 1152 895 257

Số liệu trên phản ảnh sự phong phú, đa dạng về số loài, số chi và số họ thực vật rừng ở Vĩnh Phúc. Căn cứ Sách đỏ thực vật Việt Nam (2007) và tình hình thực tế một số lồi đang bị nguy cấp ở VQG Tam Đảo, đã phát hiện đƣợc 83 loài thực vật nguy cấp, phân bố ở các đai độ cao khác nhau, trong đó những lồi chỉ cịn số lƣợng ít nhƣ kim tuyến (Anvectochitus setaceu), vù hƣơng (Cinnamomum balanseae), kim giao (Podocarpus fleuryi), dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), trầm hƣơng (Aquinaria crassa),... Đây là những lồi có giá trị đặc biệt cần quan tâm nghiên cứu bảo tồn.

b. Hệ động vật rừng

Những kết quả nghiên cứu trƣớc đây và theo báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn Quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010 - 2020. Thành phần động vật rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có số lƣợng lồi nhƣ sau:

Bảng 3.2. Thành phần động vật rừng ở Vĩnh Phúc Lớp Số bộ Số họ Số chi Loài Tổng 42 165 797 1188 Thú 7 25 93 70 Chim 17 53 332 248 Bò sát 2 18 136 132 Ếch nhái 3 8 62 62 Côn trùng 9 57 490 651 Cá 3 7 23 25

Kết quả điều tra mới (2010) phát hiện thêm 111 lồi, trong đó có 23 lồi thú, 84 lồi chim và 4 lồi bị sát tại VQG Tam Đảo. Tuy nhiên, số liệu vẫn chƣa thống kê đầy đủ đối với các lồi chim trú đơng, lồi thú và các lồi cá ni.

Trong các lồi đã thống kê trên, có tới 64 lồi q hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Hệ động vật có nhiều lồi đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007),

nhƣ: Vƣợn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus); Voọc má trắng (Trachypithecus f.Francoisi); Báo hoa mai (Panthera pardus); Gấu, Cầy, Gà lơi; Hồng hồng (Buceros bicornis); Rắn hổ mang, Rùa, Cá cóc...

c. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ

Kết quả khảo sát ở các loài thực vật rừng, nhóm cây làm thuốc 371 loài (chiếm 25% tổng số lồi), cây bóng mát 318 lồi (23%), cây làm rau ăn 151 loài (10,9%), cây lấy quả 39 loài (2,8%), cây cho vật liệu đan 39 loài (2,8%), cây cho nhựa mủ 26 loài (1,9%), cây cho tinh dầu 26 loài (1,9%), cây cho ta nanh 25 loài (1,8%), cây cho sợi, dây buộc 29 loài (2,1%), cây làm phân xanh 25 loài (1,8%), cây lấy lá lợp nhà 16 loài (1,6%), cây cho màu nhuộm 14 loài (1,0%), lấy củ 11 loài (0,8%).

Ngoài sự đa dạng và phong phú về tổ thành các thực vật thân gỗ, rừng Vĩnh Phúc cịn có một số loại lâm sản khác ngoài gỗ nhƣ: song, mây, các loài cây đặc sản (cọ, tre luồng, nứa, giang), cây dƣợc liệu, cây cảnh... phục vụ đời sống nhân dân, là nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này chƣa bền vững và chƣa mang lại giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)